Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo, khuyến nông, lâm, dạy nghề, giải quyết việc làm:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang (Trang 59 - 65)

- Tài nguyên nước: Tài nguyên nƣớc bị hạn chế, cả huyện chỉ có 01 con sông Nho quế chảy qua nhƣng chạy dọc theo biên giới Việt Trung, hệ

Huyện Đồng Văn năm

3.2.2.2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo, khuyến nông, lâm, dạy nghề, giải quyết việc làm:

người nghèo, khuyến nông, lâm, dạy nghề, giải quyết việc làm:

Các nội dung đầu tƣ trên đƣợc bố trí tổng thể trong chƣơng trình 135 giai đoạn II và chƣơng trình Nghị quyết 30a của Chính phủ.

* Chương trình 135 giai đoạn II:

Đây là chƣơng trình đầu tƣ trực tiếp đến tận thôn, bản vùng đặc biệt khó khăn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Chƣơng trình có sự phân cấp cho cơ sở trong việc chủ động lựa chọn nội dung, hạng mục đầu tƣ, thứ tự ƣu tiên đầu tƣ và lựa chọn các đơn vị thi công có sự tham gia của ngƣời dân, nên nhìn chung các dự án đầu tƣ phù hợp với nhu cầu thiết thực, phù hợp với mục tiêu của chƣơng trình XĐGN, tất cả các xã, thị trấn đều thành lập Ban giám sát

cộng đồng để giám sát việc thực hiện các hạng mục công trình thuộc Chƣơng trình 135 giai đoạn II, kết quả thực hiện cụ thể nhƣ sau:

Giai đoạn từ năm 2008- 2013 đã đầu tư 127.616 triệu đồng, trong đó:

- Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất: 23.797 triệu đồng, cho 84.152 lƣợt hộ, trong đó triển khai và xây dựng 91 mô hình trình diễn về chăn nuôi, trồng cỏ, chế biến thức ăn gia súc, trồng trọt, thí điểm trồng ngô vụ 2.... Hỗ trợ 41.680 hộ gia đình nghèo về giống ngô lai, hỗ trợ lãi xuất vốn vay để phát triển chăn nuôi, vật tƣ nông lâm nghiệp. Tổ chức 91 lớp tập huấn cho 4.437 lƣợt ngƣời về kỹ thuật trồng, thâm canh ngô lai, chăn nuôi gia súc, gia cầm, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thú y từ xã đến thôn xóm, nhận biết phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng và hỗ trợ 9.000 hộ về công cụ sản xuất, trang thiết bị phục vụ chăn nuôi nhƣ: Máy tẽ ngô quay tay, máy thái cỏ thức ăn gia súc, bạt che chắn chuồng trại trong mùa đông.

- Dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu: 83.994 triệu đồng, bao gồm:

+ Giao thông: 72 công trình, mở mới 136,6 km đƣờng dân sinh. + Nhà lớp học 2 tầng: 01 công trình

+ Nhà lƣu trú giáo viên + học sinh, nhà ăn, bếp học sinh bán trú dân nuôi: 26 công trình.

+ Nhà sinh hoạt cộng đồng: 48 công trình

+ Xây dựng trạm xá xã 2 tầng: 03 công trình (trả nợ công trình hoàn thành Chương trình 135 giai đoạn I)

+ Xây nhà lƣu trú cán bộ y tế xã: 11 công trình + Xây dựng chợ nông thôn 14 công trình.

- Xây dựng đƣờng điện 0,4KV, trạm biến áp kéo diện đến 54 thôn bản: 34 công và hỗ trự kéo điện cho 80 hộ gia đình.

+ Nƣớc sinh hoạt: 16 công trình hệ tự chảy.

+ Công trình phụ trợ cổng hàng rào, sân bê tông trƣờng học, trạm y tế: 42 công trình, vốn thực hiện 7.231/7.231 triệu đồng đạt 100% kế hoạch.

+ Mua sắm bàn ghế giáo viên và học sinh 2.298 bộ.

+ Hỗ trợ duy tu bảo dƣỡng công trình sau đầu tƣ: 122 công trình.

Tuy nhiên do quá trình đầu tƣ dàn trải, vƣợt quá khả năng phân bổ vốn hàng năm, nên đến nay số kinh phí còn thiếu so với giá trị quyết toán khoảng 10.000 triệu đồng. Mặt khác, Ban giám sát cộng đồng các xã do trình độ năng lực yếu, nên công tác giám sát chƣa đƣợc thƣờng xuyên và hiệu quả không cao, nhiều công trình sau khi xây dựng đã xuống cấp nghiêm trọng.

- Dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng người dân: 5.586 triệu đồng, trong đó mở được 64 lớp tập huấn bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho 4.239 lƣợt ngƣời cán bộ cơ sở; 269 lớp cho 16.774 lƣợt ngƣời dân, đào tạo nghề ngắn hạn cho 1.593 thanh niên là ngƣời dân tộc. Nội dung tập huấn chủ yếu về các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi; cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện Chƣơng trình 135; kiến thức về quản lý dự án dự án đầu tƣ; giám sát, đánh giá, báo cáo tổng hợp thanh quyết toán vốn đầu tƣ; các chính sách, dự án giảm nghèo giai đoạn 2008-2013; kiến thức khuyến nông, lâm, công, tín dụng cho ngƣời nghèo, mô hình xóa đói giảm nghèo có hiệu quả để nâng cao kỹ năng phát triển sản xuất xóa đói giảm nghèo; quy chế dân chủ ở cơ sở và sự tham gia của cộng đồng trong việc tham gia thực hiện chƣơng trình lập kế hoạch; công tác dân tôc, tôn giáo ở các xã thuộc Chƣơng trình 135 giai đoạn II; nghiệp vụ quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình; quản lý chi phí, hợp đồng xây dựng và thanh quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng công trình; Nghiệp vụ đấu thầu. Tuy nhiên công tác đào tạo, bồi dƣỡng còn bộc lộ những hạn chế nhất định nhƣ: do trình độ dân trí thấp, nên việc tiếp thu kiến thức của cán bộ thôn, bản cộng đồng ngƣời dân còn hạn chế. Tài kiệu tập huấn không biên soạn lại mà sử dụng toàn bộ tài liệu do trung ƣơng, tỉnh biên soạn, do vậy có một số nội dung chƣa sát với điều kiện thực tế của địa phƣơng, chƣa phù hợp với nhận thức của

ngƣời dân, do vậy chất lƣợng đào tạo không cao. Việc lập kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng chƣa theo nhu cầu của ngƣời dân mà chỉ đào tạo theo kế hoạch của tỉnh từ đó chất lƣợng đào tạo chƣa cao, số ngƣời đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng áp dụng kiến thức đƣợc tập huấn vào thực tế rất ít.

- Dự án hỗ trợ hoạt động văn hóa: 114 triệu đồng, bao gồm hỗ trợ các hoạt động phát triển văn hoá văn nghệ, các đội văn nghệ quần chúng, ngày hội, ngày lễ, tết tại các thôn bản và cụm dân cƣ.

- Dự án hỗ trợ trợ giúp pháp lý: 114 triệu đồng, bao gồm: mở 14 lớp lớp tập huấn cho 490 ngƣời, trợ giúp pháp lý cho 450 ngƣời, hỗ trợ duy trì hoạt động của các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý của 19/19 xã, thị trấn đã tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cho 450 đối tƣợng, kinh phí đƣợc cấp cho các xã thực hiện là 114 triệu đồng (2 triệu đồng/xã).

- Dự án hỗ trợ hộ nghèo cải thiện vệ sinh môi trường: 6.198 triệu đồng, trong đó hỗ trợ 6.198 hộ nghèo xây nhà vệ sinh ra xa nhà ở để đảm bảo vệ sinh môi trƣờng.

- Dự án hỗ trợ học sinh hộ nghèo theo theo Quyết định 112/2007/QĐ- TTg và Quyết định 101/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: đã hỗ trợ 10.057 học sinh nội trú, bán trú dân nuôi từ bậc Mầm non đến Trung học phổ thông tại các xã, thị trấn với tổng kinh phí 7.681,9 triệu đồng để mua thực phẩm, mắm, muối và các đồ dùng cá nhân nhƣ: bản chải, kem đánh răng, sà phòng, sô, chậu... cho học sinh và chi trả công phục vụ nấu ăn cho học sinh

* Chương trình Nghị quyết 30a của Chỉnh phủ về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo..

Đây là một chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ nhằm tạo ra sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất và tinh thần cho các hộ nghèo, ngƣời các dân tộc thiểu số ở 62 huyện nghèo trong cả nƣớc (những huyện có tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ của huyện lớn hơn 50%) sao cho đến năm 2020 có thể ngang bằng với các huyện khác trong khu vực. Mục tiêu của chƣơng trình, đƣợc xác định: tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện giảm xuống còn

40% vào năm 2010, xuống bằng mức trung bình của tỉnh vào năm 2015, và xuống bằng mức trung bình của khu vực vào năm 2020. Thu nhập bình quân của các hộ ở huyện nghèo vào năm 2020 sẽ cao gấp 5,6 lần hiện nay. Tỷ lệ lao động nông thôn đƣợc tập huấn và đào tạo đạt trên 25% vào năm 2010, trên 40% vào năm 2015, trên 60% vào năm 2020. Đến năm 2020, giao thông sẽ thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đƣờng ô tô tới các thôn, bản đã đƣợc quy hoạch; điện sinh hoạt đƣợc cung cấp cho hầu hết dân cƣ; điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc đƣợc cơ bản đảm bảo.

Kết quả tổ chức thực hiện chƣơng trình nhƣ sau:

- Về hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập:

+ Hỗ trợ tiền giống, phân bón, chuyển đổi cây trồng cho 13.474 hộ; + Hỗ trợ lãi xuất vốn vay để mua phân bón, phát triển sản xuất cho 7.649 hộ; + Hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi cho: 1.320 hộ;

+ Hỗ trợ mua giống trồng cỏ để chăn nuôi gia súc 2.545 hộ với 575,01 ha; + Hỗ trợ lãi suất vay vốn phát triển ngành nghề cho 35 hộ;

+ Hỗ trợ gạo cho hộ nghèo thôn biên giới chƣa tự túc đƣợc lƣơng thực cho 165 lƣợt hộ = 772 khẩu với tổng số gạo đã trợ cấp là 30.750 kg.

+ Hỗ trợ tăng cƣờng hoạt động khuyến nông: Hỗ trợ giống vật tƣ xây dựng mô hình khuyến nông cho 172 hộ; tăng mức trợ cấp cho 224 cán bộ khuyến nông thôn bản; Quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp cấp huyên và cấp xã.

+ Hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc sản của địa phƣơng tại hội chợ tổ chức ở huyện và tỉnh.

+ Hỗ trợ xuất khẩu lao động: Tập huấn cho cán bộ 19/19 xã, thị trấn và hoạt động giám sát tại 19/19 xã, thị trấn; Triển khai hoạt động tuyên truyền về chính sách xuất khẩu lao động theo Quyết định 71/TTg và thông tin về thị trƣờng xuất khẩu lao động. Kết quả đã có 45 lao động nghèo qua sơ tuyển và đã học nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hƣớng để đi xuất khẩu tại các nƣớc

Malaisia, Hàn Quốc, trong đó 09 lao động đƣợc vay vốn và đã đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài [54] .

- Đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí: Tăng phụ cấp cho 224 nhân viên y tế thôn bản; Mua thẻ bảo hiểm y tế cho 63.650 ngƣời nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số và trẻ em dƣới 6 tuổi [54].

- Hỗ trợ dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho 1.705 ngƣời.

- Bổ sung nguồn lực con người: Thực hiện luân chuyển và tăng cƣờng 25 cán bộ cấp xã; thu hút đƣợc 45 trí thức trẻ và cán bộ chuyên môn kỹ thuật; tuyển chọn 9 tri thức trẻ ƣu tú có trình độ cao đẳng và đại học tăng cƣờng về làm Phó Chủ tịch UBND xã [54].

- Đầu tư cơ sở hạ tầng:

+ Giao thông: nâng cấp, rải nhựa 53,42 km đƣờng giao thông đến trung tâm 7 xã; mở mới 21,9 km đƣờng ô tô từ trung tâm huyện đến mốc biên giới 450 thông thƣơng với huyện Phú Ninh, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; Nâng cấp 9 công trình giao thông từ đƣờng giao thông nông thôn lên đƣờng ô tô với 27,1 km đến 12 thôn bản [54]

+ Thủy lợi: Đầu tƣ xây mới 3 công trình thủy lợi với 3,1 km kênh + Điện: Đầu tƣ xây dựng trạm hạ thế, đƣờng dây 0,4KV kéo điện đến 7 thôn bản

+ Nƣớc sinh hoạt: Xây dựng 2 hồ chứa nƣớc sinh hoạt với dung tích 9.000m3 khối nƣớc, cung cấp nƣớc cho 320 hộ gia đình.

+ San ủi mặt bằng, kè đá chống sạt lở trung tâm dạy nghề huyện. + Xóa nhà tạm: Hỗ trợ xóa 2.839 nhà tạm cho 2.839 hộ nghèo.

Có thể nói các hạng mục đầu tƣ thuộc chƣơng trình nghị quyết 30a đã phát huy hiệu quả, đặc biệt là lĩnh vực hỗ trợ phát triển sản xuất. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tƣ còn quá thấp so với nhu cầu Đề án mà huyện đã xây dựng để đạt các mục tiêu của Nghị quyết 30a đã đề ra. Nguồn vốn sự nghiệp mới đầu tƣ 24.445,5 triệu đồng so với nhu cầu của Đề án là 207.333,5 triệu đồng, chiếm 11,79%. Nguồn vốn đầu tƣ phát triển mới đầu tƣ 74.780 tỷ đồng so với

nhu cầu của Đề án là 910.157 triệu đồng. Do đó các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng đã triển khai đến nay một số công trình vẫn còn dở dang, khối lƣợng thực hiện chỉ tƣơng đƣơng với nguồn vốn đƣợc cấp.

- Huy động các nguồn lực khác ngoài ngân sách để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo theo Nghị quyết 30 a.

Huy động sự tham gia hỗ trợ của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 19,5 tỉ đồng, Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần công thƣơng Việt Nam 65 tỉ đồng để đầu tƣ xây dựng trƣờng học, hồ treo chứa nƣớc, trang thiết bị y tế cho bệnh viện đa khoa huyện, hỗ trợ thêm cho các hộ nghèo xóa nhà tạm, trợ cấp lƣơng thực cho các hộ gia đình thiếu đói giáp hạt....

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)