- Tài nguyên nước: Tài nguyên nƣớc bị hạn chế, cả huyện chỉ có 01 con sông Nho quế chảy qua nhƣng chạy dọc theo biên giới Việt Trung, hệ
Huyện Đồng Văn năm
3.2.2.3. Chính sách định canh định cư và những chính sách hỗ trợ trực tiếp cho nhân dân
trực tiếp cho nhân dân
- Thực hiện chương trình định canh định cư:
Việc bố trí, sắp xếp ổn định dân cƣ vùng nguy cơ sạt lở, lũ quét, sắp xếp ổn định dân cƣ biên giới, quy tụ các hộ sống rải rác về định cƣ tập trung tại các thôn xóm đƣợc bố trí trong các chƣơng trình theo QĐ 193, QĐ 33, QĐ 120 của thủ tƣớng Chính phủ và lồng ghép nguồn vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh đƣợc triển khai tại 12 xã, thị trấn, trong đó có 03 dự án ổn định dân cƣ tập trung tại thôn Sủa Pả A - Phố Cáo, Khía Lía - Thài Phìn Tủng, Sán Trồ- Lũng Cú. Giai đoạn 2007- 2011 đã sắp xếp ổn định đƣợc 414/535 hộ gia đình với tổng vốn đã đầu tƣ: 33.340,5 triệu đồng, trong đó: [51]
* Sắp xếp ổn định dân cư theo hình thức xen ghép
+ Tổng số vốn theo dự toán đƣợc phê duyệt: 13.009,6 triệu đồng. + Tổng vốn đã đầu tƣ: 12.719,6 triệu đồng.
+ Số hộ hƣởng lợi: 414 hộ.
* Sắp xếp ổn định dân cư theo hình thức tập trung
+ Tổng số vốn theo dự toán đƣợc phê duyệt: 130.299,4 triệu đồng. + Tổng vốn đã đầu tƣ: 20.620,9 triệu đồng.
Dự án đang triển khai thực hiện.
- Thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo:
Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã triển khai thực hiện chủ trƣơng mỗi hộ gia đình nghèo hỗ trợ 01 bể nƣớc, 01 mái nhà, 01 con bò. Giai đoạn 2000- 2005 đã hỗ trợ 8.080 hộ về tấm lợp, giai đoạn 2005- 2008, với nguồn vốn từ chƣơng trình 134 của Chính phủ và nguồn vốn ngân sách tỉnh đã thực hiện hỗ trợ 3.989 hộ gia đình nghèo mua tấm lợp phibrô xi măng để sửa chữa lại mái nhà với định mức 05 triệu đồng/hộ, riêng năm 2008 là 06 triệu đồng/hộ [48], [56].
Từ năm 2009 thực hiện quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Toàn huyện đã tập trung xây dựng Đề án xóa nhà tạm cho hộ nghèo. Đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung xóa nhà tạm theo hƣớng tập trung xây dựng nhà xây bằng gạch bê tông (đá xay + xi măng) thay thế cho nhà truyền thống trình tƣờng (tƣờng nhà bằng đất), mái lợp bằng tôn, hạn chế thấp nhất mái lợp bằng phibrô xi măng để có thể lấy nƣớc mƣa phục vụ cho sinh hoạt. Với nguồn vốn hỗ trợ từ chƣơng trình 167, chƣơng trình vay tín dụng, huyện đã vận động Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam hỗ trợ thêm cho các hộ gia đình đạc biệt khó khăn để xóa nhà tạm. Từ năm 2009 - 2013 đã xóa đƣợc 2.839 nhà tạm, đạt 113,6% so với đề án, trong đó 1.073 nhà xây bằng gạch bê tông, mái lợp bằng tôn, chiếm 60% số nhà tạm đƣợc xóa. Trong tổng số 2.839 nhà tạm đƣợc xóa ngoài nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nƣớc (7 triệu đồng/nhà) thì Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã hỗ trợ thêm cho 2.458 nhà (mỗi nhà 7 triệu đồng) với tổng kinh phí 17,206 tỉ đồng; Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần công thƣơng Việt Nam hỗ trợ xóa 381 nhà tạm (định mức 23 triệu đồng/nhà) với tổng kinh phí, 8,763 tỉ đồng; Ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm 1,4 triệu đồng/nhà, với tổng kinh phí 3.974 triệu đồng [52].
- Về hỗ trợ nước sinh hoạt:
Với đặc thù của huyện vùng cao núi đá, tài nguyên nƣớc bị hạn chế, cả huyện chỉ có một nguồn nƣớc ngầm phục vụ cho 7 tổ dân phố của Thị trấn Đồng Văn. Các xã, thị trấn còn lại các nguồn nƣớc ngầm hầu nhƣ không có, chỉ có các mạch nƣớc nhỏ ở những vùng rừng đầu nguồn. Hàng năm, thiếu nƣớc sinh hoạt từ 4- 6 tháng, từ tháng 10 của năm trƣớc đến tháng 3 của năm sau, vào những thời gian thiếu nƣớc cao điểm tháng (1- 2 hàng năm) phải hỗ trợ chở nƣớc từ huyện đến các xã, nhƣng cũng chỉ đảm bảo cho các lớp nội trú dân nuôi tại các xã, thị trấn. Do đó, xác định hỗ trợ về nƣớc sinh hoạt là một trong những nhiệm vụ của công tác xóa đói, giảm nghèo. Từ năm 2000, với chủ trƣơng hỗ trợ mỗi hộ gia đình 01 bể nƣớc, 01 mái nhà, 01 con bò, nên trong giai đoạn 2000- 2008, toàn huyện đã hỗ trợ 12.416 hộ gia đình xây bể nƣớc hộ gia đình (hỗ trợ mỗi hộ gia đình 700 kg xi măng và 300.000 đồng để mua bột đá xây bể). Đồng thời triển khai xây dựng 41 công trình cấp nƣớc hệ tự chảy với tổng mức đầu tƣ 9.833,5 triệu đồng [48], [56].
Từ năm 2008, thực hiện dự án xây dựng xây dựng hồ treo 4 huyện vùng cao phía bắc của tỉnh, trên địa bàn huyện Đồng Văn đã triển khai xây dựng 33 treo hồ treo chứa nƣớc, với dung tích từ 4.000- 8.000m3, đã hoàn thành đƣa vào sử dụng 27 hồ treo, với tổng mức đầu tƣ là 288,696 tỉ đồng, trong đó ngân sách Nhà nƣớc đầu tƣ 288,639 tỉ đồng, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng Việt Nam hỗ trợ 50 tỉ đồng, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam 7 tỉ đồng [54].
- Hỗ trợ gạo, tiền khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ tái sinh rừng
Thực hiện Quyết định số 119/2009/QĐ-TTg ngày 20/01/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt “Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng 4 huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang giai đoạn 2008- 2015”, trong đó có huyện Đồng Văn. Huyện đã tập trung chỉ đạo, quán triệt sâu rộng về dự án đến 224 thôn bản/19 xã, thị trấn của huyện. Đồng thời quyết định thành lập Ban quản lý Dự án cấp huyện và kiện toàn lại Ban bảo vệ và phát triển rừng các xã thị trấn. Qua 5
năm thực hiện từ năm 2008 -2012 đã hỗ trợ bảo vệ 11.812,4 ha rừng phòng hộ; Khoanh nuôi tái sinh 11.821 ha rừng; trồng mới 1.200 ha rừng phòng hộ, 347 ha rừng sản xuất; 80 ha rừng cảnh quan; Cải tạo nâng cấp 02 vƣờn ƣơm giống cây lâm nghiệp; Xây 02 bể nƣớc phòng chống cháy rừng; cắm 84 mốc phân loại 3 loại rừng với tổng vốn đã đầu tƣ hỗ trợ 26.436,6 triệu đồng. Đồng thời trợ cấp 928, 6 tấn gạo cho 46.819 lƣợt hộ gia đình của 19/19 xã, thị trấn tham gia nhận khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng, trồng rừng sản xuất theo định mức hỗ trợ:
+ Trồng rừng sản xuất hỗ trợ một lần 150 kg/ha.
+ Đối với rừng khoanh nuôi, bảo vệ: Năm 2008: 10 kg/ha; năm 2009: 14,8 kg/ha; năm 2010: 13,2 kg/ha; năm 2011: 14,7 kg/ha
Qua 5 năm thực hiện dự án, bình quân mỗi hộ tham gia dự án đƣợc hỗ trợ khoảng 800.000đồng/hộ/năm cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Ngoài ra còn nhận đƣợc hỗ trợ lƣơng thực của Nhà nƣớc, đây là nguồn thu đáng kể đối với đời sống của ngƣời dân còn nhiều khó khăn, từng bƣớc cải thiện đời sống vật chất, góp phần xoá đói, giảm nghèo. Từ trƣớc tới nay ngƣời dân ở đây chỉ biết dựa vào rừng tự nhiên khai thác gỗ, củi phục vụ nhu cầu đời sống, đến nay đã biết trồng rừng, sử dụng sản phẩm từ rừng trồng để thay thế cây rừng tự nhiên. Thu hút đƣợc trên 10.000 hộ gia đình trên địa bàn huyện tham gia vào các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động, từng bƣớc cải thiện đời sống cho nhân dân. Góp phần nâng độ che phủ rừng từ 30% năm 2008 lên trên 32% năm 2013, phát huy chức năng phòng hộ đầu nguồn, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất và duy trì đƣợc nguồn nƣớc phục vụ sinh hoạt.
- Về giáo dục đào tạo
Ngoài chính sách hỗ trợ về giáo dục nhƣ miễn học phí và các khoản đóng góp, cấp không vở, sách giáo khoa theo Quyết định 168/QĐ-TTg của Chính phủ, tỉnh còn xuất ngân sách địa phƣơng cấp bổ sung kinh phí đầu tƣ cho học sinh nội trú và bán trú là đồng bào dân tộc. Quan tâm tạo điều kiện để đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức là ngƣời dân tộc.
Hiện nay toàn huyện có 02 trƣờng phổ thông dân tộc nội trú huyện, 19/19 xã, thị trấn thành lập và duy trì đƣợc mô hình trƣờng nội trú, bán trú dân nuôi từ bậc học Mầm non với 4.515 học sinh nội trú dân nuôi từ bậc tiểu học và 1.107 học sinh bậc mầm non học bán trú dân nuôi.
- Về công tác Y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
Mạng lƣới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng đƣợc củng cố và phát triển: Toàn huyện có 18 trạm Y tế xã, 02 phòng khám đa khoa khu vực, 01 bệnh viện đa khoa tại trung tâm huyện, 100% số thôn bản có cán bộ y tế thôn bản; Tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân là 4,4; Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ đạt 42%. 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã theo Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày 7 tháng 2 năm 2002 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về việc ban hành Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010.
Giai đoạn 2008- 2013, đã cấp 56.428 thẻ bảo hiểm y tế cho ngƣời nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số; 9.473 thẻ bảo hiểm y tế cho cho trẻ dƣới 6 tuổi [49].