một số chƣơng trình, dự án.
Hà Giang là một tỉnh có nhiều xã thuộc vùng núi cao, biên giới, đông đồng bào các dân tộc. Trong điều kiện đó hoạt động ngân hàng ở đây cũng có những đặc thù và có một số khó khăn riêng.
Thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của một địa phƣơng miền núi cao, có nhiều huyện thuộc vùng biên giới, tỉnh Hà Giang đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống còn 12% vào đầu năm 2005; trong đó tập trung xóa đói giảm nghèo cho 7.000 hộ ở các huyện khó khăn, bao gồm: Mèo Vạc 2.400 hộ, Xín Mần 1.300 hộ và Quản Bạ 1.200 hộ [35]. Các huyện, thành phố khác giảm 1/3 số hộ đói nghèo hiện nay. Cùng với việc xóa đói giảm nghèo, tỉnh đặt mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao đời sống cho khoảng 10.000 hộ mới thoát nghèo, nhằm bảo đảm cho đời sống gia đình họ khá hơn hiện nay, cũng nhƣ thoát nghèo một cách vững chắc.
Giải pháp quan trọng nhất đƣợc tỉnh Hà Giang thực hiện là: "cho cần câu hơn cho xâu cá", tức là hỗ trợ vốn, giống và kiến thức làm ăn cho các hộ đồng bào dân tộc nâng cao năng lực sản xuất, làm quen với việc tính toán hiệu quả đồng vốn và sử dụng đồng vốn, vƣơn lên thoát khỏi nghèo đói thực sự. Do đó, ngoài các chính sách của Trung ƣơng, địa phƣơng đã có những chính sách hỗ trợ đồng bào vùng cao núi đá có đƣợc: con bò, bể nƣớc, mái nhà qua các chƣơng trình cụ thể:
- Chƣơng trình phát triển 1 vạn con trâu, bò hàng hóa, hỗ trợ 50% lãi suất cho các hộ vay với mức vay không quá 10 triệu đồng/hộ; đầu tƣ phát triển 2 vạn con dê, mức vay 1 triệu đồng/hộ, tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm 2003 - 2004 [56].
- Chƣơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn: trong đó, tập trung kéo điện đến nhà cho 1 vạn hộ dân; đảy mạnh phát triển mạng lƣới giao thông nông thôn, xây dựng 100 km đƣờng ô tô bê tông liên huyện, liên xã.
- Chƣơng trình hỗ trợ 5.000 - 7.000 hộ về nhà ở, trong đó cấp tấm lợp cho 3.000 - 5.000 hộ, hỗ trợ xi măng cho 1.500 hộ với mức 2 tấn xi măng/hộ; hỗ trợ 5 triệu đồng bằng vật liệu cho 500 hộ làm nhà ở thuộc diện hạ sơn, xuống núi định cƣ và đối tƣợng chính sách [56].
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho thực hiện chƣơng trình xóa đói giảm nghèo và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng kinh tế trong điều kiện địa bàn rộng, giao thông cách trở, thƣờng xuyên sạt sở trong mùa mƣa, trình độ mọi mặt của đồng bào dân tộc còn thấp. Các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chủ động, linh hoạt để mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn ở địa phƣơng.