Chỉ đạo các xã cụ thể hoá nghị quyết của huyện về thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang (Trang 83 - 85)

- Tài nguyên nước: Tài nguyên nƣớc bị hạn chế, cả huyện chỉ có 01 con sông Nho quế chảy qua nhƣng chạy dọc theo biên giới Việt Trung, hệ

Huyện Đồng Văn năm

4.2.1.2. Chỉ đạo các xã cụ thể hoá nghị quyết của huyện về thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo

công tác xoá đói, giảm nghèo

Trên cơ sở nghị quyết và quán triệt nghị quyết của Đảng bộ huyện về XĐGN, Đảng bộ các xã, thị trấn phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phƣơng mình để xây dựng chƣơng trình kế hoạch thực hiện. Việc cụ thể hóa nghị quyết của huyện phải đƣợc thể hiện rõ mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp, bƣớc đi và cách làm cụ thể; đồng thời phải chỉ đạo các thôn, bản xây dựng kế hoạch triển khai đến từng hộ gia đình, phân công các ban, ngành của xã phụ trách các thôn, bản, tăng cƣờng vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả nghị quyết của cấp trên.

Cùng với việc lãnh đạo các xã, thị trấn cụ thể hóa nghị quyết của Huyện về XĐGN, cần tiếp tục đẩy mạnh phân công các đồng chí trong BTV, BCH Đảng bộ huyện, các cơ quan, phòng ban, ngành, đoàn thể của huyện

tăng cƣờng giúp các xã khó khăn, trực tiếp giúp xã thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo nội dung nghị quyết của huyện.

Tập trung giúp xã xây dựng kế hoạch phát triển KT - XH phù hợp với đặc điểm, tình hình đặc thù của xã; từ đó xác định những bƣớc đột phá để ƣu tiên phát triển.

Trên cơ sở kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm, tập trung giúp xã triển khai thực hiện, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nhất là chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng đi vào sản xuất hàng hóa, tăng năng xuất, hiệu quả trên một diện tích canh tác; thu hút tập trung các nguồn lực đầu tƣ của nhà nƣớc và huy động sự đóng góp của nhân dân để đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH, nhất là hệ thống đƣờng giao thông, thủy lợi, y tê, giáo dục. Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lƣợng XĐGN, từng bƣớc rút ngắn khoảng cách và mức sống giữa các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa với thị trấn.

Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công để quảng bá, tuyên truyền và chuyền giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật cho nông dân, thúc đẩy phát triển mạnh kinh tế hộ, kinh tế trang trại gắn với việc hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp liên doanh, liên kết thực hiện dịch vụ “đầu vào, đầu ra” cho kinh tế hộ gia đình.

Thƣờng xuyên sâu sát cơ sở, bám, nắm địa bàn, bám dân, chủ động phát hiện và giúp chính quyền cơ sở xử lý kịp thời những nhân tố đột biến, tổ chức tôn giáo trái phép, khiếu kiện đông ngƣời. Tăng cƣờng công tác vận động quần chúng trong tình hình mới, tổ chức thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ ở cơ sở nhằm phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, phát huy truyền thống yêu nƣớc, tin trƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có ý thức chấp hành pháp luật, tích cực tham gia phát triển KT - XH, giữ gìn an

ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở khu dân cƣ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)