Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo và nhân dân về công tác xóa đói, giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang (Trang 90 - 92)

- Tài nguyên nước: Tài nguyên nƣớc bị hạn chế, cả huyện chỉ có 01 con sông Nho quế chảy qua nhƣng chạy dọc theo biên giới Việt Trung, hệ

Huyện Đồng Văn năm

4.2.3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo và nhân dân về công tác xóa đói, giảm nghèo

các cấp lãnh đạo và nhân dân về công tác xóa đói, giảm nghèo

Để thực hiện có hiệu quả công tác XĐGN giai đoạn từ nay đến năm 2020, một trong những giải pháp quan trọng là phải tăng cƣờng công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp chính quyền, cán bộ, đảng viên và toàn xã hội trong công tác XĐGN.

Công tác tuyên truyền giáo dục trƣớc hết phải tạo ra sự thống nhất cao trong các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và toàn xã hội về các quan điểm, mục tiêu, phƣơng hƣớng nhiệm vụ, chƣơng trình XĐGN giai đoạn từ nay đến năm 2020. Từ sự thống nhất đó mà xác định, xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện những kế hoạch phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phƣơng.

Công tác tuyên truyền giáo dục phải làm cho bản thân ngƣời nghèo, hộ nghèo, hiểu rõ đƣợc nguyên nhân gây nghèo xuất phát từ các điều kiện kinh tế - xã hội, chứ không phải do số phận. Nghèo đói xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể: do thiếu kiến thức, điều kiện, phƣơng tiện làm ăn, do tập quán lạc hậu, do đông con, rủi ro trong sản xuất, đời sống… vì vậy, con ngƣời hoàn toàn có thể vƣợt qua đƣợc đói nghèo khi hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục nó. Từ nhận thức đúng sẽ giúp cho ngƣời nghèo có niềm tin vào cuộc sống, vào tƣơng lai, có ý chí, nghị lực vƣơn lên chiến thắng đói nghèo. Đây là điều có ý nghĩa quan trọng, vì nó chính là tiền đề và cơ sở để phát huy

tính chủ động, sáng tạo, tích cực của bản thân ngƣời nghèo trong phát triển sản xuất, kinh doanh để vƣợt qua đói nghèo.

Công tác tuyên truyền giáo dục phải làm cho cộng đồng xã hội thấy rõ mục đích, ý nghĩa thiết thực của việc XĐGN. Công tác đó không chỉ đơn thuần là công tác xã hội, từ thiện mà là góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, làm lành mạnh các quan hệ xã hội; phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; truyền thống đoàn kết, nhân ái…; tăng cƣờng giới thiệu những mô hình tốt, những điển hình hay, những điểm sáng …để từ đó khơi dậy tính tự giác và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn cộng đồng xã hội, làm cho phong trào XĐGN đạt hiệu quả ngày càng cao và bền vững.

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số để ngƣời dân biết và thực hiện nghiêm túc pháp luật của nhà nƣớc qui định; tạo cho đồng bào có nhận thức đúng đắn hơn về tranh chấp đất đai, tôn giáo tín ngƣỡng, quyền phụ nữ, quyền trẻ em... để sống tốt hơn và tránh bị kẻ xấu lôi kéo, kích động dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện đông ngƣời kéo dài tạo nên bạo động, biểu tình gây mất ổn định tình hình an ninh chính trị tại địa phƣơng.

Sắp xếp bộ máy tinh gọn, phù hợp với vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo qui định của Trung ƣơng đối với vùng đặc biệt khó khăn để đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho đồng bào; thực hiện tốt cơ chế một cửa, xóa bỏ các thủ tục rƣờm rà, phức tạp trong việc giải quyết các vụ việc để ngƣời dân tin tƣởng và mạnh dạn đến thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình, nhất là trong vay vốn để phát triển sản xuất; phân cấp, phân quyền hơn nữa cho các địa phƣơng để giải quyết nhanh nhất các yêu cầu của ngƣời dân.

Tăng cƣờng trợ giúp pháp lý lƣu động ở cộng đồng các dân tộc thiểu số, nâng cao hiệu quả sử dụng tủ sách pháp luật ở các xã, thị trấn, phát hành tờ rơi pháp luật bằng một số thứ chữ dân tộc nhằm giải đáp những thắc mắc

thƣờng gặp về hành chính, đất đai, lao động... sử dụng các hình thức thông tin đa dạng để đƣa pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là hộ nghèo, phát triển mạng lƣới cộng tác viên trợ giúp pháp lý đến các xã, thôn bản, đẩy mạnh hoạt động tƣ vấn pháp luật tại trụ sở, trong đó trú trọng đến việc bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho các đối tƣợng là ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời nghèo phạm tội hoặc là ngƣời có liên quan đến quyền và lợi ích liên quan trong các vụ án.

Hiệu quả công tác XĐGN sẽ đƣợc nhân lên nhiều lần khi công tác tuyên truyền giáo dục làm cho ngƣời nghèo hiểu rõ nguyên nhân của đói nghèo, có ý chí quyết tâm vƣơn lên và trong xã hội có nhiều tổ chức, cá nhân tự giác tham gia phong trào với tinh thần trách nhiệm cao trong cuộc chiến chống đói nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)