Dòng tế bào Số lƣợng bệnh nhân Tỷ lệ % Dòng B 50 75,75 Dòng T 14 21,21 Hỗn hợp (Tủy/ lympho) 2 3,04 Tổng 66 100
Trong nghiên cứu của chúng tôi, BCC dòng B lympho chiếm tỷ lệ cao hơn BCC dòng T lympho: 75,75% so với 21,21 %.
Hình 3.7. Hình ảnh dương tính CD 20, âm tính với CD33
Hình 3.8. Hình ảnh dương tính với CD 10 và CD34
của bệnh nhân Lê Tiến H. BCC thể L2.
Phân tích các dấu ấn miễn dịch trên bề mặt tế bào non ác tính, bảng 3.3 cho thấy BCC dòng B chiếm tỷ lệ cao hơn dòng T: 75,75% so với 21,21%. Năm 2003, Phạm Quang Vinh tiến hành phân loại 22 bệnh nhân BCC dòng lympho theo phƣơng pháp miễn dịch, dòng B lympho chiếm 77,27%, dòng T chiếm 13,64% [30]. Nguyễn Ngọc Lan (2007), tỷ lệ dòng B lympho chiếm 70,1%, dòng T chiếm 25,8% [12]. Theo Tubergen DG, bạch cầu cấp dòng lympho chiếm tỷ lệ cao tới 85% [138] (bảng 3.4).
Bảng 3.4. So sánh tỷ lệ phân loại BCC dòng lympho bằng phương pháp miễn dịch
Tác giả Dòng B lympho Dòng T lympho
Bùi Ngọc Lan- 2007 [13] 70,1 25,8
Tubergen- 2004 [138] 85 13,3
Đỗ Thị Vinh An 75,75 21,21
Tỷ lệ bệnh nhân BCC dòng B lympho trong nghiên cứu của chúng tôi tƣơng đƣơng với nghiên cứu của các tác giả khác trong nƣớc, nhƣng thấp hơn tác giả nƣớc ngoài. Điều này có thể liên quan đến yếu tố dịch tễ, chủng tộc. Sử dụng phƣơng pháp miễn dịch trong phân loại bệnh nhân BCC dòng lympho không chỉ cho chúng ta biết dòng T hay B lympho mắc bệnh mà cả “độ tuổi” của các tế bào non ác tính [13]. Đối với tiên lƣợng bệnh, các bệnh nhân BCC dòng B lympho có tỷ lệ lui bệnh thƣờng cao hơn so với nhóm dòng T lympho. Tế bào non ác tính có nhiều dấu ấn non, chƣa trƣởng thành (pre/pro/imature) có khả năng đáp ứng thuốc tốt hơn nhóm bệnh nhân có tế bào non ác tính mang dấu ấn trƣởng thành [121].
3.2. ĐẶC ĐIỂM HUYẾT HỌC TỦY SINH MÁU CỦA BN BẠCH CẦU CẤP DÕNG LYMPHO
3.2.1. Đặc điểm máu ngoại vi
Phân tích các thông số huyết học của bệnh nhân bạch cầu cấp dòng lympho trong nghiên cứu chúng tôi có kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.5.