BARBITURIC (dẫn chất)

Một phần của tài liệu NỘI DUNG TƯƠNG TÁC THUỐC VÀ CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH pdf (Trang 49)

Dẫn chất của malonylure, gây an thần, gây ngủ, gây mê, chống động kinh, chống co giật.

CÁC THUỐC TRONG NHÓM

PHENOBARBITAL viên nén 10 mg; 100 mg; ống tiêm 10% Gardenal viên nén 0,1 g

Gardenal viên nén 0,01 g

CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC

Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: mức độ 3

Thời kỳ mang thai: Nguy cơ chảy máu nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh khi mẹ được điều trị bằng phenobarbital, mặc dầu thuốc này có thể được sử dụng ở phụ nữ động kinh ở tuổi sinh đẻ.

Suy hô hấp; hen: Các barbituric ức chế các trung tâm hô hấp ở hành não.

Rối loạn chuyển hoá porphyrin: ở đối tượng có cơ địa, có nguy cơ rối loạn chuyển hoá porphyrin do cảm ứng tổng hợp ALA-synthetase, dẫn đến tổng hợp porphyrin với đau bụng, nôn, rối loạn tâm thần và thần kinh (liệt mềm hai chi dưới) nhất là khi có rối loạn chuyển hoá porphyrin cấp, từng đợt.

Thận trọng: mức độ 2

Ăn uống; rượu: Uống rượu quá nhiều làm tăng độc tính barbituric. Ngược lại, uống rượu quá mức và kéo dài (nghiện rượu) làm tăng sự phân huỷ barbituric ở gan (nhờn barbituric ở người nghiện rượu). Tuy nhiên, rượu làm tăng tác dụng an thần trung tâm của barbituric.

Suy gan: Phần lớn barbituric chuyển hoá ở gan (trừ phenobarbital và barbital ít bị chuyển hoá). Suy gan làm chậm chuyển hoá và tăng độc tính của barbituric.

Suy thận: Phenobarbital ít bị chuyển hoá và được đào thải dưới dạng còn hoạt tính qua thận. Vậy suy thận sẽ làm tăng độc tính của barbituric đó.

Cần theo dõi: mức độ 1

Thời kỳ cho con bú: Các barbituric qua được sữa mẹ.

Trẻ em: Nguy cơ phụ thuộc thuốc về mặt thể chất và tinh thần, với những phản ứng nghịch thường như kích thích, vật vã, trong trường hợp kê đơn barbituric làm thuốc ngủ. Phenobarbital do tính cảm ứng enzym làm tăng sự mất hoạt tính của vitamin D, gây nguy cơ còi xương ở trẻ em động kinh.

Suy tim: Do tác dụng giảm trương lực cơ và co cơ tim, barbituric ít gây ức chế cơ tim với liều gây ngủ, trừ trường hợp suy tim.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: mức độ 3

Dextropropoxyphen

Phân tích: Tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tăng tác dụng an thần gây buồn ngủ. Tương tác dược lực.

Xử lý: Lưu ý nguy cơ này để điều chỉnh liều của hai thuốc, nếu cần phải phối hợp. Chú ý đến sự giảm tỉnh táo ở người lái xe hoặc vận hành máy.

Mifepriston

Phân tích: Nguy cơ giảm hiệu lực điều trị, vì tăng chuyển hoá mifepriston, do cảm ứng enzym.

Xử lý: Đầu tiên phải nhớ cảm ứng enzym là một hiện tượng chậm xuất hiện (3 tuần) và chậm kết thúc. Có thể phải tăng liều lượng.

Rượu

Phân tích: Tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tăng tác dụng an thần. Với một số thuốc, nhất là trong tuần lễ đầu điều trị, có thể thấy một số tác dụng tâm thần vận động. Tương tác dược lực.

Xử lý: Tốt nhất, không nên uống rượu khi dùng barbituric. Nguy cơ an thần gây buồn ngủ đặc biệt nguy hiểm ở người lái xe hoặc vận hành máy.

Saquinavir

Phân tích: Tăng chuyển hoá saquinavir, dẫn đến giảm nồng độ saquinavir trong huyết tương và do đó giảm hiệu quả điều trị.

Xử lý: Tìm một thuốc khác thay thế khi phải dùng saquinavir đồng thời. Nếu không thể được, cần tăng liều lượng saquinavir để không làm giảm tác dụng chống virus. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuốc ngừa thai (uống): Estrogen hoặc các thuốc ngừa thai estroprogestogen; progestogen hoặc dẫn chất

Phân tích: Tăng chuyển hoá các estroprogestogen ở gan, do barbituric gây cảm ứng enzym cytochrom P450, do đó có nguy cơ thụ thai.

Xử lý: Tránh dùng các thuốc ngừa thai liều thấp; nên dùng các thuốc ngừa thai liều cao hoặc khuyên dùng một biện pháp ngừa thai khác, nếu phải điều trị bằng barbituric dài ngày (thí dụ như ở phụ nữ trẻ động kinh). Nhớ rằng cảm ứng enzym không bao giờ là một hiện tượng tức thời.

Tương tác cần thận trọng: mức độ 2

Acid ascorbic

Phân tích: Tăng bài xuất acid ascorbic.

Xử lý: Như vậy, nhu cầu về vitamin C tăng lên ở người bệnh điều trị dài ngày bằng các barbituric (thí dụ người bệnh động kinh), và do đó có thể phải bổ sung thêm vitamin C. Cần nhớ, vitamin C thường được tự ý dùng.

Acid folic hoặc dẫn chất

Phân tích: Nguy cơ giảm nồng độ thuốc trị động kinh trong huyết thanh, khi bổ sung acid folic. Dùng đồng thời barbituric với acid folic có thể làm giảm tác dụng chống co giật, do tác dụng đối kháng trên hệ thần kinh trung ương.

Xử lý: Tăng cường theo dõi lâm sàng và sinh học trong điều trị chống động kinh có bổ sung acid folic. Điều chỉnh liều lượng thuốc chống động kinh, nếu cần, trong và sau khi ngừng acid folic.

Buspiron

Phân tích: Tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tăng tác dụng an thần gây buồn ngủ .Với một số thuốc, có thể thấy một số tác dụng tâm thần vận động, nhất là trong tuần đầu điều trị. Tương tác dược lực.

Xử lý: Không nên phối hợp hai thuốc, vì khó kiểm soát người bệnh uống rượu. Nguy cơ buồn ngủ đặc biệt nguy hiểm ở người lái xe hoặc vận hành máy.

Ciclosporin

Phân tích: Giảm nồng độ ciclosporin trong huyết thanh, do tăng chuyển hoá. Giảm tác dụng ciclosporin.

Xử lý: Khi cần phối hợp, phải theo dõi kỹ nồng độ ciclosporin trong huyết thanh và điều chỉnh liều khi bắt đầu và khi kết thúc điều trị thuốc kia. Cần lưu ý nồng độ ciclosporin có những biến động lớn giữa các cá thể và phải theo dõi đều đặn.

Chất acid hoá nước tiểu

Phân tích: Tăng tái hấp thu barbituric ở ống thận, do đó có thể kéo dài tác dụng của các barbituric và làm xuất hiện nhiễm độc do quá liều.

Xử lý: Lưu ý khả năng nói trên khi phải phối hợp thuốc, và điều chỉnh liều lượng. Khi thấy người bệnh ngủ gà, do dùng phối hợp hai thuốc, phải tuỳ trường hợp mà giảm liều barbituric sau khi đã đo pH nước tiểu bằng giấy chỉ thị.

Corticosteroid: corticoid-khoáng; glucocorticoid

Phân tích: Tăng dị hoá corticoid bởi các thuốc cảm ứng enzym. Cảm ứng enzym chỉ biểu hiện từ 10 đến 12 ngày sau lúc bắt đầu điều trị.

Xử lý: Cảm ứng enzym không xảy ra tức thì. Điều trị barbituric trong một thời gian trung bình hoặc dài, bắt buộc phải chú ý đến giảm tác dụng của thuốc phối hợp. Điều chỉnh liều corticosteroid trong và sau khi ngừng điều trị barbituric.

Cyclophosphamid hoặc thuốc tương tự

Phân tích: Tăng độc tính của cyclophosphamid do tăng chuyển đổi thuốc này thành sản phẩm chuyển hoá alkyl hoá của cyclophosphamid (cảm ứng enzym).

Xử lý: Theo dõi kỹ huyết đồ và cân nhắc nguy cơ giảm bạch cầu do phối hợp thuốc. Phải tính đến thời gian điều trị cần thiết để tương tác này không xảy ra, vì cảm ứng enzym xảy ra dần dần (ít nhất mười ngày).

Disopyramid

Phân tích: Do cảm ứng enzym, nên giảm nồng độ disopyramid trong huyết thanh tới những nồng độ không có hiệu quả.

Xử lý: Theo dõi điện tâm đồ, lâm sàng, nồng độ thuốc chống loạn nhịp tim trong huyết thanh và khi cần thì điều chỉnh liều. Tương tác này chưa được xác định rõ.

Glycosid trợ tim

Phân tích: Tăng chuyển hoá digitalis ở gan, do cảm ứng enzym, dẫn đến giảm tác dụng duy nhất của digitoxin (digitalin). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xử lý: Lưu ý nguy cơ này để điều chỉnh liều digitalin (digitoxin) (vì digoxin được đào thải qua đường thận), khi cần phải phối hợp. Điều chỉnh liều trong và sau khi điều trị barbituric.

Griseofulvin

Phân tích: Tăng chuyển hoá ở gan do cảm ứng enzym, có thể dẫn đến giảm hoạt tính của griseofulvin.

Xử lý: Lưu ý nguy cơ này để điều chỉnh liều của hai thuốc, khi cần thiết phải phối hợp. Tầm quan trọng của tương tác này còn phải được xác định.

Guanethidin hoặc thuốc tương tự

Phân tích: Tăng nguy cơ hạ huyết áp thế đứng.

Xử lý: Thông báo cho người bệnh. Theo dõi huyết áp trong khi phối hợp hai thuốc. Tuỳ theo thuốc dùng, mức độ nghiêm trọng của hạ huyết áp có thể khác nhau. Khi cần, phải điều chỉnh liều của một hoặc hai thuốc. Tăng cường theo dõi ở những người bệnh cao tuổi (nguy cơ ngã) và khuyên họ chuyển dần dần từ tư thế nằm hoặc tư thế ngồi sang tư thế đứng.

Hormon tuyến giáp

Phân tích: Tăng dị hoá các thuốc này bởi các thuốc cảm ứng enzym (barbituric). Cảm ứng enzym chỉ biểu hiện 10 đến 12 ngày sau lúc bắt đầu điều trị.

Xử lý: Cảm ứng enzym không xảy ra tức thì. Dùng barbituric trong một thời gian trung bình hoặc dài, phải theo dõi giảm tác dụng điều trị của thuốc phối hợp. Điều chỉnh liều trong và sau khi ngừng thuốc barbituric.

Lidocain hoặc thuốc tương tự

Phân tích: Tăng chuyển hoá lidocain ở gan, do cảm ứng enzym, dẫn đến giảm hoạt tính của thuốc này.

Xử lý: Lidocain được dùng làm thuốc chống loạn nhịp tim, sự phối hợp thực hiện tại cơ sở chuyên khoa. Phải tính đến tương tác này nếu dùng lidocain thường xuyên, vì cảm ứng enzym chỉ đến dần dần. Khi đó, điều chỉnh liều. Khi cần, phải theo dõi nồng độ lidocain trong huyết tương và vẫn chú ý theo dõi khi ngừng điều trị.

Mexiletin

Phân tích: Giảm nồng độ mexiletin trong huyết tương do cảm ứng enzym.

Xử lý: Điều chỉnh liều mexiletin tuỳ thuộc lâm sàng và điện tâm đồ.

Natri valproat hoặc dẫn chất

Phân tích: Natri valproat và các dẫn chất làm tăng nồng độ barbituric trong huyết tương, có lẽ do ức chế enzym và giảm dị hoá. Đối với chuyển hoá thuốc, đây là tương tác dược động học. Về mặt lâm sàng, tăng nồng độ các barbituric trong huyết tương sẽ thể hiện bằng tăng các tác dụng không mong muốn (an thần gây buồn ngủ).

Xử lý: Cần theo dõi lâm sàng trong 15 ngày điều trị đầu tiên, định lượng nồng độ barbituric trong huyết tương khi cần, và điều chỉnh liều ngay khi bắt đầu có dấu hiệu buồn ngủ.

Paracetamol

Phân tích: Nếu dùng barbituric thường xuyên, có thể làm tăng chuyển hoá paracetamol ở gan do cảm ứng enzym, thường xuyên dẫn đến giảm hoạt tính. Cũng có thể tăng độc tính với gan ở người nghiện rượu hoặc người được điều trị thường xuyên bằng barbituric.

Xử lý: Theo dõi lâm sàng ở những người bệnh có nguy cơ. Khi cần, phải theo dõi sinh học ở những người bệnh buồn nôn.

Progabid

Phân tích: Cần chú ý hai tương tác: Tương tác dược động học: có thể tăng chuyển hoá ở gan do cảm ứng enzym, dẫn đến giảm hoạt tính của progabid; có thể có tăng nồng độ phenobarbital hoặc primidon trong huyết tương.

Xử lý: Progabid là thuốc chống động kinh dùng bước hai, độc với gan. Cần tính đến nguy cơ thất bại điều trị. Điều chỉnh liều.

Quinidin hoặc dẫn chất

Phân tích: Tăng chuyển hoá ở gan do cảm ứng enzym, dẫn đến giảm hoạt tính của quinidin (và dẫn chất).

Xử lý: Lưu ý nguy cơ này để điều chỉnh liều hai thuốc, nếu cần phải phối hợp. Theo dõi kỹ nếu cần, nồng độ trong huyết tương và vẫn cần chú ý khi ngừng điều trị. Chú ý tới giảm tỉnh táo ở người lái xe hoặc vận hành máy.

Quinin hoặc thuốc tương tự

Phân tích: Tăng chuyển hoá ở gan do cảm ứng enzym, dẫn đến giảm hoạt tính của quinin (và thuốc tương tự). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xử lý: Điều chỉnh liều. Theo dõi kỹ, nếu cần, nồng độ trong huyết tương và vẫn chú ý khi ngừng điều trị. Lưu ý nguy cơ này để điều chỉnh liều hai thuốc khi phối hợp. Chú ý tới giảm tỉnh táo ở người lái xe hoặc vận hành máy.

Tacrolimus

Phân tích: Tác dụng kéo dài, chỉ thấy riêng với pentobarbital khi điều trị mạn tính bằng tacrolimus, cơ chế chưa rõ. Có lẽ tacrolimus ức chế chuyển hoá pentobarbital.

Xử lý: Cần giảm liều tacrolimus và theo dõi chức năng thận thông qua định lượng creatinin máu. Theo dõi nồng độ tacrolimus trong huyết tương trong và sau khi ngừng điều trị.

Tetracosactid

Phân tích: Tăng dị hoá các corticoid tuyến thượng thận bởi các thuốc cảm ứng enzym (barbituric).

Xử lý: Cảm ứng enzym chỉ biểu hiện từ 10 đến 12 ngày sau khi bắt đầu điều trị. Điều trị trong một thời gian trung bình hoặc dài ngày bằng một thuốc cảm ứng enzym (barbituric) phải tính đến nguy cơ giảm tác dụng điều trị của tetracosactid. Điều chỉnh liều trong và sau khi ngừng điều trị thuốc cảm ứng.

Tetracyclin

Phân tích: Tăng dị hoá riêng đối với doxycyclin ở gan do cảm ứng enzym. Tuy vậy, vẫn cần phải thận trọng đối với các tetracyclin khác không đào thải qua đường tiết niệu.

Xử lý: Tương tác này chậm xảy ra. Có nguy cơ điều trị thất bại, nếu các nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của kháng sinh không đủ cho một vi khuẩn nhất định. Lưu ý nguy cơ này và nếu có thể, chọn một kháng sinh khác.

Theophylin hoặc dẫn chất

Phân tích: Phối hợp với một thuốc cảm ứng enzym. Tương tác xảy ra chậm sau 10 đến 12 ngày, làm tăng chuyển hoá theophylin ở gan, do đó làm giảm hoạt tính và nồng độ thuốc trong huyết tương.

Xử lý: Theo dõi lâm sàng. Có thể điều chỉnh liều tuỳ thuộc vào nồng độ theophylin trong máu, trong và sau khi ngừng điều trị thuốc cảm ứng.

Thuốc an thần kinh: Clozapin; gluthetimid hoặc thuốc tương tự; paroxetin

Phân tích: Tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tăng tác dụng an thần gây buồn ngủ. Tương tác dược lực.

Xử lý: Chú ý đến nguy cơ này để điều chỉnh liều của hai thuốc. Chú ý đến giảm tỉnh táo ở người lái xe và người vận hành máy.

Thuốc chống nấm dẫn xuất imidazol

Phân tích: Giảm nồng độ trong huyết tương, được mô tả với itraconazol, do barbituric gây cảm ứng enzym (giảm hiệu lực).

Xử lý: Nguy cơ thất bại điều trị, nếu phối hợp với thuốc gây cảm ứng enzym kéo dài tối thiểu 10 ngày. Khi đó, cần điều chỉnh liều lượng và nếu cần, đo các nồng độ itraconazol trong huyết tương.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc thuốc tương tự

Phân tích: Thuốc chống trầm cảm ba vòng hạ thấp ngưỡng gây động kinh và do đó nguy cơ xuất hiện lại các cơn co giật ở người bệnh dùng thuốc chống động kinh này.

Xử lý: Lưu ý nguy cơ này và điều chỉnh liều lượng, nếu cần.

Thuốc uống chống đông máu kháng vitamin K

Phân tích: Các barbituric là những chất gây cảm ứng enzym, gây tăng dị hoá các thuốc chống đông ở gan và làm giảm tác dụng của các thuốc này. Cảm ứng enzym không là một hiện tượng tức thời, cho nên điều trị phải bắt đầu ít nhất trước 10 ngày để không gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống đông.

Xử lý: Phải lưu ý điều nói trên để điều chỉnh liều lượng và phải theo dõi sinh học (tỷ lệ chuẩn quốc tế INR và tỷ lệ prothrombin) thường xuyên hơn, lúc bắt đầu điều trị bằng thuốc chống đông, trong và khi ngừng barbituric. Kiểm tra việc theo dõi đều đặn này. Lưu ý giữ đúng giờ giấc dùng thuốc.

Thuốc kháng acid uống hoặc than hoạt

Phân tích: Thuốc kháng acid làm giảm hấp thu barbituric qua đường tiêu hoá, do đó làm giảm tác dụng của thuốc phối hợp.

Xử lý: Dùng hai loại thuốc cách nhau ít nhất 1 - 2 giờ. Các thuốc kháng acid thường được dùng 1giờ 30 phút sau bữa ăn, vì ăn uống là nguyên nhân tăng tiết dịch vị.

Verapamil

Phân tích: Tăng độ thanh lọc của verapamil (khoảng 4 lần) và sinh khả dụng bị giảm khoảng 5 lần. Tác dụng của verapamil bị giảm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xử lý: Tất cả tuỳ thuộc mục tiêu điều trị chính và thời gian điều trị bằng thuốc này hay thuốc kia. Điều trị có thể thất bại.

Vitamin nhóm D

Phân tích: Khi điều trị dài hạn, các thuốc cảm ứng enzym này có thể làm tăng nhanh chuyển hoá của vitamin D, như vậy làm giảm tác dụng của vitamin D và làm rối loạn chuyển hoá calci.

Xử lý: Phải tính đến thời gian điều trị. Cảm ứng enzym chỉ xuất hiện dần dần. Khi điều trị dài hạn bằng barbituric, phải điều chỉnh liều và nếu cần, bổ sung thêm vitamin D.

Zidovudin

Phân tích: Suy rộng ra từ rifampicin và rifabutin, barbituric làm tăng chuyển hoá zidovudin nên làm giảm nồng độ zidovudin (cảm ứng enzym).

Xử lý: Nếu thấy giảm đáp ứng với zidovudin, phải điều chỉnh liều của zidovudin.

Tương tác cần theo dõi: mức độ 1

Amphetamin hoặc dẫn chất

Phân tích: Đối kháng tác dụng. Có thể tăng tính gây gổ ở những người nghiện amphetamin.

Xử lý: Tính đến tương tác dược lực này để xác định mục tiêu điều trị chính. Khuyên

Một phần của tài liệu NỘI DUNG TƯƠNG TÁC THUỐC VÀ CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH pdf (Trang 49)