- Tài nguyên nước: Tài nguyên nƣớc bị hạn chế, cả huyện chỉ có 01 con sông Nho quế chảy qua nhƣng chạy dọc theo biên giới Việt Trung, hệ
Huyện Đồng Văn năm
4.2.5. Đối với ngƣời nghèo, các hộ đói, nghèo
- Ngƣời nghèo tự có ý thức đƣợc trách nhiệm của mình đối với cộng đồng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo; bản thân hộ nghèo phải có ý thức, quyết tâm vƣơn lên thoát nghèo không chỉ là cho chính mình mà còn vì trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Tự giác tham gia các chƣơng trình, dự án xóa đói, giảm nghèo để cùng cộng đồng thoát khỏi cảnh đói nghèo. Mặt khác, ngƣời nghèo không chỉ trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nƣớc mà còn huy động hết nội lực của mình để đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống và thoát khỏi nghèo đói.
Bản thân ngƣời nghèo phải có ý thức học hỏi kinh nghiệm làm ăn thông qua các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, các mô hình xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả để vận dụng vào phát triển sản xuất cho phù hợp với điều kiện của hộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho chính bản thân mình.
- Ngƣời nghèo cần phải ý thức đƣợc rằng nghèo đói không phải do số phận định đoạt, mà chính là do mình và gia đình chƣa biết cách làm kinh tế có hiệu quả; do đó phải tích cực học hỏi, thay đổi cách nghĩ, tâm lý, tập quán sản xuất theo kiểu tự cung, tự cấp sang sản xuất, kinh doanh hàng hóa phù hợp với điều kiện của mình để nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập thỡ mới thoát đƣợc cảnh đói, nghèo.
- Ngƣời nghèo phải nhận thức đƣợc rằng, họ lâm vào tình cảnh đói nghèo một phần là do những hủ tục, tập quán lạc hậu, cổ hủ ở cộng đồng mình gây nên nhƣ: tệ nạn cúng bái thƣờng xuyên và kéo dài, tảo hôn, kết hôn cận
huyết thống, uống rƣợu triền miên... Bên cạnh đó họ lại ít đƣợc tiếp cận các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình nên dẫn tới các gia đình thƣờng đông con, nhiều ngƣời ăn theo nhƣng thiếu ngƣời làm. Do đó, sự đói nghèo của họ là tất yếu.
Mặt khác, mỗi một dân tộc có những đặc điểm, những phong tục, tập quán, thói quen riêng có của mình. Tâm lý tự ty, cam chịu cảnh sống khó khăn, nghèo đói, không muốn vƣợt chính bản thân mình để cải thiện cuộc sống. Các phong tục tập quán này đã làm cho ngƣời nghèo đã nghèo lại còn nghèo thêm.
Chính vì vậy, bản thân ngƣời nghèo phải quyết tâm tự xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu, tích cực phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, mới có thể vƣợt qua cảnh đói nghèo.
Kiến nghị, đề xuất với Nhà nƣớc cấp tỉnh và Trung ƣơng
* Kiến nghị, đề xuất với tỉnh Hà Giang
- Đề nghị UBND tỉnh Hà giang hàng năm tập trung các nguồn lực cho công tác XĐGN tỉnh Hà Giang trong việc bố trí kế hoạch hàng năm cho các chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo (về thời gian, nguồn vốn, phân cấp)
* Kiến nghị, đề xuất với Trung ương
- Tiếp tục triển khai các chính sách, chƣơng trình mục tiêu quốc gia về XĐGN, đặc biệt là chƣơng trình Nghị quyết 30a về giảm nghèo nhanh, bền vững đối với 62 huyện nghèo nhất cả nƣớc.
- Tập trung đầu tƣ kinh phí để rà phá vật cản (bom, mìn) khu vực biên giới để tăng quỹ đất sản xuất, đặc biệt là rà phá vật cản đối với phần đất quy thuộc về phía Việt Nam sau phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt - Trung.
- Kéo dài thời gian thực hiện “Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng 4 huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang giai đoạn 2008- 2015” đến năm 2020, trong đó chú trọng hỗ trợ phục hồi, tái sinh rừng, bảo vệ rừng phòng hộ.
- Ký kết hợp tác xuất khẩu lao động với nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa để nhân dân đi lao động sang Trung Quốc đƣợc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp
KẾT LUẬN
Đói nghèo là một hiện tƣợng xã hội có tính lịch sử và phổ biến trên thế giới hiện nay. Ở khu vực nào, quốc gia nào cũng có tình trạng nghèo đói, đó là một trong những trở ngại, thách thức đối với sự phát triển của thế giới đƣơng đại.
Xóa đói, giảm nghèo ở nƣớc ta vẫn đang là vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc đƣợc Đảng, Nhà nƣớc ta hết sức quan tâm và coi XĐGN toàn diện, bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nƣớc theo định hƣớng XHCN.
Trong những năm qua, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã triển khai có hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo với việc ban hành các Nghị quyết, Kế hoạch, chƣơng trình và tổ chức thực hiện các nội dung liên quan đến công tác XĐGN. Tuy nhiên, với điều kiện địa lý phức tạp, khí hậu diễn biến thất thƣờng, xuất phát điểm thấp, trình độ dân trí hạn chế, phƣơng thức canh tác còn lạc hậu và nhất là những diễn biến của tình hình an ninh nông thôn, an ninh biên giới đã ảnh hƣởng rất lớn đến công cuộc xóa đói, giảm nghèo của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Chính vì vậy, kết quả đạt đƣợc của huyện trong XĐ,GN vẫn còn hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo và tái nghèo còn tƣơng đối cao so với các huyện, thành phố trong tỉnh.
Từ thực tế của địa phƣơng, luận văn tập trung vào nghiên cứu những vấn đề về xóa đói, giảm nghèo với những nội dung đã đạt đƣợc sau đây:
- Phân tích cơ sở lý luận của hoạt động XĐ,GN đối với một địa phƣơng dân tộc miền núi.
- Phân tích kinh nghiệm XĐGN của một số huyện trong tỉnh và một số huyện của tỉnh Cao Bằng có những điều kiện kinh tế - xã hội tƣơng đồng với
huyện Đồng Văn để rút ra những bài học thiết thực cho địa phƣơng trong hoạt động XĐGN.
- Phân tích, đánh giá thực trạng XĐ,GN ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang từ năm 2008 đến nay để rút ra đƣợc những thành công, hạn chế và những nguyên dẫn đế những hạn chế của hoạt đông XĐ,GN trong giai đoạn trên.
- Trên cở sở lý luận và thực tiễn ở trên, luận văn đã đề xuất và phân tích những nhóm giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh và hoàn thiện hoạt động xóa đói, giảm nghèo ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Trong đó, bao gồm các nhóm giải pháp từ phía Đảng và Nhà nƣớc và các cấp chính quyền; nhóm giải pháp từ phía các tổ chức chính trị, xã hội; nhóm giải pháp từ phía bản thân ngƣời nghèo. Là một cán bộ đang công tác ở địa phƣơng,Tác giả của luận văn, hy vọng rằng, những giải pháp trên sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu quả xóa đói, giảm nghèo ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Do giới hạn về điều kiện công tác và năng lực nghiên cứu của bản thân, luận văn còn có nhiều hạn chế nhất định, Học viên trân trọng mong nhận đƣợc sự tham gia góp ý của các Thầy, Cô và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực trên.