Thực trạng quản lý thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, GPMB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giải phóng mặt bằng ở quận bắc từ liêm và nam từ liêm, hà nội (Trang 76 - 81)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.3 Thực trạng quản lý thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, GPMB

3.2.3.1 Thực trạng quản lý thực hiện chính sách đơn giá bồi thường, hỗ trợ

Hàng năm, thông quan Ban bồi thƣờng giải phóng mặt bằng quận, UBND quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm thƣờng xuyên chỉ đạo chủ đầu tƣ, UBND các phƣờng thƣờng xuyên liên hệ với các sở, ngành Thành phố để có đơn giá hàng năm đối với cây cối hoa màu, công trình xây dựng… để áp dụng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Cụ thể nhƣ sau:

- Đối với cây trồng, mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản: Hàng năm, Sở Tài chính ra thông báo đơn giá làm căn cứ bồi thƣờng, hỗ trợ các loại cây, hoa màu, vật nuôi trên đất có mặt nƣớc phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố. Hầu hết đơn giá bồi thƣờng, hỗ trợ đều sát với thực tế và giá thị trƣờng. Tuy nhiên, cách xác định nhóm loại cây, diện tích trồng xen hoặc vƣợt quá mật độ quy định lại chƣa rõ ràng, dẫn đến tình trạng chƣa bồi thƣờng thoả đáng và làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng.

+ Một vấn đề khó khăn cho đơn vị thực hiện công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng là số loại cây không nằm trong bảng đơn giá bồi thƣờng, hỗ trợ của Sở tài chính, ví dụ nhƣ cây sƣa và một số cây thuốc nam quý khác.... Khi đi điều tra xác minh tài sản trên đất và ghi vào biên bản trƣớc sự chứng kiến của ngƣời dân và các ban ngành, đoàn thể, nhƣng khi lập phƣơng án bồi thƣờng thì lại không có đơn giá. Trong trƣờng hợp này, ngƣời điều tra xác minh có thể linh hoạt áp dụng đơn giá của các loại cây cùng họ hoặc tƣơng đƣơng. Đối với cây đặc sản địa phƣơng nhƣ Cam Canh, Bƣởi Diễn thì hàng năm UBND quận có Văn bản gửi Sở tài chính cho phép áp dụng đơn giá đặc thù. Nhƣng cũng có trƣờng hợp ngƣời dân chống đối, cho rằng thông báo giá của Sở Tài chính vẫn chƣa hợp lý. Thời gian để đơn vị thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt

bằng tập hợp, làm công văn đề nghị bổ sung đơn giá cho đến khi có văn bản trả lời của thành phố là dài, làm kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng.

+ Đối với cây trồng cao hơn mật độ quy định thì đƣợc hỗ trợ tối đa không quá 30% mật độ quy định và theo mức giá bằng 50% đơn giá của cây cùng chủng loại. Thực tế cho thấy, khi ngƣời dân trồng cây, đặc biệt là cây lâu năm, thông thƣờng đều trồng với mật độ cao hơn quy định vì chỉ trồng theo kinh nghiệm chứ không nắm đƣợc tỷ lệ, mật độ của từng loại cây. Mục đích ngƣời dân trồng để sử dụng hoặc kinh doanh chứ không phải mục đích nhận tiền bồi thƣờng. Tuy nhiên, có những trƣờng hợp cố tình trồng thật nhiều, với mật độ cao sau khi có thông báo thu hồi đất với mục đích lấy tiền bồi thƣờng, hỗ trợ. Vì vậy, khi Nhà nƣớc thu hồi đất, việc chỉ đƣợc hỗ trợ một phần diện tích và đơn giá cho tất cả các đối tƣợng gây bức xúc cho ngƣời dân.

+ Đối với một số loại cây, diện tích trồng xen dƣới tán của cây khác thì chƣa có quy định cụ thể cho việc bồi thƣờng. Ví dụ nhƣ rau diếp cá trồng dƣới tán giàn mƣớp, dứa trồng xen trong vƣờn keo. Khi bồi thƣờng chỉ đƣợc tính giàn mƣớp hoặc cây keo, còn lại rau diếp cá hoặc dứa lại không đƣợc bồi thƣờng. Ngƣời dân thƣờng có xu thế đòi bồi thƣờng toàn bộ những cây trồng trên đất, vì vậy cho phép đơn vị làm nhiệm vụ bồi thƣờng vận dụng linh hoạt để lập phƣơng án bồi thƣờng hỗ trợ thực sự cần thiết.

- Đối với công trình, vật kiến trúc: Đơn giá làm cơ sở xác định giá trị bồi thƣờng, hỗ trợ cũng linh hoạt, thƣờng xuyên đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Di chuyển mộ là điều bất đắc dĩ và hầu nhƣ các gia đình không mong muốn. Tuy nhiên, việc bồi thƣờng, hỗ trợ di chuyển mộ chƣa thực sự thoả đáng. Đối với những ngôi mộ chƣa cải táng theo quyết định số: 95/2014/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội thì mức bồi thƣờng, hỗ trợ là 5.300.000 đồng/mộ. Mộ chƣa cải táng là mộ mới chôn, chƣa sang cát, có trƣờng hợp mới chôn từ 1 tháng cho đến dƣới 3 năm, chƣa phân huỷ hết. Do đó di chuyển sang nơi khác rất khó khăn, kinh phí di chuyển không dƣới 10.000.000 đồng. Di chuyển mộ có yếu tố tâm linh, chủ yếu dựa vào sự tình nguyện của các gia đình. Từ thực tế các dự án lớn trên địa bàn quận

Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm cho thấy, di chuyển mộ ảnh hƣởng rất lớn đến tiến độ giải phóng mặt bằng. Hầu hết các dự án đều liên quan đến di chuyển mộ do một số phƣờng trên địa bàn quận chƣa quy hoạch các nghĩa trang một cách hợp lý, việc an táng tuỳ tiện.

- Đơn giá bồi thƣờng đất ở: đƣợc xây dựng dựa trên khả năng sinh lời, khoảng cách tới đƣờng giao thông, đƣờng phố và điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, kinh doanh và cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên việc xây dựng này chƣa sát với thực tế giao dịch, chuyển nhƣợng và giá trị thực của nó. Ví dụ giá đất cao nhất (vị trí 1) dọc đoạn đƣờng Lê Đức Thọ đến sân vận động quốc gia Mĩ Đình: 32.000.000 đồng/m2 , trong khi thực tế chuyển nhƣợng khoảng 45.000.000 đồng/m2. Chênh lệch đơn giá quá lớn khiến ngƣời dân không muốn nhận tiền bồi thƣờng, hỗ trợ mà muốn bán trên thị trƣờng dẫn đến khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Ngoài những bất cập ở giá đất ở thì trên thực tế có một số địa phƣơng nhƣ Xuân Phƣơng, Phƣơng Canh, ngoài hạn mức giao đất ở ngƣời dân còn đƣợc giao đất vƣờn (hay là đất trồng cây lâu năm, đất kinh tế hộ gia đình). Trên thực tế mỗi một mét vuông giá là: 201.600 đồng, nhƣng ở thị trƣờng thì 1 m2 giá khoảng 3.000.000 – 5.000.000 đồng. Vì vậy khiến ngƣời dân khi bị thu hồi đất vào dự án luôn tìm cách chống đối và không nhận tiền đền bù GPMB.

- Đơn giá bồi thƣờng đất nông nghiệp: theo Quyết định 96/2014/QĐ-UBND của thành phố thì đất nông nghiệp ở tất cả các phƣờng, xã phía Bờ Tây sông Nhuệ là 201.600 đồng/m2; phía bờ Đông sông Nhuệ là 252.000 đồng/m2. Đây là điều không hợp lý vì: Đối với đất ở thì căn cứ vào khả năng sinh lời để bồi thƣờng, còn đất nông nghiệp thì phải căn cứ vào năng suất cây trồng để đền bù, ở các phƣờng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm và quận Bắc Từ Liêm, đất nông nghiệp đƣợc sử dụng có mục đích nhƣ nhau, khả năng sinh lời tƣơng tự nhƣng lại có 2 mức giá đền bù khác nhau trong cùng một địa bàn quận. Một dự án đi qua địa bàn nhiều phƣờng sẽ đến tình trạng so sánh chính sách đền bù. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tiến độ giải phóng mặt bằng.

3.2.3.2 Thực trạng quản lý chính sách tái định cư và đào tạo nghề nghiệp, việc làm

Tái định cƣ và việc đào tạo chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm là công tác mang tính chính trị sâu sắc, đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện nhằm đảm bảo an sinh xã hội, phát triển đất nƣớc, đời sống của nhân dân. Trong những năm qua, để thực hiện quản lý tốt công tác trên, UBND quận Nam Từ Liêm thƣờng xuyên tổ chức họp thƣờng kỳ nội dung nghiên cứu, trao đổi đồng thời chỉ đạo các phòng, ngành, UBND các phƣờng thƣờng xuyên nghiên cứu về các chính sách tái định cƣ, chính sách đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nƣớc thu hồi đất.

Giá làm cơ sở tính thu tiền sử dụng đất tái định cƣ là giá đất đƣợc xác định trên cơ sở quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật thực tế khu đất giao tái định cƣ. Trƣờng hợp mức giá đất do UBND thành phố ban hành chƣa phù hợp với thực tế quy hoạch xây dựng bình quân HTKT khu đất giao, TĐC, UBND cấp huyện nghiên cứu, đề xuất báo cáo Sở Tài chính xem xét để trình UBND thành phố cho phù hợp. Việc xác định giá thu tiền sử dụng đất TĐC đƣợc xác định đồng thời với việc xác định giá làm căn cứ bồi thƣờng, hỗ trợ của dự án. Tuy nhiên, chính sách tái định cƣ vẫn còn nhiều điểm chƣa hợp lý, chƣa giải quyết đƣợc những vấn đề có tính xã hội. Ví dụ nhà ông A có diện tích 1000m2 đất nông nghiệp, do hoàn cảnh khó khăn, không có đất ở, gia đình ông đã xây nhà ở trên đất nông nghiệp từ nhiều năm nay. Nhƣng đất nhà ông lại nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng dự án và đƣợc bồi thƣờng tiền đất với đơn giá 201.600 đồng/m2 . Tổng tiền đất nhà ông đƣợc bồi thƣờng là 201.600.000 đồng. Đồng thời ông đƣợc mua một suất đất tái định cƣ diện tích 120 m2 (theo hạn mức giao đất mới), ví dụ đất TĐC với cơ sở hạ tầng tốt hơn có giá 4.000.000 đồng/m2 , số tiền ông phải bỏ ra là 480.000.000 đồng, gia đình ông không đủ tiền. Nếu dùng số tiền đƣợc bồi thƣờng để mua những mảnh đất quanh khu vực nông thôn, thì ông cũng phải mua với giá thị trƣờng khoảng 5.000.000 đồng/m2 . Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bàn giao mặt bằng chậm là các khu tái định cƣ đƣợc xây dựng và hoàn thành sau khi phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng đất ở. Dẫn đến tình trạng nếu ngƣời dân nhận tiền bồi thƣờng, hỗ trợ và

bàn giao mặt bằng thì cũng chƣa đƣợc nhận suất đất tái định cƣ, do đó chƣa thể di chuyển chỗ ở. Theo Quyết định số: 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội thì chủ sử dụng nhà ở, đất ở bị thu hồi đƣợc tiêu chuẩn tái định cƣ nhƣng chủ đầu tƣ chƣa kịp bố trí vào khu tái định cƣ nếu tự nguyện bàn giao mặt bằng đúng tiến độ và tự lo chỗ tạm cƣ thì đƣợc hỗ trợ tiền thuê nhà tạm cƣ 1.000.000 đồng/ nhân khẩu thực tế đang ăn ở tại nơi thu hồi đất nhƣng mức hỗ trợ không quá 6.000.000 đồng/ hộ gia đình/ tháng. Tuy nhiên, trên địa bàn quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm dịch vụ cho thuê nhà tuy có phổ biến nhƣng không phải sẵn có, việc thuê đƣợc một căn nhà phù hợp cho cả gia đình sinh sống với giá rẻ là hết sức khó khăn. Hơn nữa, hầu hết các hộ bị thu hồi đất sống ở nông thôn, việc thuê nhà ở nơi khác sẽ không thuận lợi cho việc canh tác. Hiện tại UBND quận Bắc Từ Liêm đang xây dựng một khu tái định cƣ tập trung khoảng 8,5 ha để phục vụ cho các dự án trên cả hai địa bàn quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm có thu hồi đất ở, nhà ở, các khu tái định cƣ này đƣợc xây dựng theo tiêu chuẩn, đảm bảo cơ sở hạ tầng tốt cho các hộ dân di chuyển đến. Nhƣng vấn đề đặt ra là đa số ngƣời dân sống bằng nông nghiệp, sẽ canh tác ra sao khi chỗ ở cách cánh đồng xa, có nơi cách đến 10 km. Và diện tích tái định cƣ theo định mức chỉ từ 60 – 120 m2 liệu có đủ cho nông dân xây nhà, có sân phơi, tăng gia sản xuất?

- Theo chính sách quy định hiện hành, ngoài khoản hỗ trợ chuyển đổi nghề bằng tiền tƣơng đƣơng 5 lần/3,5 lần giá đất nông nghiệp của hộ bị thu hồi, hộ gia đình có ngƣời trong độ tuổi lao động mà có nhu cầu học nghề thì đƣợc hỗ trợ một phần kinh phí để học một nghề bằng hình thức cấp thẻ học nghề, mức hỗ trợ tối đa không quá 6 triệu đồng/ thẻ. Đây là hình thức hỗ trợ mang tính xã hội nhằm hƣớng những ngƣời lao động bị mất đất nông nghiệp sang một công việc mới, tránh xa các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, điều này vẫn chƣa đáp ứng nguyện vọng của những ngƣời lao động. Vấn đề đặt ra là sau khi học xong việc thì làm ở đâu và làm nhƣ thế nào? Tình trạng những ngƣời học nghề xong vẫn thất nghiệp hoặc mức thu nhập quá thấp diễn ra thƣờng xuyên trên địa bàn huyện. Đa số các lao động đều mong muốn đƣợc làm việc ở ngay nơi bị thu hồi đất, ngay tại dự án đƣợc triển khai trên đất của họ.

nhƣng khi thực hiện thì không phải vậy, thƣờng chủ đầu tƣ ƣu tiên cho "con ông, cháu cha" đã gây bức xúc cho ngƣời dân. Câu hỏi đặt ra cho chính quyền các cấp trong việc giải quyết việc làm. Quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm có Trung tâm dạy nghề, nhƣng cơ sở dạy nghề không đa dạng các ngành nghề, việc đào tạo nghề không thích ứng với nhu cầu thực tế trên thị trƣờng lao động. Các khu công nghiệp trên địa bàn luôn cần một lực lƣợng lớn lao động đã qua đào tạo nghề, đặc biệt là nghề cơ khí, nhƣng đa số các Trung tâm dạy nghề lại tập trung đào tạo kế toán, lƣơng thực thực phẩm… Do đó việc thất nghiệp sau khi học nghề hoặc làm trái ngành nghề diễn ra thƣờng xuyên. Điều này dẫn đến tình trạng ngƣời nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp thƣờng chỉ quan tâm đến số tiền mặt đƣợc hỗ trợ, mà không quan tâm đến việc chuyển đổi nghề cho con em mình sau khi bị thu hồi đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giải phóng mặt bằng ở quận bắc từ liêm và nam từ liêm, hà nội (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)