Thuận lợi, khó khăn đối với xóa đói, giảm nghèo ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang (Trang 48 - 51)

- Tài nguyên nước: Tài nguyên nƣớc bị hạn chế, cả huyện chỉ có 01 con sông Nho quế chảy qua nhƣng chạy dọc theo biên giới Việt Trung, hệ

Huyện Đồng Văn năm

3.1.4. Thuận lợi, khó khăn đối với xóa đói, giảm nghèo ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

3.1.4.1. Thuận lợi

Các chính sách của Trung ƣơng về phát triển KTXH các tỉnh miền núi phía Bắc ngày càng cụ thể. Đây là điều kiện thuận lợi để cấp ủy, chính quyền tỉnh Hà Giang nói chung và huyện Đồng Văn nói riêng tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế ở các vùng trọng điểm, tạo điều kiện khai thác hiệu quả tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên đất và tài nguyên rừng, tiềm năng về du lịch và phát triển kinh tế biên mậu tại cửa khẩu. Nhờ đó, Đồng Văn có điều kiện đẩy nhanh vấn đề xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững.

Đại hội Đảng các cấp ở tỉnh Hà Giang đang chuẩn bị tổng kết nhiệm kỳ 2010- 2015. Đây là dịp để Đảng bộ huyện Đồng Văn xem xét, đánh giá sự lãnh đạo mọi mặt của mình, trong đó có trọng tâm về lãnh đạo phát triển KTXH, thực hiện XĐGN.

Huyện Đồng Văn đã xây dựng và đƣợc UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt Quy hoạch tổng thể về phát triển KTXH đến năm 2020. Đây là cơ sở quan trọng để huyện hoạch định chiến lƣợc và các bƣớc đi thích hợp, từ đó xúc tiến việc xây dựng các chƣơng trình, dự án, cơ chế triển khai thực hiện

cho từng thời kỳ, thúc đẩy phát triển KTXH nhanh, đúng hƣớng, XĐGN bền vững.

Trong giai đoạn 2008 - 2013, kinh tế của các huyện có bƣớc phát triển ổn định, tốc độ phát triển cao, đã đem lại sự ổn định vững chắc về an ninh chính trị, là tiền đề cho cho phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020; từ kết quả của chƣơng trình XĐGN đã thực hiện trong những năm qua, huyện đã rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm để tổ chức triển khai chƣơng trình này cho những năm tiếp theo.

Hệ thống chính sách về XĐGN của Đảng và Nhà nƣớc đƣợc tăng cƣờng và ngày càng hoàn thiện, với nhiều nội dung cụ thể về hỗ trợ, đầu tƣ phát triển sản xuất trực tiếp cho ngƣời nghèo, hộ nghèo, xã nghèo về đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nƣớc sinh hoạt; về công cụ sản xuất; về đào tạo nghề và tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số; về y tế, giáo dục; về chính sách an sinh xã hội, về phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu … là điều kiện thuận lợi để ngƣời nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, vƣơn lên chiến thắng đói nghèo.

Nhận thức của cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc, đoàn thể các cấp và nhân dân về chƣơng trình XĐGN từng bƣớc đƣợc nâng lên; công tác XĐGN đƣợc triển khai ngày càng đồng bộ, trở thành phong trào sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, tạo nên sự đồng thuận xã hội trong huy động các nguồn lực cho mục tiêu XĐGN.

Đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác XĐGN đƣợc coi trọng tập huấn nâng cao trình độ, sẽ là lực lƣợng tham mƣu đắc lực cho huyện trong xây dựng, triển khai thực hiện, theo dõi, đánh giá, giám sát chƣơng trình XĐGN ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả.

3.1.4.2. Khó khăn

Đồng Văn là một huyện nghèo nhất của tỉnh Hà Giang, hạ tầng cơ sở yếu kém, điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho phát triển kinh tế, địa hình

chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn; dân cƣ phân bố không tập trung, cƣ trú rải rác trên các sƣờn núi cao, trình độ dân trí, mức thu nhập của ngƣời dân thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao; nền kinh tế cơ bản vẫn là nông - lâm nghiệp; đất sản xuất vừa thiếu lại vừa xấu, nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Đây là những khó khăn không nhỏ cho công cuộc XĐGN trong những năm tới.

Là huyện có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 95%, tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, còn khá phổ biến. sản xuất còn mang nặng tính quảng canh, tự cung, tự cấp; sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trƣờng chƣa thâm nhập và tác động mạnh vào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tâm lý bằng lòng thỏa mãn với điều kiện kinh tế, điều kiện sống hiện tại còn tồn tại trong phần lớn dân cƣ, trong đó có một bộ phận không nhỏ là cán bộ, đảng viên. Tƣ tƣởng tự ti, trông chờ, ỷ lại vào cấp trên và sự hỗ trợ của nhà nƣớc còn khá nặng nề. Đây là những níu kéo việc khơi dậy, phát huy trí tuệ, tính sáng tạo và nội lực trong phát triển kinh tế, XĐGN của nhân dân các dân tộc. Mặt khác theo phong tục tập quán của đa số các dân tộc thiểu số của Đồng Văn, số lao động trẻ là con em trong các hộ, trong đó có hộ nghèo, sau khi lập gia đình có xu hƣớng tách hộ. Đây chính là áp lực gia tăng số hộ nghèo tự nhiên trên địa bàn, làm cho việc thực hiện chƣơng trình XĐGN theo mục tiêu của huyện đã khó lại càng khó thêm.

Là huyện biên giới, có 9/19 xã, thị trấn tiếp giáp với nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với trên 54 km đƣờng biên giới, nên nhiệm vụ Quốc phòng- an ninh, bảo vệ phên dậu cực bắc của Tổ quốc trở thành nhiệm vụ trọng yếu. Do đó, hàng năm trong điều kiện nguồn lực đầu tƣ có hạn, ngoài việc tập trung nguồn lực đầu tƣ lớn đảm bảo quốc phòng - an ninh, huyện còn phải đối mặt với những hoạt động trên tuyến biên giới nhƣ: tuần tra bảo vệ đƣờng biên, cột mốc, Phòng chống xâm canh, xâm cƣ trái phép, chống buôn

lậu, buôn bán, bắt cóc phụ nữ, bỏ trẻ sơ sinh qua biên giới, trộm cắp đại gia súc qua biên giới…, nên việc đầu tƣ cho phát triển kinh tế, XĐGN cũng gặp nhiều khó khăn.

Năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành về XĐGN của các cấp, các ngành còn có mặt bất cập. Trình độ cán bộ cơ sở, nhất là cấp xã còn nhiều yếu kém trong tổ chức, triển khai, thực hiện lẫn quản lý, giám sát chƣơng trình XĐGN; một bộ phận hộ nghèo học vấn thấp, thiếu kiến thức làm ăn, trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nƣớc, kém ý chí vƣơn lên thoát nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)