AMPHETAMIN HOẶC DẪN CHẤT

Một phần của tài liệu NỘI DUNG TƯƠNG TÁC THUỐC VÀ CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH pdf (Trang 34)

Thuốc gây tỉnh táo có tính cường giao cảm gián tiếp. Các thuốc gây chán ăn có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương ít hơn. Sự dung nạp thuốc tốt

có thể kéo theo tăng liều, làm tăng các tác dụng không mong muốn và nguy cơ phụ thuộc thuốc

CÁC THUỐC TRONG NHÓMAnorex nang mềm Anorex nang mềm Dinintel nang mềm Fenproporex viên nén 20mg Incital viên nén 40mg Isomeride nang mềm 15mg Moderatan nang mềm Ortenal viên nén

Prefamone chronules nang mềm 75mg Tenuate dospan viên nén 75mg

CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC

Cân nhắc nguy cơ / lợi ích: mức độ 3

Tăng nhãn áp: Như các thuốc cường giao cảm khác, amphetamin gây giãn đồng tử, có thể gây ra một cơn tăng nhãn áp cấp tính ở những người có góc mống mắt - giác mạc hẹp.

Tăng huyết áp: Thông qua kích thích các thụ thể alpha và giải phóng nor-adrenalin, nên các amphetamin gây tăng huyết áp.

Tăng năng tuyến giáp: Do tác dụng tăng nhịp tim của amphetamin.

Suy tim: Amphetamin gây hồi hộp và rối loạn nhịp tim do tác dụng kích thích alpha và beta.

Thận trọng: mức độ 2

Trầm cảm: Các amphetamin có thể gây rối loạn tâm thần (lo âu, lú lẫn, ảo giác, ý muốn tự vẫn...), làm cho trạng thái trầm cảm có từ trước nặng thêm.

Động kinh: Các amphetamin là những chất kích thích hệ thần kinh trung ương, nên có thể gây kích động, mất ngủ, co giật. Tuy nhiên trong một số biệt dược chống động kinh, lại có amphetamin nhằm làm giảm tác dụng gây buồn ngủ của thuốc chống co giật (như barbituric).

Thời kỳ mang thai: Amphetamin gây dị tật ở tim, hẹp các ống mật và gan.

Cần theo dõi: mức độ 1

Thức ăn - rượu: Amphetamin tăng cường sự sản sinh các catecholamin. Có thể có các sự cố do tăng huyết áp khi dùng chế độ ăn uống giàu tyramin và histamin. Các đồ uống kích thích (như chè, cà phê) và rượu cũng cần tránh.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: mức độ 3

Thuốc ức chế MAO typ B

Phân tích: Nguy cơ loạn nhịp tim nghiêm trọng. Sự ức chế monoamin oxydase typ B làm kéo dài tác dụng của amphetamin.

Xử lý: Chọn một chiến lược điều trị khác, do nguy cơ có thể xảy ra.

Chất ức chế enzym chuyển đổi; diazoxyd; guanethidin hoặc thuốc tương tự; methyldopa; Thuốc chống tăng huyết áp giãn mạch; thuốc lợi tiểu giữ kali; thuốc lợi tiểu thải kali

Phân tích: Amphetamin là thuốc cường giao cảm, nên có tác dụng làm tăng huyết áp. Việc kết hợp với các thuốc chống tăng huyết áp dẫn đến sự đối kháng tác dụng và gây khó khăn để đạt được cân bằng về huyết áp.

Xử lý: Người bệnh tăng huyết áp không nên dùng amphetamin.

Levodopa

Phân tích: Làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim.

Xử lý: Giảm liều amphetamin.

Thuốc acid hoá nước tiểu

Phân tích: Làm giảm sự tái hấp thu amphetamin ở ống thận. Các thuốc acid hoá nước tiểu làm tăng sự bài tiết các amphetamin (pH gần bằng 5). Amphetamin là một base, được bài tiết qua thận, nó ít tồn tại dưới dạng không ion hoá ở môi trường acid.

Xử lý: Trong trường hợp dùng amphetamin quá liều, việc acid hoá nước tiểu là có ích nhằm tạo điều kiện đào thải thuốc này. Trong trường hợp này, tương tác là có lợi. Ngược lại, khi dùng liệu pháp với amphetamin, có thể thất bại trong điều trị do đào thải thuốc quá nhanh (acid hoá nước tiểu) hoặc gây ra những bệnh tâm thần do ứ thuốc, khó đào thải (kiềm hoá nước tiểu).

Thuốc gây mê (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích: Tương tác phụ thuộc vào tác dụng cường giao cảm của amphetamin.

Xử lý: Việc chuyên khoa hoá cao trong gây mê, đồng thời với việc các thuốc gây mê chỉ được dùng ở khoa phẫu thuật, nên ở đây chỉ nêu ra các họ thuốc có thể gây nguy cơ theo loại thuốc gây mê đã dùng.

Thuốc gây mê bay hơi chứa halogen

Phân tích: Halothan, enfluran, isofluran, methoxyfluran làm cơ tim nhạy cảm với các thuốc cường giao cảm, nên làm tăng nguy cơ xuất hiện loạn nhịp thất nghiêm trọng.

Xử lý: Thầy thuốc gây mê hoặc nhà chuyên khoa phải yêu cầu bệnh nhân ngừng dùng amphetamin, ít nhất là hai ngày trước khi phẫu thuật hoặc là phải chú ý điều chỉnh liều cho thích hợp.

Thuốc kiềm hoá nước tiểu

Phân tích: Khi dùng các thuốc kiềm hoá nước tiểu với liều đủ để có tác dụng, sẽ làm tăng sự tái hấp thu amphetamin ở ống thận. Các thuốc acid hoá nước tiểu làm tăng đào thải amphetamin (pH gần bằng 5). Amphetamin là một base, được bài tiết qua thận. Nó ít tồn tại dưới dạng không ion hoá ở môi trường acid. Ngược lại, các thuốc kiềm hoá nước tiểu (pH gần bằng 8) làm giảm rất nhiều sự bài tiết amphetamin qua nước tiểu. Do sự tích luỹ amphetamin ở người bệnh có nước tiểu kiềm tính, sẽ xảy ra các bệnh về tâm thần, và tình hình này đã nhiều lần được đề cập trong y văn (tương tác đã được khẳng định).

Xử lý: Việc acid hoá nước tiểu là có ích khi dùng amphetamin quá liều nhằm tạo điều kiện đào thải chất này. Như vậy tương tác trong trường hợp này là có ích. Ngược lại, khi điều trị bằng amphetamin, có thể thất bại do đào thải thuốc quá nhanh (acid hoá nước tiểu) hoặc sẽ gây ra bệnh lý về tâm thần do ứ thuốc (kiềm hoá nước tiểu).

Tương tác cần theo dõi: mức độ 1

Amantadin hoặc thuốc tương tự

Phân tích: Tuy chưa có báo cáo nào về tương tác này, nhà sản xuất vẫn khuyên nên thận trọng trong phối hợp amantadin với các thuốc kích thích tâm thần, nhằm tránh các tác dụng hưng thần, như dễ kích động, mất ngủ, loạn nhịp tim.

Amineptin; barbituric; benzamid; benzodiazepin; buspiron; butyrophenon; carbamat hoặc thuốc tương tự; carbamazepin; chất chủ vận của morphin; clonidin hoặc thuốc tương tự; chất ức chế thần kinh trung ương; dantrolen; dextropropoxyphen; fluoxetin; fluvoxamin; gluthetimid hoặc thuốc tương tự; kháng histamin H1 có tác dụng an thần; interferon alpha tái tổ hợp; manserin; medifoxamin; natri valproat hoặc dẫn chất; oxaflozan; phenothiazin; primidon hoặc dẫn chất; procarbazin; thuốc an thần kinh; thuốc chống động kinh không barbituric; thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc thuốc tương tự; thuốc ức chế MAO không chọn lọc; viloxazin

Phân tích: Tác dụng đối kháng. Có khả năng làm tăng tính hung hãn ở người nghiện amphetamin.

Xử lý: Tính đến tương tác dược lực này khi xác định mục đích điều trị chính.

Lithium

Phân tích: Tương tác dược lực: Lithium đối kháng với các tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương của amphetamin.

Xử lý: Chú ý đến tác dụng này để xác định (hoặc xác định lại) chiến lược điều trị theo mục đích điều trị chính.

Sotalol

Phân tích: Tương tác dược lực, làm tăng tác dụng alpha - adrenergic và các hậu quả của nó, như tăng huyết áp, nhịp tim chậm, và khả năng có blốc tim.

Xử lý: Hiệu chỉnh liều và theo dõi chặt chẽ huyết áp.

Thuốc chẹn beta

Phân tích: Tương tác dược lực, làm tăng tác dụng alpha adrenergic và các hậu quả của nó, như tăng huyết áp, nhịp tim chậm, có thể blốc tim. Nguy cơ này nhẹ hơn đối với labetolol (Trandate*) là chất chẹn beta độc nhất có đồng thời tác dụng chẹn alpha.

Xử lý: Hiệu chỉnh liều lượng và theo dõi huyết áp cẩn thận.

Thuốc cường giao cảm alpha, beta

Phân tích: Làm tăng cường tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương (dễ kích động, mất ngủ, nguy cơ co giật và lọan nhịp tim)

Xử lý: Chú ý đến nguy cơ này, thông báo cho người bệnh hiệu chỉnh liều, theo dõi cẩn thận trên lâm sàng.

Thuốc cường giao cảm beta

Phân tích: Tương tác dược lực. Amphetamin là những amin cường giao cảm nên làm tăng tác dụng hưng thần, như dễ kích động, mất ngủ và đôi khi có co giật và loạn nhịp tim.

Xử lý: Theo dõi lâm sàng: các tác dụng nói trên mạnh hay yếu là tuỳ vào từng chất cường giao cảm beta đã dùng (các thuốc chữa hen). Thay đổi chiến lược điều trị nếu cần, hoặc hiệu chỉnh liều lượng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu NỘI DUNG TƯƠNG TÁC THUỐC VÀ CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH pdf (Trang 34)