Những hạn chế trong XĐGN và nguyên nhân của những hạn chế trong xóa đói giảm nghèo của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang (Trang 71 - 79)

- Tài nguyên nước: Tài nguyên nƣớc bị hạn chế, cả huyện chỉ có 01 con sông Nho quế chảy qua nhƣng chạy dọc theo biên giới Việt Trung, hệ

Huyện Đồng Văn năm

3.3.2. Những hạn chế trong XĐGN và nguyên nhân của những hạn chế trong xóa đói giảm nghèo của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

chế trong xóa đói giảm nghèo của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

* Những hạn chế của hoạt động XĐGN trên địa bàn huyện

Từ phân tích thực tế trong xóa đói, giảm nghèo ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang có thể thấy những tồn tại, hạn chế, yếu kém cần khắc phục là:

- Thành quả giảm nghèo chƣa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo và nguy cơ tái nghèo còn cao, một số chính sách, dự án hỗ trợ ngƣời nghèo đạt hiệu quả thấp, đời sống của đại bộ phận nhân dân vẫn còn rất khó khăn.

- Nhận thức của một phận ngƣời nghèo về chƣơng trình chƣa đầy đủ, tâm lý còn ỷ lại vào nhà nƣớc, không muốn thoát nghèo để đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi của nhà nƣớc. Cá biệt, có một số đối tƣợng lƣời lao động chƣa có biện pháp giải quyết, chƣa có chủ trƣơng, chính sách kích thích, động viên ngƣời nghèo, hộ nghèo vƣơn lên thoát nghèo, tránh thụ động tạo gánh nặng cho nhà nƣớc.

- Việc lồng ghép các nguồn vốn XĐGN chƣa đƣợc chú trọng, đầu tƣ cho chƣơng trình thiếu tập trung, còn dàn trải, nhất là về cơ sở hạ tầng, một số công trình có quy mô không phù hợp với điều kiện thực tế ở mỗi địa phƣơng, hiệu quả sử dụng thấp, chất lƣợng chƣa cao và còn lãng phí, thiếu sự tham gia quản lý của ngƣời dân.

- Cơ chế quản lý chƣơng trình còn nhiều bất cập, thiếu cán bộ chuyên trách ở cơ sở, năng lực trình độ cán bộ chƣa đều, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện có nơi, có lúc chƣa đồng bộ, thiếu sâu sát trong công tác kiểm tra giám sát, đôn đốc tổ chức thực hiện.

- Một số địa phƣơng chƣa thật sự quan tâm đến chƣơng trình, công tác điều hành còn lúng túng, chƣa có Nghị quyết, kế hoạch, đề án triển khai, chƣa giao chỉ tiêu và phân công, còn chung chung. Việc huy động nguồn lực để thực hiện chƣơng trình phần lớn các địa phƣơng chủ yếu dựa vào nguồn lực của cấp trên, chƣa vận động sự đóng góp của cộng đồng, trách nhiệm của dòng tộc và huy động nguồn nội lực.

- Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm có giảm nhƣng tính bền vững chƣa cao do vẫn còn có những hộ tái nghèo tập trung chủ yếu là các hộ dân tộc Mông, hộ thiếu đất sản xuất, đông ngƣời ăn theo, hộ bị thiên tai, địch họa, hộ có ngƣời chết.... Một bộ phận hộ nghèo thiếu tự chủ vƣơn lên, còn tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại, vào sự giúp đỡ của Nhà nƣớc.

- Hầu hết các xã, thị trấn chƣa có kế hoạch đầu tƣ chiều sâu xây dựng cơ sở hạ tầng. Hoặc có quan tâm đầu tƣ cho xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣng còn dàn trải, cắt đoạn, cơ chế quản lý đầu tƣ về xây dựng cơ bản thay đổi nhiều và không kịp thời dẫn đến quá trình hoàn tất thủ tục đầu tƣ kéo dài làm chậm tiến độ thực hiện kế hoạch giao

* Những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, tái nghèo:

- Do trình độ phát triển kinh tế- xã hội và điều kiện tự nhiên của địa phương hạn chế và không thuận lợi đối với công tác xóa đói, giảm nghèo

+ Cơ cấu kinh tế còn chuyển dịch chậm, tỷ trọng nông nghiệp còn lớn, việc chuyển dịch cơ cấu lao động chƣa gắn chặt với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân đầu ngƣời nhìn chung còn thấp.

+ Trình độ phát triển kinh tế của địa phƣơng còn thấp: Đồng Văn là một trong 62 huyện nghèo nhất của cả nƣớc, điểm xuất phát về KT - XH rất thấp so với các huyện trong tỉnh, nên chậm phát triển, cơ sở hạ tầng thiếu, thu nhập bình quân đầu ngƣời còn thấp hơn rất nhiều so với thu nhập trung bình của cả nƣớc nói chung và của tỉnh nói riêng, đời sống nhân dân chƣa ổn định, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, sản xuất chủ yếu vẫn còn mang nặng tính tự cung, tự cấp, các mặt hàng chủ yếu là nông sản, các nghề truyền thống có sức cạnh tranh thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chậm.

+ Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi: Do diện tích tự nhiên của huyện quá rộng, dân số thƣa thớt, khoảng cách từ huyện đến trung tâm các xã rất xa, đƣờng sá gồ ghề; thậm chí một số vùng thƣờng bị cô lập do mƣa lớn kéo dài; đá lăn chính vì vậy, ở một số cộng đồng dân tộc thiểu số, đồng bào dân tộc không có điều kiện thƣờng xuyên đến chợ, đến bƣu điện, trạm xá, và trƣờng học. Mặt khác, điều kiện tự nhiên, đặc biệt là do thiên tai nhƣ lũ lụt, hạn hán xảy ra thƣờng xuyên trong thời gian gần đây là nguyên nhân bao trùm nhất, gây ra những nạn đói gay gắt, cấp tính cục bộ ở một số cộng đồng các dân tộc thiểu số trực tiếp bị ảnh hƣởng, đã dẫn đến thất thu mùa màng, đổ nhà do đá lăn, lũ quét, dẫn đến tỷ lệ nghèo ở những nơi này cao, kể cả những ngƣời biết làm ăn cũng dễ bị nghèo đói, không khắc phục đƣợc. Ngoài ra, môi trƣờng tự nhiên rừng bị tàn phá nghiêm trọng, khai thác bừa bãi, đốt cháy, đất đai bị xói mòn, bạc màu, nguồn nƣớc ngày càng cạn kiệt; vì vậy ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất ở cộng đồng các dân tộc thiểu số, do đó đói nghèo ở các cộng đồng là tất yếu khách quan.

+ Do địa bàn cƣ trú không tập trung, sống rải rác trên các sƣờn núi cao, vùng nguy cơ sạt lở lũ quét: Do phong tục, tập quán từ ngàn đời nay, cộng

đồng ngƣời dân tộc thiểu số, đặc biệt là ngƣời Mông thƣờng sinh sống ở những triền núi cao, hình thành các cụm dân cƣ từ 5-7 hộ, cƣ trú chủ yếu tại những nơi gần đất canh tác. Mặt khác do quỹ đất sản xuất ít, nên nhà cửa thƣờng làm ở những vị trí khó khăn, nhiều đá để duy trì quỹ đất sản xuất. Do kiến tạo của thiên nhiên, hàng năm thƣờng xảy ra các hiện tƣợng đá lăn không chỉ trong màu mƣa mà cả trong màu khô, gây thiệt hại không nhỏ về tài sản và tính mạng....

+ Do ngƣời dân thiếu kiến thức và kinh nghiệm làm ăn: Mặc dù những năm qua, các ngành, các cấp đã tổ chức nhiều hoạt động nâng cao kiến thức sản xuất, chăn nuôi cho ngƣời nghèo thông qua các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, mỗi xã, mỗi thôn bản có một khuyến nông viên, cán bộ thú y giúp đỡ nhân dân trong canh tác sản xuất, chăn nuôi nhƣng hiệu quả của những hoạt động này còn chƣa cao. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo lớn nhất ở Đồng Văn có thể nói là thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, chƣa đổi mới đƣợc thói quen, tập quán làm ăn cũ. Đại bộ phận những hộ này cũng chậm chuyển biến về nhận thức, về đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc. Kiến thức và kinh nghiệm làm ăn đóng vai trò quan trọng trong XĐGN, bởi vì mỗi hộ nông dân là một đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập, tự chủ. Muốn thoát nghèo cần phải có tri thức, có hiểu biết ở mức độ nhất định để cụ thể, tiếp thu đƣợc khoa học, công nghệ mới, biết hạch toán kinh doanh và tổ chức sản xuất có hiệu quả. Những hộ nghèo, tập trung phần lớn ở đồng bào dân tộc Mông, hầu hết trình độ văn hóa thấp, thậm trí còn mù chữ, tái mù chữ, nhất là chị em phụ nữ là ngƣời quyết định trong gia đình đồng bào Mông đa số không biết chữ, thậm chí trên 80% chị em không biết tiếng Việt; phƣơng thức sản xuất độc canh, quảng canh, kém hiệu quả vẫn còn khá phổ biến. Từ đó, khả năng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ sản xuất đem lại thu nhập cao còn nhiều hạn chế là điều tất yếu.

+ Do nhiều con, đông ngƣời ăn theo, thiếu lao động: Do tƣ tƣởng lạc hậu và vẫn còn tồn tại suy nghỉ “Trời sinh voi thì Trời sinh cỏ” và cuộc sống của đồng bào rất đơn giản, chất lƣợng bữa ăn không quan trọng, vấn đề đói ít quan tâm, từ ngƣời lớn đến ngƣời nhỏ có khi ăn lá mỳ, củ quả ở rừng hàng tháng vẫn bình thƣờng. Chính vì vậy cái đói đối với đồng bào chƣa phải đặt nhiều sự quan tâm thƣờng xuyên, do đó mặc dù những năm qua công tác kế hoạch hóa gia đình đƣợc các cấp, các ngành quan tâm thƣờng xuyên đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhƣng tỷ lệ sinh con ở các gia đình vẫn còn ở mức rất cao, bình quân là 5 con/cặp vợ chồng và ở mức độ sinh rất dày; điều này đã ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng cuộc sống và chất lƣợng lao động ở đây; mặc dù nhiều con nhƣng lại thiếu lao động và chủ yếu là lao động theo bản năng, ít tính toán là làm sao cho lao động cho hiệu quả.

+ Do còn tồn tại một số hủ tục lạc hậu: Mỗi một dân tộc có những đặc điểm, những phong tục, tập quán, thói quen riêng của mình. Trong những năm qua đồng bào các dân tộc thiểu số đã phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình để bảo tồn, phát huy. Tuy nhiên, cũng còn tồn tại không ít những hủ tục, tập quán lạc hậu đã làm ảnh hƣởng, cản trở không nhỏ đến việc phát triển kinh tế nói chung; xoá đói, giảm nghèo nói riêng, những hủ tục này vẫn đang tồn tại, thậm chí là nặng nề ở cộng đồng các dân tộc thiểu số, đó là:

Thƣờng xuyên uống rƣợu, đặc biệt là các ngày họp chợ, họ uống rƣợu từ chợ cho đến khi về đến gia đình, trên đƣờng từ chợ về nhà, mỗi ngã ba, ngã tƣ lại có các điểm bán rƣợu để họ chia tay giã bạn, có những ngƣời say rƣợu nằm vật vờ bên đƣờng và đã có những ngƣời chết do say rƣợu, ngoài ra họ còn tin vào sức mạnh của thần linh, tệ cúng bái, kiêng kỵ trong cƣới xin, ma chay, lễ hội làm ảnh hƣởng đến sức khỏe, thời gian và làm cho kinh tế của các hộ đã khó càng khó hơn.

Đặc biệt là tâm lý tự ty, cam chịu cảnh sống khó khăn, nghèo đói, không muốn vƣơn lên để cải thiện cuộc sống. Thậm chí có một bộ phận nhân dân các dân tộc thiểu số có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà nƣớc, có ngƣời không muốn thoát nghèo để đƣợc hƣởng những chính sách ƣu đãi của Đảng, Nhà nƣớc. Đây là một thực tiễn đang diễn ra ở cộng đồng dân tộc thiểu số ở Đồng Văn, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cho ngƣời dân hiểu, thay đổi nếp nghĩ và bản thân họ phải tự nỗ lực cố gắng vƣơn lên thoát khỏi đói, nghèo.

Nói chung ở huyện Đồng Văn, nguyên nhân cơ bản và trực tiếp của đói nghèo là trình độ dân trí thấp, tập tục lạc hậu đã ảnh hƣởng lớn đến quá trình phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân (tỷ lệ hộ nghèo tập trung ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc Mông); Nhân dân ở vùng sâu, vùng xa thƣờng thiếu kiến thức làm ăn, thiếu thông tin về thị trƣờng nên việc áp dụng KH - KT vào sản xuất còn hạn chế, mặt khác, ở những vùng này ngƣời dân thƣờng phải mua đắt bán rẻ các mặt hàng tiêu dùng; Một bộ phận ngƣời dân tộc thiểu số (nhất là hộ nghèo) chƣa thấy hết tầm quan trọng của đất đai, hoặc do bị thiên tai, ốm đau bệnh tật nên đã bán dần cho ngƣời khác, hoặc bán những diên tích đất có độ màu mỡ cao rồi trở thành ngƣời thiếu đất hoặc không có đất sản xuất; Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác nhƣ: do đau ốm, bệnh tật, thiếu lao động, thiếu kế hoạch chi tiêu trong gia đình...

- Các nguồn lực phát triển kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu xóa đói, giảm nghèo và đảm bảo cho xóa đói, giảm nghèo bền vững

+ Nguồn vốn đầu tƣ cho công tác xóa đói, giảm nghèo chƣa đáp ứng so với yêu cầu: nhƣ chƣơng trình Nghị quyết 30ª - đây là chƣơng trình Chính phủ nhằm tạo ra sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất và tinh thần cho các hộ nghèo, ngƣời các dân tộc thiểu số ở 62 huyện nghèo trong cả nƣớc. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tƣ còn quá thấp so với nhu cầu Đề án mà huyện đã xây dựng để đạt các mục tiêu của Nghị quyết 30a đã đề ra. Nguồn vốn sự

nghiệp mới đầu tƣ 24.445,5 triệu đồng so với nhu cầu của Đề án là 207.333,5 triệu đồng, chiếm 11,79%. Nguồn vốn đầu tƣ phát triển mới đầu tƣ 74.780 tỷ đồng so với nhu cầu của Đề án là 910.157 triệu đồng. Dự án ổn định sắp xếp ổn định dân cƣ tập trung, sau 2 năm thực hiện, số vốn đầu tƣ mới chỉ đạt 15,8% so với tổng dự toán, gây khó khăn cho các cấp chính quyền trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc trong việc định canh, định cƣ.

+ Các mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhân dân chƣa thật sự phù hợp với từng địa phƣơng và nhiều mô hình thành công nhƣng lại không có điều kiện để triển khai nhân rộng

+ Đất sản xuất vừa thiếu, vừa xấu và ngày càng giảm dẫn đến thiếu việc làm: Đất sản xuất hiện nay đang bị thu hẹp dần, ở các vùng thị trấn, thị tứ tốc độ đô thị hóa cao, nhiều vùng đất sản xuất đƣợc đƣa vào quy hoạch phát triển hạ tầng cơ sở, khu dân cƣ. Do trình độ học vấn thấp, tính kỷ luật không cao, nên việc tìm kiếm việc làm của các hộ nghèo rất khó khăn. Đất sản xuất ngày càng bạc màu do độ dốc lớn, ở một số nơi tuy có đất nhƣng lại thiếu nƣớc tƣới tiêu nên cũng không sản xuất đƣợc. Mặc dù tỉnh đã có chủ trƣơng và một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thông qua hỗ trợ tiền khai hoang đất, hỗ trợ đồng bào chuyển đổi các diện tích thƣờng xuyên thiếu nƣớc sang trồng các loại cây trồng khác phù hợp hơn, đƣa một số giống mới vào cho ngƣời dân sản xuất.

- Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý ở địa phương còn nhiều hạn chế

Đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN và việc làm, từ huyện đến các xã, thị trấn đều là kiêm nhiệm, không chuyên trách, không có trình độ chuyên môn chuyên sâu về công tác XĐGN. Vì vậy, hiệu quả triển khai thực hiện các Chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo và việc làm còn hạn chế.

- Cơ chế chính sách của Nhà nước đối với các huyện miền núi biên giới còn nhiều bất cập

+ Cơ chế chính sách và sự phân cấp quản lý của Nhà nƣớc đối với công tác xoá đói, giảm nghèo còn nhiều bất cập, cán bộ làm công tác xoá đói, giảm

nghèo ở các cấp còn thiếu về số lƣợng và yếu về chất lƣợng, cán bộ làm công tác này từ huyện đến xã chỉ kiêm nhiệm, nên chƣa chủ động trong công việc, chủ yếu kiểm tra và báo cáo năm định kỳ hai lần là 6 tháng và năm hoặc khi sơ kết, tổng kết chƣơng trình do đó ảnh hƣởng lớn tới công tác xoá đói, giảm nghèo ở cộng đồng các dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, việc đầu tƣ nhiều chƣơng trình, dự án cho xã nghèo, ngƣời nghèo chƣa phát huy hết hiệu quả của nó.

+ Hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ của trung ƣơng và địa phƣơng thiếu đồng bộ và chồng chéo, chƣa tạo đƣợc những thuận lợi để tổ chức sản xuất, cải thiện đời sống và tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Mặt khác, các chính sách đầu tƣ cho xoá đói, giảm nghèo chƣa đủ và chƣa kịp thời để khai thác hết tiềm năng của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Cơ cấu đầu tƣ còn dàn đều, chƣa tập trung ƣu tiên những vùng sâu, vùng cao,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)