CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.5. Kiến nghị các giải pháp giúp Ecoba thực hiện các chiến lƣợc nêu trên
4.5.1 Đối với công ty
Về cơ bản thì để chiến thắng đƣợc đối thủ thì doanh nghiệp phải mạnh về nội lực, các hoạt động trong doanh nghiệp phải đƣợc thông suốt, nhanh chóng, hiệu quả. Chính vì vậy Ecoba phải tăng cƣờng công tác quản trị điều hành doanh nghiệp để tăng hiệu quả cho các chiến lƣợc kinh doanh của công ty. Công ty cần triệt để và nhất quán công trong công tác chỉ đạo xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển thông qua việc thực hiện tốt các biện pháp thực thi chiến lƣợc.
Cùng với việc thực hiện các biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự, ban lãnh đạo cần tổ chức cho cán bộ trong công ty nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý, tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức, bộ máy quản lý một cách gọn nhẹ. Đội ngũ cán bộ quản lý cần phải mạnh hơn về nghiệp vụ, giỏi hơn về chuyên môn để đáp ứng nhu cầu thực thi chiến lƣợc nhƣ triển khai các hoạt động marketing, phát triển thị trƣờng, xây dựng và phát triển thƣơng hiệu công ty…
Công ty cũng cần nghiêm túc triển khai thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn kiểm soát chất lƣợng mà Bộ Xây Dựng đã ban hành. Tiến hành đầu tƣ nâng cấp cơ sở, trang thiết bị và công nghệ sản xuất theo các tiêu chuẩn trong và ngoài nƣớc.
4.5.2 Một số kiến nghị đối với Nhà nước
Nội dung thứ nhất tác giả muốn kiến nghị là mong muốn đƣợc tạo điều kiện thuận lợi để Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam(VACC) cam kết cần
phát huy vai trò của mình là mái nhà chung thực sự của các nhà thầu xây dựng Việt Nam, tăng cƣờng mối liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các nhà thầu trong nƣớc với nhau để tạo dựng một cộng đồng nhà thầu đoàn kết, vững mạnh từ đó thúc đẩy đƣợc sự phát triển của các doanh nghiệp trong ngành. Chính phủ nghiên cứu và có ý kiến chỉ đạo để có thể tháo gỡ các rào cản về thể chế, tạo môi trƣờng phát triển thuận lợi cho thị trƣờng xây dựng trong nƣớc. Trƣớc tiên phải nói đến nhu cầu cấp bách của công tác đánh giá phân hạng nhà thầu và cấp chứng chỉ hành nghề. Hiện tại thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng đều do các cơ quan chuyên môn của Bộ Xây dựng hoặc Sở Xây dựng các địa phƣơng, hoặc tổ chức xã hội – nghề nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ đảm trách (Khoản 2, Điều 81, Luật Đấu thầu số 43; Khoản 5, Điều 129, Nghị định số 63 và Khoản 3, Điều 149, Luật Xây dựng).
Nội dung thứ hai mà tác giả rất mong muốn có sự đổi mới và cải cách là vấn đề thông tin trong việc giám sát năng lực nhà thầu trong hoạt động xây dựng. VACC mong muốn Chính phủ xem xét sửa đổi một số quy định tại các văn bản pháp luật theo hƣớng giao việc thông tin đánh giá, xếp hạng trong hoạt động xây dựng cho các tổ chức xã hội – nghề nghiệp để công tác này đi vào thực chất, có hiệu quả và phù hợp với cơ chế thị trƣờng, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập rất sâu vào kinh tế khu vực và toàn cầu.
Thứ ba là nội dung liên quan đến hình thức hợp đồng tổng thầu EPC. Hiện nay có tình trạng nhà thầu “bán cái” gói thầu nên cần có quy định về việc tổng thầu phải thực hiện đƣợc 70% khối lƣợng gói thầu mới đƣợc coi là không “bán thầu”.
Bên cạnh đó, hình thức gói thầu EPC, theo lãnh đạo VACC cần có giới hạn cái nào cần, cái nào không cần thiết. Có những gói thầu bị ràng buộc bởi
các điều kiện của nhà tài trợ nhƣng cần xem xét lại với các dự án vốn ngân sách nhà nƣớc nên ƣu tiên cho nhà thầu nội.
Nếu không nhìn nhận lại, nhà thầu nội sẽ có nguy cơ bị tụt hậu bởi trình độ thi công của nhà thầu Việt hiện nay đã bắt kịp trình độ của các nƣớc tiên tiến trong khu vực và thế giới.