Đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn tại công ty cổ phần nagakawa việt nam (Trang 84 - 87)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2. Đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng tới cơ cấu vốn và cơ cấu

3.2.1. Đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng

Ta có phƣơng trình hồi quy các nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn tại Nagakawa Việt Nam hoàn thiện (sau khi xử lý các khuyết tật mô hình gốc):

DE = 2.55700896154 - 5.01553744848*ROA - 0.510468897919*PAY + 5.09831718412*TAX - 1.62272503662*INT - 0.681496057198*TSCD

Theo kết quả mô hình hồi quy (xem bảng 3.7): Chỉ số R-squared là 0.8216 thể hiện các nhân tố trong mô hình đã giải thích đƣợc 82.16% sự thay đổi của DE khi các biến thay đổi. Các giá trị P-Value đều nhỏ hơn 0.05 (tức là 5%), đồng thời qua các phép kiểm định F, BG, Wald… (xem mục 3.1.6) ở trên đã cho thấy tính phù hợp của các biến đối với mô hình. Do đó, có thể kết luận các nhân tố ảnh hƣởng chính tới cơ cấu vốn tại công ty cổ phần Nagakawa Việt Nam khi xây dựng cơ cấu vốn là ROA, PAY, TAX, I, TSCD.

Trên thực tế với đặc thù hoạt động kinh doanh của Nagakawa Việt Nam là nhập khẩu linh phụ kiện, lắp ráp ra thành phẩm. Song song với nhập khẩu thƣơng mại nguyên chiếc các thành phẩm điện lạnh, điện gia dụng. Theo đó, nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm nhiều đến các nhân tố sau:

+ Thứ nhất, nguồn vốn cần tài trợ chủ yếu là vốn ngắn hạn, sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo chu kỳ kinh doanh ngắn hạn, nên khả năng thanh khoản ngắn hạn để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh vận hành liên tục, chủ động là vô cùng quan trọng, đây là nhân tố bắt buộc phải cân nhắc, tính đến khi quyết định cơ cấu vốn sử dụng trong từng chu kỳ kinh doanh. Điều này cho thấy biến PAY thể hiện khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp trong mô hình phù hợp với thực tế doanh nghiệp.

+ Thứ hai, hiệu quả hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản cho biết doanh nghiệp đang kinh doanh hiệu quả ở mức nào, có đạt kỳ vọng kế hoạch không, qua đó nhà quản trị đánh giá nguyên nhân, thực trang kết quả kinh doanh để xác định chiến lƣợc kinh doanh trong chu kỳ tiếp theo nhƣ: Nhà quản trị có thể cân đối giảm sử dụng nợ, để cắt giảm các chi phí liên quan, quản trị các dòng tiền, hàng tồn kho… tốt hơn; Hoặc nhà quản trị có thể kỳ vọng vào một kết quả tốt hơn nữa, từ đó sẽ tăng sử dụng nợ, mở rộng quy mô

về doanh thu bán hàng, tăng lợi thế về quy mô doanh nghiệp. Tất cả các chiến lƣợc, cơ cấu vốn mà nhà quản trị sử dụng nhằm kiểm soát các chi phí hiệu quả, tăng doanh thu tối ƣu nhất, từ đó tối đa hóa lợi ích của các cổ động. Điều này cho thấy biến ROA thể hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong mô hình phù hợp với thực tế doanh nghiệp.

+ Thứ ba, tỷ lệ thuế thực tế mà doanh nghiệp phải nộp trong từng chu kỳ kinh doanh, đây là nhân tố mà nhà quản trị rất quan tâm, tỷ lệ này cho biết doanh nghiệp đang đƣợc hƣởng lợi bao nhiêu phần trăm từ lá chắn thuế, mà bản chất sinh ra từ nợ vay. Qua đó cho biết cơ cấu vốn mà doanh nghiệp đang áp dụng đã hiệu quả chƣa, và hiệu quả tiết kiệm đƣợc bao nhiêu chi phí từ lá chắn thuế… đồng thời cũng sẽ cho biết kỳ kế hoạch tiếp theo doanh nghiệp nên tăng hay giảm nợ trong cơ cấu vốn. Điều này cho thấy biến TAX thể hiện tỷ lệ thuế thực tế phải nộp của doanh nghiệp trong mô hình phù hợp với thực tế doanh nghiệp.

+ Thứ tư, Vấn đề lãi suất tiền vay (trong phạm vi vị thế xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp, hạn mức tín dụng đƣợc phép sử dụng của doanh nghiệp..) ảnh hƣởng không nhỏ đến quyết định sử dụng sử dụng nợ nhiều hay ít trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Nợ vay mang lại khoản lợi về chi phí lãi vay, tạo ra lá chắn thuế. Tuy nhiên, nếu cơ cấu vốn không hợp lý nhƣ: Nếu sử dụng quá nhiều nợ, trong khi thực tế quản trị vốn và sử dụng không hiệu quả, có thể gặp rủi ro mất thanh khoản và phá sản; Nếu sử dụng quá ít nợ, tỷ lệ DE không đạt tiệm cận cơ cấu vốn tối ƣu, đồng nghĩa doanh nghiệp chƣa quản trị chi phí, tài chính tốt. Doanh nghiệp ít sử dụng đòn bẩy, sẽ kìm hãm tốc độ tăng trƣởng, về lâu dài có thể tụt xa so với ngành… và vẫn có thể gặp khó khắn về cạnh tranh, phát triển trong dài hạn. Điều này cho thấy biến I thể hiện tỷ lệ lãi suất tiền vay của doanh nghiệp trong mô hình phù hợp với thực tế quan tâm của doanh nghiệp.

+ Thứ năm, Vấn đề tài sản cố định hữu hình trong từng giai đoạn, thời kỳ phát triển kinh doanh ảnh hƣởng trực tiếp tới quyết định sử dụng nợ từng thời kỳ, nhằm đảm bảo vận hành tối đa hiệu quả công suất các máy móc, trang thiết bị, qua đó hạn chế các chi phí lãng phí,… hiệu quả kinh doanh đƣợc cải thiện.

Kết quả mô hình hồi quy xác định các nhân tố ảnh hƣởng chính tới cơ cấu vốn của Nagakawa Việt Nam, phù hợp với thực tế mức độ quan tâm của doanh nghiệp với các nhân tố khi quyết định sử dụng một cơ cấu vốn từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn tại công ty cổ phần nagakawa việt nam (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)