So sánh tỷ lệ bệnh nhân BCC dòng lympho có NST Ph1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tế bào máu, tủy xương, nhiễm sắc thể và protein protein bệnh nhân bạch cầu cấp dòng lympho (Trang 84)

Tác giả Năm công bố Tỷ lệ %

Phạm Quang Vinh [30] 2003 33,96 Vesna Najfeld [142] 2008 11-29 Ngƣời trƣởng thành 2-6 Trẻ em Đỗ T. Vinh An 2011 14,58

Kết quả so sánh cho thấy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi có khác biệt so với các nghiên cứu khác. Trong nghiên cứu của Phạm Quang Vinh, khi nghiên cứu bệnh nhân BCC dòng lympho có nhiễm sắc thể Ph1 chiếm 33,96%. Có thể vì trong nghiên cứu của chúng tôi có 12 bệnh nhi, theo Pui CH, chuyển đoạn t(9;22) ít gặp ở trẻ nhỏ hơn ở ngƣời trƣởng thành [113]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gần tƣơng tự nhƣ kết quả nghiên cứu của Vanes N. (2008). Chuyển đoạn này thƣờng đi kèm với những đặc điểm sinh học riêng, tiên lƣợng bệnh xấu, khả năng đáp ứng thuốc kém [121] [142].

Một chuyển đoạn nữa cũng gắn liền với tiên lƣợng bệnh kém, thời gian lui bệnh ngắn, là chuyển đoạn t(4;11). Trong nghiên cứu của chúng tôi có 1 bệnh nhân phát hiện chuyển đoạn này. Một số tác giả thấy trong các bất thƣờng liên quan11q23 thì t(4; 11) là xấu nhất, có xâm lấn thần kinh trung ƣơng [117]. Kersey nuôi cấy tế bào có t(4; 11) thấy tế bào không đi vào giai đoạn phân chia đƣợc [96]. Có lẽ vì vậy, bệnh không đáp ứng với điều trị. Những bệnh nhân có chuyển đoạn này thƣờng đi kèm với một số đặc điểm khác nhƣ số lƣợng bạch cầu máu ngoại vi cao, tỷ lệ tế bào non ác tính tăng cao, khả năng đáp ứng thuốc kém [100][106]. Các bất thƣờng khác đƣợc ghi nhận trong nghiên cứu của chúng tôi còn có mất cánh dài nhiễm sắc thể số 7- 7q-. Chuyển đoạn t(12;21) gặp ở 2 bệnh nhân, chuyển đoạn này đƣợc đánh giá có tiên lƣợng tốt, thời gian lui bệnh kéo dài, đáp ứng thuốc tốt [121].

Hình 3.14. Bộ NST 46,XY

của bệnh nhân Nguyễn Bá T, 58T, thể LAL2.

Hình 3.15. Hình ảnh chuyển đoạn t(4;12)

Hình 3.16. Hình ảnh 48 NST, +8, +18, Ph1,

của bệnh nhân Nguyễn Thị S., thể LAL2.

của bệnh nhân Chử Văn Th., thể LAL2.

3.3.2. Kết quả xác định các chuyển đoạn gen MLL/AF4, E2A/PBX, BCR/ABL, AML1/TEL

Nghiên cứu 66 bệnh nhân bạch cầu cấp dòng lympho, có 32 bệnh nhân không gặp các chuyển đoạn gen MLL/AF4, E2A/PBX, BCR/ABL, AML1/TEL. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.15.

Bảng 3.15. Kết quả phân tích một số chuyển đoạn gen bằng RT-PCR

Dạng chuyển đoạn gen Số lƣợng BN Tỷ lệ %

Không có chuyển đoạn 32 48,5

ABL-BCR 9 13,6 TEL-AML1 10 15,2 E2A-PBX1 8 12,1 MLL-AF4 7 10,6 Tổng 66 100 Nhận xét:

bệnh nhân trong nghiên cứu không có chuyển đoạn gen .

+ Chuyển đoạn gen ABL-BCR gặp ở 9/34 bệnh nhân chiếm 13,6%. + Chuyển đoạn gen TEL-AML1 có tỷ lệ cao nhất 10/34 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 15,2%.

+ Chuyển đoạn gen E2A-PBX1 gặp ở 8/34 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 12,1%.

+ Chuyển đoạn gen MLL-AF4, gặp ở 7/34 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 10,6%. Tỷ lệ riêng của các bất thƣờng gen thể hiện trong hình 3.18.

Hình 3.18. Tỷ lệ các loại chuyển đoạn gen MLL/AF4, E2A/PBX, BCR/ABL, AML1/TEL gặp trong bệnh bạch cầu cấp dòng lympho

3.3.2.1. Tỷ lệ chuyển đoạn gen ABL/BCR ở bệnh nhân bạch cầu cấp dòng lympho

Có 9/34 bệnh nhân BCC dòng lympho có chuyển đoạn gen ABL/BCR chiếm 27,8% tổng số bệnh nhân có chuyển đoạn gen (hình 3.20).

9 10 8 7 ABL-BCR 25% TEL-AML 27,8%1 E2A-PBX 22% MLL-AF4 19%

Hình 3.19. Tỷ lệ BN có chuyển đoạn ABL/BCR

Trong 66 bệnh nhân nghiên cứu có 9 bệnh nhân có chuyển đoạn gen ABL/BCR, chiếm tỷ lệ 13,63%. Chuyển đoạn t (9; 22), làm nền tảng cho phản ứng tổng hợp protein ABL-BCR. ABL proto-oncogene mã hóa một protein kinase tyrosine-cụ thể, có hoạt động kiểm soát chặt chẽ [121] [142]. Ngƣợc lại, các phản ứng tổng hợp protein ABL-BCR là một cấu thành protein kinase làm thay đổi con đƣờng tín hiệu kiểm soát sự gia tăng, sự sống còn, và tự đổi mới của các tế bào gốc tạo máu [117]. Theo Zhang AY, chuyển đoạn này gặp từ 2-5% ở BCC lympho trẻ nhỏ và khoảng 30% ở ngƣời trƣởng thành [153]. Theo Robert M [121], ở trẻ nhỏ chuyển đoạn gen ABL/BCR gặp với tần xuất 4% và ở ngƣời trƣởng thành là 25-30%.

Theo Raimondi và cộng sự, tỷ lệ gặp chuyển đoạn gen ABL/BCR ở trẻ nhỏ mắc BCC dòng lympho từ 3-5%, ngƣời trƣởng thành là 25% [118]. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 1/12 bệnh nhi có chuyển đoạn gen ABL/BCR chiếm 8,3% và 8/54 bệnh nhân tuổi trƣởng thành chiếm 14,81% có chuyển đoạn gen ABL/BCR. So sánh kết quả của chúng tôi với các tác giả khác đã công bố, bảng 3.16.

Bảng 3.16. So sánh tỷ lệ chuyển đoạn gen ABL/BCR trong nghiên cứu và một số tác giả khác

27.80%

72.20%

ABL/BCR

Tác giả Năm công bố Tỷ lệ % Raimondi SC [118] 1988 Trẻ nhỏ : 3-5 Trƣởng thành: 25 Robert M [121] 2008 Trẻ nhỏ : 4 Trƣởng thành: 25- 30 Vanes N [142] 2008 Trẻ nhỏ : 2-6 Trƣởng thành: 11-29 Đỗ T. Vinh An 2011 Trẻ nhỏ: 8,3 Ngƣời trƣởng thành: 14,8

Bảng 3.16. cho thấy kết quả phân tích chuyển đoạn gen ABL/BCR của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Trong nghiên cứu, chúng tôi có 12 trẻ nhi, có 1 trƣờng hợp có chuyển đoạn gen ABL/BCR chiếm 8,3%. Vì vậy, tỷ lệ % trẻ nhỏ bạch cầu cấp dòng lympho trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của các tác giả khác do số lƣợng bệnh nhân còn hạn chế, sự khác biệt chƣa có ý nghĩa. Tỷ lệ ngƣời trƣởng thành có chuyển đoạn gen ABL/BCR trong nghiên cứu của chúng tôi là 14,8%, thấp hơn kết quả nghiên cứu của Raimondi [118] và Robert [121], nhƣng lại gần tƣơng tự nhƣ kết quả nghiên cứu của Vanes [142].

Hình 3.20. Hình ảnh điện di có Ph1 (+) của BN Nguyễn thị Hải H, thể LAL2

A, Hình ảnh 3 BN cùng dương tính Ph1(3,4,5), chứng dương (2), Băng ADN chuẩn 100bp (1).

B, Hình ảnh ABR/BCR dương tính 190bp BN Nguyễn Thị Hải H.(4,5), ADN chuẩn 20bp(1), chứng dương (2), chứng âm (3).

3.3.2.2. Tỷ lệ chuyển đoạn gen AML1/TEL ở bệnh nhân bạch cầu cấp dòng lympho

Kết quả bảng 3.15 cho thấy có 10/34 bệnh nhân BCC dòng lympho có chuyển đoạn gen AML/TEL chiếm 29,4%.

Hình 3.21. Tỷ lệ BN có chuyển đoạn AML/TEL trong nhóm có các chuyển đoạn gen nghiên cứu

Trong 34 bệnh nhân nghiên cứu có 10 bệnh nhân có chuyển đoạn gen AML/TEL, chiếm tỷ lệ 29,41%. Chuyển đoạn t(12; 21) tạo ra một gen phản ứng tổng hợp bao gồm phần 5 TEL, một thành phần của các gen mã hóa cho nhân tố phiên mã, và hầu nhƣ các vùng mã hóa toàn bộ một yếu tố phiên mã gen, AML1, mã hóa các α tiểu đơn vị của yếu tố cốt lõi, điều chỉnh tổng thể của quá trình biệt hóa của các gốc tạo máu [115][121]. Gen TEL là yếu tố dẫn đƣờng cho quá trình biệt hóa của các tế bào tiền thân tạo máu trong tủy xƣơng, trong khi AML1 là thành phần ADN kết nối của yếu tố phiên mã heterodimeric (CBFα cộng CBFβ), trong đó có một vai trò trung tâm trong quá trình sinh máu [85][112]. Theo Zhang AY và cộng sự, chuyển đoạn này gặp từ 25% ở BCC lympho trẻ nhỏ và khoảng 3% ở ngƣời trƣởng thành [153]. Theo Robert M [121], ở trẻ nhỏ chuyển đoạn gen AML/TEL gặp với tần xuất 22% - 27% và ở ngƣời trƣởng thành là 3% - 4%.

29.40%

70.60%

AML/TEL

Bảng 3.17. So sánh tỷ lệ chuyển đoạn gen AML/TEL trong nghiên cứu và một số tác giả khác

Tác giả Năm công bố Tỷ lệ %

Zhang AY [153] 2005 Trẻ nhỏ : 25 Trƣởng thành: 3- 4 Robert M [121] 2008 Trẻ nhỏ : 22-27 Trƣởng thành: 3 – 4 Đỗ T. Vinh An 2011 Trẻ nhỏ : 50 Trƣởng thành: 7,4

Bảng 3.17. cho thấy kết quả phân tích chuyển đoạn gen AML1/TEL của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Có thể là do trong bệnh nhận nghiên cứu của chúng tôi có 12 bệnh nhi, có 6/12 bệnh nhi có chuyển đoạn gen AML1/TEL (chiếm 50%). Trong nhóm bệnh nhân từ 16 đến 70 tuổi của chúng tôi có 4 bệnh nhân có chuyển đoạn AML1/TEL, tính riêng lẻ, tỷ lệ có chuyển đoạn AML1/TEL trong nhóm bệnh nhân trên 16 tuổi là 4/54 bệnh nhân (chiếm 7,4%). Cỡ mẫu trong nghiên cứu còn nhỏ, nên tỷ lệ này chƣa có ý nghĩa khác biệt lớn. Tiên lƣợng nhóm bệnh nhân này tốt, bệnh nhân thƣờng có đáp ứng thuốc tốt, tỷ lệ sống khỏi bệnh cao đến 90% [75] [85] [86] [121].

Hình 3.22. Hình ảnh điện di AML1/TEL

SM: Băng chuẩn ADN(50bp).

1: Chứng dương cho AML1 (334bp).

2: Chứng dương cho tổ hợp gen AML1/TEL (412bp).

3: Mẫu bệnh nhân dương tính với chuyển đoạn gen AML1/TEL và cón một gen AML1 bình thường.

3.3.2.3. Tỷ lệ chuyển đoạn gen E2A/PBX ở bệnh nhân bạch cầu cấp dòng lympho

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 8/34 bệnh nhân BCC dòng lympho có chuyển đoạn gen E2A/PBX chiếm 23,58% (hình 3.23).

Hình 3.23. Tỷ lệ bệnh nhân BCC dòng lympho có chuyển đoạn gen E2A/PBX

Chuyển đoạn E2A/PBX là chuyển đoạn q23 trên nhiễm sắc thể số 1 và đoạn p13 trên nhiễm sắc thể 19. Chuyển đoạn E2A/PBX trong nghiên cứu của chúng tôi có 7/66 bệnh nhân chiếm 10,61%. Trong nghiên cứu Hunger SP [89], tỷ lệ chuyển đoạn E2A/PBX trong BCC dòng lympho nói chung từ 5%- 6%, nhƣng với BCC dòng B lympho, tỷ lệ này là 20%. Theo Robert M [121], tỷ lệ có chuyển đoạn E2A/PBX thƣờng chiếm 5%- 6% tổng số bệnh nhân, tỷ lệ gặp riêng trong dòng BCC dòng B lympho là 25%. A. Kamel [94] thì có kết quả phân tích chuyển đoạn gen E2A/PBX gặp 24/134 bệnh nhân nghiên cứu, chiếm tỷ lệ 17,9%. Năm 1984, Williams đã mô tả chuyển đoạn t(1;19)(q23;p13) là một chỉ điểm cho những trƣờng hợp có nguy cơ cao tái phát hệ thần kinh trung ƣơng [151]. Trong cả ngƣời lớn và trẻ em, chuyển đoạn gen E2A/PBX chủ yếu xuất hiện trên các bệnh nhân BCC dòng B lympho. Tổ hợp gen E2A/PBX mã hóa cho yếu tố hoạt hóa phiên mã hỗn hợp, còn đƣợc gọi là oncoprotein (protein gây ung thƣ). Từ đó, làm tế bào tăng sinh không kiểm soát đƣợc [38][89]. Bảng 3.18 so sánh kết quả phân tích chuyển đoạn gen E2A/PBX của chúng tôi so với các tác giả khác đã công bố.

23.58%

74.42%

E2A/PBX

Bảng 3.18. So sánh kết quả phân tích chuyển đoạn gen E2A/PBX của chúng tôi so với các tác giả khác đã công bố

Tác giả Năm Tỷ lệ Hunger SP [89] 1996 5% -6% Robert M [121] 2006 5% - 6% Kamel A [94] 2007 17,9% Đỗ T. Vinh An 2011 10,63%

Kết quả bảng 3.18 cho thấy tỷ lệ chuyển đoạn gen E2A/PBX trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với các tác giả Hunger và Robert, nhƣng lại thấp hơn so với kết quả của Kamel A. Nhận dạng sự có mặt của chuyển đoạn gen E2A/PBX cho phép giải thích một số trƣờng hợp bệnh nhân có số lƣợng bạch cầu tăng cao, có nguyên nhân từ sự hoạt động của tổ hợp gen E2A/PBX thúc đẩy quá trình sinh sản quá mức của các tế bào non ác tính.

3.3.2.4. Tỷ lệ biến đổi gen MLL/AF4 ở bệnh nhân bạch cầu cấp dòng lympho

Trong nhóm các bệnh nhân có các chuyển đoạn gen nghiên cứu, có 7/34 bệnh nhân BCC dòng lympho có biến đổi gen MLL/AF4 chiếm 20,59%. (hình 3.25).

Hình 3.24. Tỷ lệ bệnh nhân BCC dòng lympho có chuyển đoạn gen MLL/AF4 trong nhóm có biến đổi gen nghiên cứu

Khi phân tích 66 bệnh nhân BCC dòng lympho, chúng tôi thu đƣợc kết quả có 8 bệnh nhân có chuyển đoạn MLL/AF4, chiếm tỷ lệ 12,12%. Nhiều nghiên cứu khác nhau về chuyển đoạn MLL/AF4, có các kết quả khác nhau. Kamel A., gặp tỷ lệ này rất thấp 1%, trong nhóm bệnh nhân ông nghiên cứu [94]. V Duke, thấy ở ngƣời trƣởng thành mắc bệnh bạch cầu cấp chuyển đoạn gen này đƣợc phát hiện với tỷ lệ khoảng từ 10% - 15% [68].

Bảng 3.19. So sánh kết quả phân tích chuyển đoạn gen MLL/AF4 của chúng tôi với các tác giả khác đã công bố

Tác giả Năm công bố Tỷ lệ %

Duke V.M [68] 2005 10%-15% Kamel A [94] 2007 1% Đỗ T. Vinh An 2011 12,12 * Nhận xét: 20.59% 79.41% MLL/AF4 các chuyển đoạn khác

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có chuyển đoạn gen MLL/AF4 cao hơn nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu của Kamel nhƣng lại tƣơng tự nhƣ kết quả nghiên cứu của Duke. Kamel chỉ nghiên cứu về tần xuất có chuyển đoạn gen MLL/AF4 trong những bệnh nhi mắc bạch cầu cấp dòng lympho tại Ai Cập [94], nên tỷ lệ gặp chuyển đoạn này có thể không cao. Duke lại nghiên cứu trên ngƣời trƣởng thành [68], với 54/66 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là ngƣời trƣởng thành thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi không có nhiều khác biệt so với tác giả khác.

Meztler và cộng sự nhận thấy chuyển đoạn MLL/AF4 gắn liền với một tiên lƣợng xấu [104], còn theo Huret những bệnh nhân có chuyển đoạn gen thời gian sống ngắn, tái phát nhanh, dƣới một năm [90]. Duke V.M nhận thấy: tổ hợp gen MLL/AF4 tạo ra một phức hợp protein tác động trực tiếp vào quá trình biệt hóa của tế bào gốc, hoặc tạo ra một protein gián tiếp tham gia vào quá trình hình thành các u, vì nó chỉ đƣợc tìm thấy trong các u tế bào B của ngƣời [68].

3.4. SO SÁNH CÁC NHÓM BỆNH NHÂN CÓ BẤT THƢỜNG SỐ LƢỢNG NHIỄM SẮC THỂ VÀ CÓ CÁC CHUYỂN ĐOẠN GEN MLL/AF4, E2A/PBX, BCR/ABL, AML1/TEL VÀ TỶ LỆ TẾ BÀO NON ÁC TÍNH TRƢỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ

Các bất thƣờng nhiễm sắc thể, chuyển đoạn gen có liên quan trực tiếp đến đánh giá khả năng đáp ứng thuốc của bệnh nhân BCC dòng lympho. Bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn có tỷ lệ tế bào non ác tính trong tủy dƣới 5%, chƣa lui bệnh sẽ có tỷ lệ tế bào non ác tính cao hơn trên 5%. Kết quả phân tích các nhóm bệnh nhân có bất thƣờng nhiễm sắc thể, các chuyển đoạn gen với tỷ lệ tế bào non ác tính sau điều trị hóa chất đƣợc trình bày ở bảng 3.20, bảng 3.21 dƣới đây.

Bảng 3.20. Kết quả phối hợp đặc điểm tế bào di truyền ở bệnh nhân BCC dòng lympho sau điều trị hóa chất

Đặc điểm biến đổi

Lui bệnh hoàn toàn (<5% tế bào non ác

tính/tủy)

Lui bệnh không hoàn toàn (>5% tế bào non

ác tính /tủy) >50 NST 3 0 47- 50 NST 1 1 38 NST 0 1 ABL/BCR 4/9 5/9 AML/TEL 8/9 1/9 MLL/AF4 2/7 5/7 E2A/PBX 3/8 5/8 Nhận xét: - Nhóm bệnh nhân có các bất thƣờng số lƣợng : 47- 50 NST, 38 NST và nhóm có chuyển đoạn gen MLL/AF4, E2A/PBX, ABL/BCR, tỷ lệ tế bào non ác tính <5% thấp hơn so với nhóm bệnh nhân có chuyển đoạn gen AML/TEL và nhóm bệnh nhân có trên 50 NST [103] [121] [142].

- Khi nghiên cứu các bất thƣờng di truyền của bệnh nhân BCC dòng lympho, các tác giả nhƣ Vanes, Robert, đều nhận thấy, các bệnh nhân có trên lƣỡng bội nhiễm sắc thể, với số lƣợng nhiễm sắc thể trên 50 đều có tiên lƣợng tốt, đáp ứng bền vững với điều trị hóa chất [121] [142]. Nhóm bệnh nhân thiểu bội, có số nhiễm sắc thể ít hơn 46, có tiên lƣợng xấu, bất kể các phƣơng

pháp điều trị tích cực hiện có. Theo Robert M (2006), các bệnh nhân có số lƣợng nhiễm sắc thể từ 47 đến 50 nhiễm sắc thể thƣờng có tiên lƣợng trung bình, khả năng đáp ứng thuốc thay đổi tùy thuộc vào từng cá thể, số lƣợng bạch cầu máu, tuổi bệnh nhân [121]… Tuy nhiên, trong nghiên cứu Raimondi cho rằng trong nhóm bệnh nhân BCC dòng lympho này, nếu tăng đơn độc nhiễm sắc thể 21 có tiên lƣợng tốt nhƣ nhóm bệnh nhân có trên 50

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tế bào máu, tủy xương, nhiễm sắc thể và protein protein bệnh nhân bạch cầu cấp dòng lympho (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)