CEPHALOSPORIN CÓ NHÂN THIOMETHYLTETRAZOL

Một phần của tài liệu NỘI DUNG TƯƠNG TÁC THUỐC VÀ CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH pdf (Trang 113)

Các kháng sinh diệt khuẩn họ beta lactam có nhân thiomethyltetrazol trong cấu trúc

CÁC THUỐC TRONG NHÓM

CEFAMANDOL lọ 500 mg; 1g; 2g Mandol bột pha tiêm lọ 500 mg; 1g; 2g Tarcefandol bột pha tiêm 0,5 và 1g/lọ CEFOPERAZON lọ 1g

Cefapezone bột pha tiêm lọ 1g Cefobis bột pha tiêm lọ 1g Dardum bột pha tiêm lọ 1g Karezon bột pha tiêm lọ 1g CEFOTETAN lọ 1g

Apacef bột pha tiêm lọ 1g Cefizox bột pha tiêm lọ 1g

CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC

Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: mức độ 3

Trường hợp khác: Có tính đến nguy cơ dị ứng chéo với các penicilin (5-10% trường hợp).

Cần theo dõi: mức độ 1

Ăn uống - rượu: Tác dụng antabuse vừa phải.

Thời kỳ cho con bú: Phần lớn các cephalosporin qua sữa mẹ rất ít.

Thời kỳ mang thai: Các cephalosporin đi qua hàng rào nhau - thai, nhưng không thấy bất kỳ tác dụng không mong muốn nào nặng đối với thai.

Suy thận: Điều chỉnh liều tuỳ theo độ thanh lọc creatinin để tránh nguy cơ tích luỹ.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: mức độ 3

Aminoglycosid

Phân tích: Độc tính có thể tăng. Tác dụng diệt khuẩn đối với một số tác nhân gây bệnh có thể tăng. Cơ chế chưa rõ.

Xử lý: Theo dõi chặt chẽ hàm lượng aminoglycosid và chức năng thận. Nếu xuất hiện rối loạn chức năng thận, nên giảm liều hoặc ngừng một hoặc cả hai thuốc và dùng thuốc thay thế.

Heparin; indometacin hoặc dẫn chất; pyrazol; salicylat; ticlopidin; thuốc tiêu huyết khối; thuốc uống chống đông kháng vitamin K

Phân tích: Tăng nguy cơ chảy máu, chủ yếu với các cephalosporin có nhân thiomethyltetrazol (latamoxef, cefoperazon, cefamandol, cefmenoxim, cefotetan). Nhân này có tác dụng như một dẫn chất coumarin, có tác dụng chống đông (kháng vitamin K), do đó cộng thêm các tính chất chống đông của nó vào những tính chất kháng vitamin K, hoặc chống kết tập tiểu cầu của các hợp chất khác nhau đã khảo sát.

Xử lý: Phối hợp này, chủ yếu được mô tả với latamoxef, không nên dùng, vì lý do làm tăng nguy cơ chảy máu. Đặc biệt, đề phòng khi dùng các liều cao của những kháng sinh này.

Oxaflozan; rượu

Phân tích: Tác dụng antabuse (kiểu disulfiram) cộng thêm với nguy cơ độc với gan: hàm lượng bất thường acetaldehyd tích luỹ trong các mô (ức chế enzym), dẫn đến một số dấu hiệu lâm sàng, như cơn bừng vận mạch, giãn mạch nhiều, nhịp tim nhanh, sốt cao, buồn nôn, nôn, ban da, đôi khi hạ huyết áp và truỵ tim mạch. Những triệu chứng này quan trọng ít hay nhiều tuỳ theo lượng rượu đã uống. Nguy cơ tác dụng antabuse chỉ tồn tại với cefamandol, latamoxef, cefoperazon và cefmenoxim. Điều này là do có mặt nhân tetrazol trong những phân tử này. Tác dụng này xảy ra khi uống rượu sau khi dùng cephalosporin (xuất hiện ngay hoặc sau vài ngày). Cơ chế: Có sự ức chế aldehyd dehydrogenase bởi nhóm methyltetrazol thiol dẫn đến tích tụ acetaldehyd.

Xử lý: Trong khi dùng các cephalosporin này, khuyên người bệnh không uống rượu.

Synergistin

Phân tích: Tác dụng kìm khuẩn của các synergistin có thể đối kháng tác dụng diệt khuẩn của các cephalosporin. Tác dụng diệt khuẩn thể hiện trên các vi khuẩn ở giai đoạn phát triển theo hàm số mũ. Sự đối kháng này có thể gây tổn hại trong điều trị viêm màng não,vì cần can thiệp nhanh và mạnh.

Xử lý: Phải tính đến nguy cơ này tuỳ theo bối cảnh sinh bệnh lý; có thể thực hiện phối hợp thuốc tuỳ theo thuốc dùng và các mầm gây bệnh (nồng độ tối thiểu ức chế).

Tetracyclin

Phân tích: Tác dụng kìm khuẩn của các tetracyclin có thể đối kháng tác dụng diệt khuẩn của cephalosporin. Tác dụng diệt khuẩn này thể hiện trên các vi khuẩn ở giai đoạn sinh trưởng theo hàm số mũ. Sự đối kháng này có thể gây tổn hại trong điều trị viêm màng não mà ta cần phải can thiệp nhanh và mạnh.

Xử lý: Phải tính đến nguy cơ này tuỳ theo bối cảnh sinh bệnh lý; có thể thực hiện phối hợp thuốc tuỳ theo thuốc dùng và các mầm gây bệnh (nồng độ tối thiểu ức chế).

Tương tác cần thận trọng: mức độ 2

Probenecid

Phân tích: Tương tác dược động học. Giảm bài tiết các cephalosporin qua ống thận, dẫn đến tăng hàm lượng cephalosporin trong huyết thanh và tăng nửa đời đào thải của kháng sinh. Cũng có thể sử dụng cách phối hợp này để kéo dài tác dụng của cephalosporin.

Xử lý: Xác định mục tiêu điều trị và lưu ý đến tương tác này. ở liều bình thường, với một vài cephalosporin, có nguy cơ độc với thận, mặc dầu còn bàn cãi.

CHOLESTYRAMIN

Nhựa trao đổi ion, hạ cholesterol máu. Do nguy cơ hấp thu mọi thuốc, cần thận trọng khi ngừng điều trị

CÁC THUỐC TRONG NHÓM

COLESTYRAMIN gói thuốc bột uống 4 g Questran gói thuốc bột uống 4 g

CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC

Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: mức độ 3

Thời kỳ mang thai: Tính vô hại của nhựa ion này chưa được chứng minh ở người mang thai.

Suy gan: Cholestyramin giữ các acid mật dưới dạng phức hợp không tan, ức chế chu trình ruột- gan của những chất này và làm tăng đào thải ra phân. Chống chỉ định

cholestyramin cho người suy gan và đặc biệt không được dùng cho người tắc hoàn toàn đường mật.

Thận trọng khi dùng: mức độ 2

Thời kỳ cho con bú: Nguy cơ kém hấp thu các vitamin tan trong lipid.

Cần theo dõi: mức độ 1

Bệnh đại tràng: Hay gặp rối loạn tiêu hoá, nhất là với liều cao, liều thật sự có hiệu lực. Táo bón nhiều, có thể dẫn đến hội chứng tắc giả, là tác dụng không mong muốn chủ yếu.

Trẻ em: ở trẻ em chưa xác định được tính vô hại dài hạn. Hình như không có biến đổi về hấp thu các vitamin A và K, mặc dầu có thông báo về một vài trường hợp chảy máu khi điều trị kéo dài. Đôi khi cũng cần bổ sung vitamin.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: mức độ 3

Acid chenodesoxycholic hoặc dẫn chất

Phân tích: Acid ursochenodesoxycholic góp phần làm tăng tỷ số acid mật/ cholesterol. Bằng cách thiết lập lại cân bằng các thành phần của mật, thuốc này có thể góp phần làm thoái triển các sỏi mật chứa cholesterol. Bằng cách tạo phức hợp với acid ursodesoxycholic (dùng cholestyramin và các kháng acid), hoặc bằng cách làm tăng độ bão hoà của mật (dùng estrogen, progestogen, fibrat, neomycin uống), sẽ thấy có giảm tác dụng của acid ursodesoxycholic.

Xử lý: Điều trị với acid ursodesoxycholic phải kéo dài (từ 6 tháng đến một năm). Nên tránh thất bại điều trị và không phối hợp các thuốc làm giảm tác dụng của thuốc kê đơn, trừ khi điều trị đồng thời diễn ra trong một thời gian rất ngắn. Cần nhớ nguy cơ thất bại điều trị, khi cholestyramin, estrogen, progestogen, neomycin uống hoặc các fibrat được kê đơn trong một thời gian dài.

Tương tác cần thận trọng: mức độ 2

Acid valproic

Phân tích: Nồng độ trong huyết thanh và sinh khả dụng của acid valproic có thể giảm, dẫn đến giảm tác dụng điều trị. Cơ chế: do cholestyramin làm cản trở sự hấp thu của acid valproic ở đường tiêu hoá.

Xử lý: Nên uống acid valproic ít nhất 3 giờ trước cholestyramin, và không được uống trong vòng 3 giờ sau cholestyramin. Theo dõi đáp ứng lâm sàng của người bệnh và điều chỉnh liều của acid valproic nếu cần.

Các glycosid trợ tim

Phân tích: Giảm hấp thu glycosid trợ tim qua đường tiêu hoá. Tác dụng dược lý của thuốc này cũng có thể giảm ở người bệnh dùng cholestyramin thường xuyên. Do cholestyramin là nhựa trao đổi ion, có thể gắn kết glycosid trợ tim.

Xử lý: Nếu kê đơn hai thuốc, phải uống glucosid trợ tim trước 2 giờ hoặc sau khi dùng cholestyramin 4 giờ.

Chất ức chế HMG – CoA reductase (statin)

Phân tích: Tác dụng dược lý của các chất ức chế HMG – CoA reductase (các statin) có thể giảm. Cơ chế: do các chất ức chế HMG – CoA reductase có thể bị hấp phụ bởi cholestyramin, do đó bị giảm hấp thu ở đường tiêu hoá.

Xử lý: Dùng các chất ức chế HMG – CoA reductase cách xa cholestyramin ít nhất 4 giờ. Nếu uống cholestyramin trước các bữa ăn, thì nên uống các chất ức chế HMG – CoA reductase vào buổi tối.

Corticosteroid

Phân tích: Tác dụng điều trị của hydrocortison có thể giảm. Cơ chế: do Cholestyramin ảnh hưởng đến sự hấp thu của hydrocortison ở đường tiêu hoá.

Xử lý: Uống hai thuốc cách xa nhau, có thể cải thiện sự hấp thu của hydrocortison. Nếu uống cùng nhau, người bệnh có thể cần phải dùng liều hydrocortison cao hơn để đạt tác dụng mong muốn. Xem xét dùng thuốc hạ cholesterol khác thay thế.

Dẫn chất salicylat

Phân tích: Giảm hấp thu dẫn chất salicylat ở đường tiêu hoá.

Xử lý: Nếu kê đơn hai thuốc, khuyên dùng dẫn chất salicylat trước 2 giờ hoặc sau khi dùng cholestyramin 4 giờ.

Estrogen hoặc thuốc ngừa thai estroprogestogen

Phân tích: Giảm hấp thu các estrogen và thuốc ngừa thai estroprogestogen qua đường tiêu hoá.

Xử lý: Nếu kê đơn hai thuốc, khuyên dùng các estrogen và thuốc ngừa thai estroprogestogen trước 2 giờ hoặc sau khi dùng cholestyramin 4 giờ.

Furosemid hoặc thuốc tương tự

Phân tích: Giảm hấp thu furosemid ở đường tiêu hoá. Tác dụng dược lý có thể giảm. Cơ chế: do cholestyramin là nhựa trao đổi ion, có thể gắn kết furosemid.

Xử lý: Nếu kê đơn hai thuốc, furosemid phải uống trước 2 giờ hoặc sau khi dùng cholestyramin 4 giờ.

Hormon tuyến giáp

Phân tích: Tác dụng của hormon tuyến giáp có thể mất và có tiềm năng mắc phải thiểu năng tuyến giáp. Cơ chế: do cholestyramin là nhựa trao đổi ion có khả năng gắn kết hormon tuyến giáp, cản trở hấp thu thuốc này.

Xử lý: Nếu kê đơn hai thuốc, phải dùng các hormon tuyến giáp trước 2 giờ hoặc sau khi dùng cholestyramin 4 giờ.

Penicilin

Phân tích: Giảm hấp thu các penicilin ở đường tiêu hoá.

Xử lý: Nếu kê đơn hai thuốc, khuyên dùng các penicilin trước 2 giờ hoặc sau khi dùng cholestyramin 4 giờ.

Pyrazol

Phân tích: Giảm hấp thu các pyrazol ở đường tiêu hoá.

Xử lý: Nếu kê đơn hai thuốc, khuyên dùng các pyrazol (tác dụng gây loét) trước 2 giờ hoặc sau khi dùng cholestyramin 4 giờ.

Sulfamid hạ glucose máu

Phân tích: Hàm lượng của sulfamid hạ glucose máu trong huyết thanh có thể giảm, gây giảm tác dụng của chúng. Cơ chế: khi uống cùng cholestyramin có thể làm giảm sự hấp thu của các sulfamid hạ glucose máu.

Xử lý: Nếu kê đơn hai thuốc, phải uống sulfamid hạ glucose máu trước 2 giờ hoặc sau khi dùng cholestyramin 4 giờ.

Sắt

Phân tích: Giảm hấp thu sắt ở đường tiêu hoá.

Xử lý: Nếu kê đơn hai thuốc, khuyên dùng muối sắt trước 2 giờ hoặc sau khi dùng cholestyramin 4 giờ.

Tetracyclin

Phân tích: Giảm hấp thu các tetracyclin ở đường tiêu hoá.

Xử lý: Nếu kê đơn hai thuốc, khuyên dùng các tetracyclin trước 2 giờ hoặc sau khi dùng cholestyramin 4 giờ.

Thuốc chống đông

Phân tích: Tác dụng của các thuốc chống đông uống (dicumarol, warfarin) có thể giảm do cholestyramin. Cơ chế: do giảm hấp thu thuốc chống đông uống và tăng đào thải.

Xử lý: Dùng các thuốc này cách xa nhau từ 3 giờ trở lên. Theo dõi tác dụng chống đông và điều chỉnh liều của thuốc chống đông theo nhu cầu.

Thuốc lợi tiểu thải kali

Phân tích: Sự hấp thu và tác dụng dược lý của các thuốc lợi tiểu bị giảm. Do cholestyramin là nhựa trao đổi ion, có thể gắn kết các thuốc lợi tiểu thải kali.

Xử lý: Nếu kê đơn hai thuốc, thuốc lợi tiểu thải kali phải uống trước 2 giờ hoặc sau khi dùng cholestyramin 4 giờ. Có thể còn phải tăng liều của thuốc lợi tiểu.

Thuốc chống viêm không steroid

Phân tích: Tác dụng dược lý của thuốc chống viêm không steroid có thể giảm. Cơ chế: độ thanh lọc của thuốc chống viêm không steroid (piroxicam, diclofenac, Sulindac) trong huyết tương tăng và sự hấp thu ở đường tiêu hoá của chúng giảm.

Xử lý: Nếu nghi ngờ có tương tác, xem xét tăng liều của thuốc chống viêm không steroid trong thời gian dùng cholestyramin.

Vitamin A

Phân tích: Giảm hấp thu vitamin A ở đường tiêu hoá.

Xử lý: Nếu kê đơn hai thuốc, khuyên dùng vitamin A trước 2 giờ hoặc sau khi dùng cholestyramin 4 giờ.

Vitamin nhóm D

Phân tích: Giảm hấp thu các vitamin nhóm D ở đường tiêu hoá.

Xử lý: Nếu kê đơn hai thuốc, khuyên dùng vitamin D trước 2 giờ hoặc sau khi dùng cholestyramin 4 giờ.

Một phần của tài liệu NỘI DUNG TƯƠNG TÁC THUỐC VÀ CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH pdf (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w