Một số giải pháp quản lý khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giải phóng mặt bằng ở quận bắc từ liêm và nam từ liêm, hà nội (Trang 102 - 105)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4. Một số giải pháp quản lý khác

4.4.1. Kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện giải phóng mặt bằng

Công tác giải phóng mặt bằng là công tác đặc thù không đƣợc đào tạo mà chỉ vận dụng từ các ngành học và qua công tác thực tế trong môi trƣơng này mới thấy đƣợc những khó khăn phức tạp. Chính vị vậy, thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng sẽ giúp cán bộ, nhân viên thực hiện công tác giải phóng mặt bằng thấy đƣợc ƣu, khuyết điểm từ đó khắc phục những khuyết điểm và phát huy những mặt mạnh.

4.4.2. Kiểm toán, thanh tra việc thực hiện giải phóng mặt bằng

Trong quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng vì thƣờng xuyên tiếp xúc với nhân dân, vì vậy sẽ có những khó khăn riêng và không thể tránh khỏi những sai sót. Công tác kiểm toán, thanh tra sẽ chỉ ra những sai sót trong quá trình thực hiện và sự chƣa phù hợp của các chính sách nhà nƣớc quy định trong công tác giải phóng mặt bằng. Từ đó khác phục những thiếu sót để thực hiện tốt hơn trong thời gian tiếp theo và có các kiến nghị, đề xuất với các cơ quan cấp trên ban hành chính sách quản lý nhà nƣớc phù hợp hơn, bám sát với điều kiện thực tế hơn.

4.4.3. Tổ chức học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội phố Hà Nội

Công tác giải phóng mặt bằng có tính đặc thù, mỗi địa phƣơng trên địa bàn thành phố Hà Nội có những cách làm khác nhau dựa trên chế độ chính sách pháp luật của Nhà nƣớc và quy định của Thành phố Hà Nội. Việc tổ chức học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các quận, huyện sẽ thấy đƣợc những điểm tốt của các đơn vị khác từ đó vận dụng, áp dụng đối với địa phƣơng mình nhằm thực hiện tốt hơn công tác giải phóng mặt bằng.

4.4.4. Đẩy mạnh vai trò thanh tra xây dựng quận và phường

Khi thực hiện công tác kê khai phục vụ cho giải phóng mặt bằng đã xuất hiện nguồn gốc đất của một số hộ đang sử dụng là không hợp pháp, không rõ nguồn gốc. Qua thời gian sử dụng lâu dài và cơi nới thêm và họ nhầm tƣởng mảnh đất đang sử dụng hợp pháp, thực tế họ không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp do đó khi bị thu hồi đất giải phóng mặt bằng mà không đƣợc bồi thƣờng thiệt hại về đất thì cho rằng chính quyền đã làm sai. Một số mảnh đất khi bị thu hồi bồi thƣờng xảy ra tranh chấp về ranh giới, diện tích và một số tài sản trên đất giữa các hộ giáp ranh. Một số hộ có diện tích thực tế lớn hơn diện tích trong hồ sơ địa chính nhƣng khi bồi thƣờng lại yêu cầu các cấp chính quyền phải bồi thƣờng theo đúng diện tích thực tế; trong quá trình sử dụng các hộ gia đình đã cơi nới thêm nhƣng không bị chính quyền cấp xã xử lý triệt để mà chỉ bị xử phạt hành chính. Một số hộ có công trình, vật kiến trúc, nhà ở mua qua nhiều chủ hoặc không trực tiếp sử dụng mà cho thuê lâu dài dẫn đến khi xác định chủ không chính xác. Đây chính là hậu quả của việc quản lý đất đai chƣa chặt chẽ trong thời gian trƣớc đây. Chính vì vậy cần đẩy mạnh vai trò của thanh tra xây dựng quận và phƣờng để không còn những tình trạng nêu trên.

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật nhất là những vấn đề liên quan đến xây dựng, Luật Đất đai… Các Nghị định của Chính phủ, đề án công tác thanh tra của tỉnh về xây dựng cơ bản. Trên cơ sở đó tạo đƣợc sự đồng thuận thống nhất giữa cán bộ nhân dân với chính quyền các cấp, chủ đầu tƣ, ban quản lý

dự án, các đơn vị thi công xây lắp. Bảo đảm dân chủ công khai trong công tác xây dựng cơ bản mọi ngƣời đƣợc biết và tham gia công tác xây dựng nhất là về quy hoạch, kế hoạch sử dụng, đất đai hạn chế những thắc mắc khiếu kiện của nhân dân.

- Nâng cao chất lƣợng công tác thanh tra: Để nâng cao chất lƣợng công tác thanh tra vấn đề quan trọng là phải có đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra có đủ năng lực trình độ chuyên môn, am hiểu về luật pháp của nhà nƣớc, do vậy trong những năm tới quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm tập trung bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra, tăng cƣờng bồi dƣỡng lực lƣợng giám sát thi công, để có lực lƣợng thanh tra đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác thanh tra đặt ra. Mặt khác tích cực đầu tƣ trang thiết bị cho lực lƣợng thanh tra nhƣ máy móc thẩm định giám định, phƣơng tiện đi lại hoạt động, trụ sở tiếp dân tạo điều kiện thuận lợi cho thanh tra các sở ngành và thành phố làm việc.

- Xây dựng chƣơng trình công tác thanh tra: Đây là yếu tố quan trọng thực hiện trong đề án công tác thanh tra của thành phố đã đề ra. Chƣơng trình thanh tra phải bảo đảm phối hợp chặt chẽ đối với chính quyền, cơ quan quản lý và đơn vị đƣợc thanh tra. Chƣơng trình thanh tra tập trung vào những vấn đề chủ yếu là quy hoạch, cấp phép xây dựng, chất lƣợng công trình, điều kiện năng lực các tổ chức cá nhân thanh tra toàn diện dự án đầu tƣ xây dựng, giải quyết khiếu nại tố cáo của nhân dân.

- Tập trung giải quyết những thắc mắc khiếu nại còn tồn tại trong những năm trƣớc đây để lại trong đó tập trung giải quyết những vấn đề nhƣ bán nhà theo Nghị định 61 của Chính phủ, nhà ở đất ở của một số cá nhân. Kiên quyết và đôn đốc thực hiện nghiêm túc những kết luận đã đƣợc thanh tra công bố, không để kéo dài, chủ động đề xuất và khuyến nghị với UBND để có biện pháp giải quyết không để xảy ra mất ổn định.

- Để công tác thanh tra xây dựng cơ bản đạt kết quả tốt phải phát động đƣợc trong cán bộ và nhân dân tham gia công tác thanh tra, tích cực phát hiện và tố giác những hiện tƣợng tiêu cực làm trái pháp luật trong xây dựng cơ bản để công tác thanh tra không chỉ riêng của cơ quan thanh tra mà còn là công việc của toàn dân. Cần có sự thống nhất về tổ chức bộ máy biên chế cán bộ thanh tra xây dựng. Nhƣ

hiện nay mỗi tỉnh và địa phƣơng thực hiện một kiểu khác nhau, chƣa tạo đƣợc sự thống nhất đồng bộ, khó khăn cho việc chỉ đạo công tác thanh tra xây dựng của địa phƣơng. Mặt khác đối với cấp huyện hiện nay phân cấp đầu tƣ xây dựng rất lớn, nhất là ở cơ sở, vì vậy ở quận cần có biên chế cán bộ chuyên thanh tra xây dựng để đáp ứng yêu cầu đặt ra. Việc phân cấp đầu tƣ xây dựng cơ bản là chủ trƣơng đúng và cần thiết để nâng cao chất lƣợng và trách nhiệm quản lý đầu tƣ xây dựng. Tuy nhiên cần nghiên cứu xem xét lại việc phân cấp đầu tƣ xây dựng nhất là đối với cơ sở nhƣ hiện nay ở cấp quận và cơ sở chủ đầu tƣ đƣợc phân cấp quản lý vốn xây dựng cơ bản khá lớn, song đội ngũ cán bộ quản lý lại chƣa đƣợc đào tạo kiến trúc về xây dựng do vậy việc sai phạm trong quản lý xây dựng cơ bản là khó tránh khỏi.

- Để giải quyết những việc tồn đọng về công tác thanh tra xây dựng trong nhiều năm qua. Đề nghị các cấp có thẩm quyền cần có thái độ dứt khoát đối với những đối tƣợng cố chấp và quá khích cố tình khiếu kiện để các vụ việc phức tạp kéo dài ở địa phƣơng khi kết luận thanh tra đã thoả đáng, đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm dân chủ công khai trong nhân dân. Không nên chuyển đơn lòng vòng yêu cầu thanh tra làm tiếp.

- Để nâng cao chất lƣợng công tác thanh tra xây dựng, ngoài việc đầu tƣ cơ sở vật chất trang thiết bị cho thanh tra thì cần đƣợc quan tâm công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ làm công tác thanh tra, quan tâm bố trí ngân sách và kinh phí để đào tạo bồi dƣỡng cán bộ thanh tra, mở các lớp đào tạo bồi dƣỡng, tập huấn công tác giám sát. Đồng thời phải có những lớp đào tạo chuyên về công tác thanh tra xây dựng cơ bản có nhƣ vậy công tác thanh tra xây dựng mới có hiệu quả, hiệu lực và đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giải phóng mặt bằng ở quận bắc từ liêm và nam từ liêm, hà nội (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)