Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2013 – 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần cơ khí và khoáng sản hà giang (Trang 50 - 56)

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

KH TH KH TH KH TH

Doanh thu 182.294 182.294 151.200 115.440 134.000 215.473,5 Lợi nhuận sau thuế 48.000 86.555,2 20.000 30.080,4 28.000 34.902

Nộp ngân sách NN 41.409 43.874 46.794,8

(Nguồn: Báo cáo tài chính cuối năm của Công ty)

Giai đoạn 2013 – 2015 là một giai đoạn phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, cũng là giai đoạn khó khăn đối với các doanh nghiệp khai thác khoảng sản nói chung. Tuy vậy, Công ty cổ phần cơ khí và khoáng sản Hà Giang vẫn nằm trong top 5 doanh nghiệp tạo lãi lớn nhất ngành.

Đầu năm 2013 giá kim loại Antimon giảm thấp, nhƣng đến cuối năm đã có sự tăng giá trở lại, tăng giá đã góp phần để công ty hoàn thành kế hoạch. Doanh thu năm 2013 đạt 182.294triệu đồng , lợi nhuận đạt 86.555,2 triệu đồng, nộp ngân sách nhà nƣớc 41.409triệu đồng, vốn điều lệ của Công ty năm 2013 tăng từ 120.000 triệu đồng lên 126.000 triệu đồng. Đây là những thành công lớn trong năm 2013 của doanh nghiệp.

Sang năm 2014, có thể nói đây là một năm có nhiều khó khăn do tình hình thiên tai, lũ lụt vào mùa mƣa và tình trạng điện cung cấp không ổn định là những yếu tố bất lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy vậy, giá bán của antimon bình quân vẫn ở mức cao là 8.634 USD/ tấn, nguồn cung cấp than antraxits, than mỡ tƣơng đối ổn định và chủ động. Trong năm 2014, công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc duy trì sản xuất ổn định, an toàn, áp dụng tiêu chuẩn ISO vào sản xuất cộng thêm khả năng làm chủ công nghệ của ngƣời lao động đã góp phần làm nên kết quả kinh doanh của Công ty. Lợi nhuận đạt 30.080,4triệu đồng, giảm 2,87 lần so với năm 2013. Doanh thu đạt 115.440triệu đồng hoàn thành kế

hoạch năm 2014 và bằng 63,3% so với năm 2013. Nộp ngân sách nhà nƣớc 43.874triệu đồng.

Đến năm 2015, cùng với đà hồi pục của nền kinh tế, Công ty cổ phần cơ khí và khoáng sản Hà Giang vẫn đạt đƣợc nhiều thành công, xây dựng đƣợc vị thế và nền tảng cho Công ty phát triển trong những năm tiếp theo. Công ty đã thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, khai thác tốt thị trƣờng tiêu thụ sản phảm, tài chính ổn định và tăng trƣởng, tiến độ thực hiện đầu tƣ xây dựng các dự án bám sát kế hoạch đề ra góp phần nâng cao hình ảnh vị thế của HGM trên thị trƣờng. Tổng doanh thu năm 2015 đạt 215.473,5 triệu đồng tăng 95,9% so với kế hoạch đề ra, lợi nhuận năm 2015 đạt 34.902triệu đồng bằng 116 % so với năm 2014, nộp ngân sách nhà nƣớc 46.794,8 triệu đồng bằng 106,7% so với năm 2014. Đây là một kết quả đáng ghi nhận, thể hiện nỗ lực phấn đấu của Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân lao động Công ty trong việc bảo toàn và phát triển vốn, đem lại an toàn và lợi ích cao nhất cho các cổ đông.

Những phân tích trên đều cho thấy giai đoạn năm 2013 – 2015 là một giai đoạn hậu khủng hoảng, nền kinh tế gặp nhiều biến động bất ngờ, thị trƣờng lên xuống thất thƣờng. Tuy vậy, giá antimon vẫn khá ổn định, giúp Công ty cổ phần cơ khí và khoáng sản Hà Giang luôn hoàn thành kế hoạch doanh thu đề ra. Đây có thể coi là giai đoạn phát triển vƣợt bậc của công ty cổ phần cơ khí và khoáng sản Hà Giang.

Kết quả hoạt động khác

Ngoài sự tăng trƣởng của doanh nghiệp, sự đóng góp vào ngân sách tỉnh gia tăng doanh nghiệp còn đóng góp 1.507 triệu đồng để giúp các xã: Hố Quáng Phìn, Du Già, Thắng Mố, Mậu Duệ, xóa nghèo giúp đỡ các lớp học nội trú dân nuôi tại các địa phƣơng cho hàng ngàn cháu nhỏ ăn, ở, sinh hoạt, học tập.

Đi đôi với sự chăm lo lợi ích cho ngƣời lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, Công ty Cổ phần Cơ khí Khoáng sản còn là đơn vị coi trọng sự phát triển bền vững môi trƣờng sống. Hàng năm Công ty tổ chức trồng cây xanh quanh khu vực mỏ. Đắp đập ngăn nƣớc, chặn thải. Thƣờng xuyên tổ chức quan trắc đánh giá

tác động môi trƣờng và ký quỹ phục hồi môi trƣờng trên 654 triệu đồng để phục hồi môi trƣờng sau khai thác.

3.1.4.Các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng lao động

3.1.4.1.Đặc điểm về sản phẩm

Sản phẩm chính của Công ty là các loại thành phẩm Antimon, quặng chì và kẽm. Những thành phẩm của kim loại Antimon mang nhãn hiệu A – H, hàm lƣợng Antimon đạt 99,95% , là sản phẩm đặt tiêu chuẩn quốc tế, đủ điều kiện đƣợc giao dịch trên thị trƣờng thế giới, đƣợc bạn hàng đánh giá cao về mặt chất lƣợng. Đƣợc xuất khẩu 100% cho nƣớc có nền công nghiệp chế tạo trình độ phát triển cao nhƣ Nhật Bản, Hà Lan, Vƣơng quốc Bỉ.

Khi còn ở dạng nguyên tố, Antimon là một chất rắn kết tinh dễ nóng chảy, cứng màu trắng bạc có tính dẫn điện, dẫn nhiệt kém và bay hơi ở nhiệt độ thấp. Là một á kim, Antimon tƣơng tự nhƣ kim loại ở bề ngoài và nhiều tính chất cơ lý, nhƣng không phản ứng nhƣ các kim loại về mặt hóa học. Nó cũng bị tấn công bởi các axit và các halogen theo phản ứng oxi hóa – khử.

Các hợp chất của Antimon trong dạng oxit, sulfua, antimonat natri, triclorua antimon đƣợc dùng làm các vật liệu chống cháy, men gốm, thủy tinh, sơn, sứ. Trioxit antimon là hợp chất quan trọng nhất của Antimon và sử dụng chủ yếu trong các vật liệu ngăn lửa. Các ứng dụng ngăn lửa bao gồm các thị trƣờng nhƣ quần áo và đồ chơi trẻ em, các lớp bọc ghế ngồi trong ôtô va máy bay. Nó cũng đƣợc dùng trong công nghiệp sản xuất composit sợi thủy tinh nhƣ là phụ gia cho nhựa polyeste cho các mặt hàng nhƣ lớp che bọc động cơ máy bay hạng nhẹ. Nhựa này sẽ bắt cháy khi có lửa nhƣng bó sẽ bị dập tắt ngay khi lửa bị loại bỏ. Sulfua antimon là một trong các thành phần của diêm an toàn.

Antimon đƣợc sử dụng ngày càng gia tăng trong công nghiệp bán dẫn để sản xuất các điốt, các thiết bị phát hiện bằng tia hồng ngoại và các thiết bị dùng hiệu ứng Hall. Ở dạng hợp kim, nó tăng mạnh độ cứng và sức bền cơ học của chì. Một

trong các ứng dụng quan trọng nhất của Antimon là tác nhân làm cứng trong chì để làm các loại ắc quy.

Tóm lại, Antimon đƣợc sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất:Các vật liệu chống cháy, Ắc quy, Hợp kim chống ma sát, Hợp kim đúc chữ in, Lớp bọc cho sợi cáp, Diêm, Các loại thuốc phòng trừ sinh vật nguyên sinh ký sinh, Hàn chì, Hàn thiếc – một vài loại thiếc hàn “không chì” chứa 5% Sb, Các vòng bi chính và lớn trong động cơ đốt trong (dƣới dạng hợp kim), Dùng các máy in kiểu linô

Hiện tại, Công ty chƣa có thành phẩm chì và kẽm mà chỉ khai thác quạng chì và kẽm để xuất khẩu sang Trung Quốc.

3.1.4.2.Đặc điểm về quy trình sản xuất

Quặng Antimon đƣợc hình thành dạng vỉa, mạnh, dạng ổ và thân mạch, trong đới đất đá đứt gẫy chà nát. Vì vậy đối với các thân quặng, mạch quặng lớn dễ khai thác Công ty sử dụng phƣơng pháp khai thác lộ thiên, dùng tổ hợp máy cuốc xúc bóc đất đá theo tầng, vỉ đẻ giảm tải đảm bảo an toàn trong khai thác. Khi đến thân quặng, ổ quặng dùng khoan bắn nổ mìn, tuyển chọn tại gƣơng sau đó dùng tổ hợp bốc xúc về bãi tuyển.

Quặng Antimon thƣờng lẫn trong đất đá. Do vậy trƣớc khi đƣa vào tuyển, quặng sẽ đƣợc đập ra thành các kích cỡ theo quy định. Công ty đang đầu tƣ phát triển phƣơng pháp tuyển trọng lực. Tuyển trọng lực sẽ tiết kiệm và tối đa hóa cho Công ty nguyên liệu quặng bỏ sót do quá trình tuyển khô. Quy trình tuyển thô và sản xuất ra Antimon đƣợc mô tả nhƣ sau:

 Phƣơng pháp khai thác quặng: Phƣơng pháp lộ thiên

 Đất đá sau khi đƣợc máy xúc đào xúc lên xe ôtô vẩn chuyển về nhà máy. Tại bãi cấp liệu, đất đá đƣợc đổ vào sân cấp liệu. Tại đây dùng búa và các công dụng đập để làm nhỏ quặng để đƣa lên tuyển để phân loại giữa quặng và đất đá.

 Quy trình công nghiệp sản xuất kim loại Antimon:

 Thiêu quặng Antimon trong lò giếng thẳng cho ra bán thành phẩm là bột Oxit Antimon

Hình 3.2. Sơ đồ dây chuyền chế biến sản phẩm Antimon của Công ty

(Nguồn: Phòng kế hoạch và kỹ thuật)

 Sau đó bột oxit đƣa vào lò phản xạ để tinh luyện thành kim loại Antimon. Nhiên liệu sử dụng để cấp nhiệt cho lò phản xạ là than mỡ đƣợc mua trong nƣớc hoặc nhập khẩu tử Trung Quốc. Dƣới tác dụng của nhiệt độ cao, cacbon ở than và của khí lò lấy oxi trong bột oxit tạo thành khí oxit cacbon CO và khí cacbonic CO2 bay theo khí lò, để lại phần Antimon kết tinh thành kim loại. Quá trình này gọi là quá trình hoàn nguyên.

 Trƣớc khi ra lò, kim loại phải đƣợc lấy mẫu để phân tích hóa học tại phòng hóa nghiệm của xƣởng khi đạt tiểu chuẩn chất lƣợng theo tiêu chuẩn đã đăng ký với đúng tiêu chuẩn chất lƣợng. Cho ra lò, kim loại lỏng đƣợc đúc vào khuôn để tạo thành viên kim loại có hình dạng tứ diện chóp cụt, có khối lƣợng khoảng 22 ~ 25 kg/viên. Ký hiệu sản phẩm đăng ký là A – H (Kim loại Antimon Hà Giang).

3.1.4.3.Đặc điểm về nguyên vật liệu

Nguyên liệu chính đầu vào của Công ty là quặng Antimon và quặng chì, kẽm. Ngoài ra trong quá trình sản xuất Công ty còn sử dụng các loại dầu, than, nƣớc, điện, soda, hóa chất các loại.... dùng cho hoạt động của các xí nghiệp khai thác.

Bóc đất phủ Khai thác quặng Vận chuyển quặng

Tuyển khô và phân cấp quặng

Hóa luyện

Thành phẩm kim loại Antimon Tái tạo mô trƣờng

Theo các báo cáo về triển vọng khoáng sản Antimon của Viện địa chất khoáng sản và Hội địa chất Việt Nam, điểm quặng Antimon Mậu Duệ có 03 thân quặng đƣợc đánh số I, II, III. Từ tháng 5/1995 đến tháng 2/1996 Công ty đã kết hợp với Liên đoàn địa chất I khảo sát và phát hiện thân quặng Mậu Duệ II có tổng tài nguyên, trữ lƣợng là 371,818 tấn quặng với hàm lƣợng trung bình từ 10% tới 12,03% tƣơng đƣơng với 36.000 tấn kim loại Antimon. Ngày 27/12/1996, Bộ Công Nghiệp đã cấp giấy phép khai thác khoáng sản số 3910 QĐ/ĐCKS ngày 27/12/1996 cho phép công ty cơ khí và khoáng sản Hà Giang khai thác quặng Antimon tại mỏ Mậu Duệ trong thời gian 30 năm kể từ ngày ký giấy phép, với công suất khai thác là 10.500 tấn/năm và trữ lƣợng khoáng sản là 330.286 tấn quặng. Đảm bảo nguồn nguyên liệu Antimon ổn định cho Công ty.

Ngoài ra, điểm mỏ chì – kẽm Tà Pan – Minh Sơn – Bắc Mê – Hà Giang mà Công ty đƣợc UBND tỉnh Hà Giang cấp giấy phép khai tác tận thu tại Quyết định số 379/QĐ – UB ngày 7/2/2003. Năm 2008 Công ty đã đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang cấp lại Giấy phéo khai thác theo quy định của Luật khoáng sản. Quyết định số 746/QĐ – UBND ngatf 19/03/2008 trữ lƣợng khai thác: 492.809 tấn quặng, thời gian khai thác 10 năm, công suất khai thác là 50.000 tấn quặng nguyên khai/năm, diện tích khai thác 12 ha. Đảm bảo nguồn nguyên liệu chì kẽm ổn định cho Công ty. Năng lƣợng điện đƣợc Công ty đăng ký sử dụng hệ thống điện lƣới của Tỉnh. Ngoài ra Công ty đã chủ động mua máy phát điện để đảm bảo nguồn điện phục vụ cho sản xuất. Nhiên liệu dầu, than, soda, hóa chất các loại và các nguyên liệu phụ khác đƣợc Công ty lựa chọn từ các nhà cung cấp trên thị trƣờng trên cơ sở chất lƣợng và giá cả.

3.1.5.Tình hình nhân lực chung của Công ty cổ phần cơ khí và khoảng sản Hà Giang

Tính đến nay, đội ngũ nhân lực của Công ty đã lên đến gần 300 ngƣời, phụ trách các mảng công việc chính nhƣ: Mảng sản xuất và mảng kinh doanh. Đối với mảng sản xuất có những loại công việc nhƣ: nhân viên sản xuất, nhân viên vận hành máy móc, nhân viên giám sát chất lƣợng...Đối với mảng kinh doanh có các loại công việc sau: nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng, nhân viên phân phối....

Cơ cấu nhân lực theo giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần cơ khí và khoáng sản hà giang (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)