CHƯƠNG 3 : TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
4.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP BẢO HIỂM CÂY LÚA
CHO NÔNG HỘTRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
4.3.1. Khó khăn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì quá trình triển khai bảo hiểm nông nghiệp cũng đã từng gặp phải một số khó khăn vướng mắc. Như việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp đối với cây lúa gặp rất nhiều khó khăn số hộ tham gia không nhiều, chủ yếu theo phong trào.
Bảo hiểm cây lúa là mô hình mới, nông dân chưa hiểu và công tác triển khai chậm so với thời gian canh tác nên khó vận động tham gia, đặc biệt là những hộ không thuộc diện nghèo và cận nghèo. Thực tế cho thấy, chỉ có những hộ nghèo và cận nghèo mới tham gia vì họ được miễn, giảm phí hoàn toàn, có nhiều hộ nghèo khi tham gia nhưng hộ vẫn không biết là được tham gia. Còn những hộ khá, giàu thì không muốn tham gia, chưa thu hút các chủ sản xuất quy mô lớn. Nhiều hộ nông dân phản ánh, nếu tham gia, họ sẽ không có lợi mà người lợi là ngành bảo hiểm.
Trên thực tế cho thấy, khi tham gia bảo hiểm tự nguyện với các công ty thì người dân chỉ có thể được bảo hiểm rủi ro về cây giống, nhưng không thể bảo hiểm được rủi ro về thời tiết. Đặc biệt, sản xuất nông nghiệp nước ta luôn đối mặt với rủi ro và thách thức về tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh.
Đối tượng bảo hiểm nông nghiệp còn hẹp, chưa mở rộng. Bên cạnh đó, phạm vi đối tượng, địa bàn bảo hiểm nông nghiệp là khá rộng, mặt khác do tính chất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam là sản xuất nhỏ, manh mún.
Các đại lý bảo hiểm đã được tập huấn nhưng hoạt động còn yếu, chưa thông tin đầy đủ về trách nhiệm và quyền lợi của nông dân khi tham gia bảo hiểm trên cây lúa. Một số cán bộ ở cơ sở chưa nắm rõ về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp nên còn lúng túng trong công tác tuyên truyền và vận động người dân tham gia. Mỗi địa phương mỗi khác trong khi đó cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin của địa phương và của các doanh nghiệp bảo hiểm còn hạn chế. Trong khi đó, lực lượng cán bộ còn mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm mới chủ yếu tuyển mới và từ các bộ phận nghiệp vụ khác chuyển sang.
Tại các địa công tác tập huấn kỹ thuật cho người dân khi tham gia bảo hiểm cây lúa đểnâng cao năng suất vẫn chưa được chú trọng, đa nhần có tập huấn cũng là tập huấn cho những hộ tham gia tự nguyện, những hộ nghèo và cận nghèo không được quan tâm nhiều. Điều này khiến cho năng suất của họ
không cao như những hộ tham gia tự nguyện. Khi xảy ra thiệt hại những hộ nghèo và cận nghèo dường như không được bồi thường, nhiều người nghĩ rằng bảo hiểm nông nghiệp chỉ mang lại lợi ích cho những hộ tự nguyện với diện tích canh tác lớn.
Theo đánh giá của Sở NN&PTNT tỉnh, Thường trực Ban chỉ đạo thí điểm nông nghiệp tỉnh, một sốđiều khoản trong quy tắc bảo hiểm cây lúa, các Thông tư hướng dẫn không phù hợp với điều kiện thực tế ởđịa phương như: năng suất bảo hiểm tính bình quân 3 năm rất thấp so với năng suất thực tế, chưa thu hút nông dân tham gia bảo hiểm cây lúa. Chẳng hạn, theo quy định mức độ thiệt hại được bảo hiểm do thiên tai dịch bệnh làm cho năng suất lúa của vùng thấp hơn 90% năng suất bình quân vụ sản xuất trong 3 năm gần nhất thì được bảo hiểm là còn thấp.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng quy định, những trường hợp thiệt hại do dịch bệnh gây ra thì yếu tố quyết định để được nhận tiền bảo hiểm là phải được công bố dịch. Nhưng do quy định của Pháp lệnh về bảo vệ thực vật, cơ quan được phép công bố dịch là cấp tỉnh. Như vậy, việc công bố dịch sẽ mất nhiều thời gian. Trong khi dịch bệnh ở cây lúa diễn ra rất nhanh, đòi hỏi sự vào cuộc nhanh chóng của ngành chức năng. Có trường hợp, khi công bố dịch thì dịch bệnh đã hết, năng suất giảm thì người dân phải chịu còn công tác kiểm tra, đền bù thiệt hại cho dân lúc này là điều vô cùng khó khăn.
Khi có thiệt hại xảy ra, nông dân vẫn phải chờđến cuối vụ lúa, khi thống kê công bố năng suất mới được bồi thường… Ngoài ra còn nhiều tác nhân thiệt hại trên lúa, như mưa lớn bất thường, triều cường gây ngập úng; ốc bươu vàng, chuột hại chưa được Bộ NN&PTNT bổ sung vào đối tượng thiên tai, dịch bệnh thuộc phạm vi BHNN trên cây lúa. . Phí cao làm tăng giá thành sản phẩm, muốn được nhận tiền bảo hiểm phải là địa phương được công bố có dịch bệnh.
Một số cán bộ, đảng viên có đất canh tác tại các huyện thí điểm chưa thể hiện tinh thần nêu gương trong việc thực hiện, nên phần nào cũng làm giảm lòng tin đối với nông dân.
4.3.2. Giải pháp
Từ những khó khăn đang tồn tại ở trên và kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ trồng lúa, xin đưa ra ra một số giải pháp giúp cho những nông hộ sản xuất lúa có nhiều hiểu biết hơn về bảo hiểm cây lúa, để ngày càng có thêm nhiều người tham gia bảo hiểm không chỉ trong thời gian thí điểm, mà còn cả sau này.
4.3.2.1. Về phía các bộ ban ngành
Các ngành, các cấp, đặc biệt là mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền vận động để nông dân hiểu thấu, tích cực tham gia bảo hiểm. Trong đó chủ yếu tuyên truyền đi vào chiều sâu, tuyên truyền đi vào quyền lợi của nông dân, vào ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp bằng nhiều hình thức, nhiều phương tiện thông tin khác nhau. Phổ biến nội dung triển khai bảo hiểm nông nghiệp đến tận ấp, đến từng hộgia đình những thông tin cần thiết để mọi nông dân ởđịa bàn thí điểm bảo hiểm nông nghiệp hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi khi mua bảo hiểm nông nghiệp để tích cực tham gia hưởng ứng. Khi đó sẽ thu hút nhiều hộ tự nguyện tham gia. Có chính sách khen thưởng thỏa đáng, kịp thời đối với cán bộ thực hiện hiệu quả và những hộ dân tích cực tham gia bảo hiểm. Để các bộ ngày càng hoạt động hiệu quảhơn
Ủy ban nhân dân xã cần rà soát nắm chắc đối tượng nghèo, cận nghèo và hộ không thuộc diện nghèo, để thuận lợi hơn trong công tác tuyên truyền vận động. Cho phép người dân tích tụ ruộng đất, hình thành các cánh đồng mẫu lớn, khai thác chuỗi giá trị khép kín từ nghiên cứu, sản xuất đến chế biến, tiêu thụ. Như thế sẽ thu hút được nhiều đối tượng không thuộc diện nghèo tham gia bảo hiểm cây lúa.
Đẩy mạnh việc phối hợp với các công ty, nhà máy chế biến nông sản tham gia hỗ trợ kinh phí bảo hiểm cho nông dân và thu mua lúa cho các hộ tham gia bảo hiểm với mức giá cao.
Tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức khai thác, ký kết hợp đồng bảo hiểm chặt chẽ. Đồng thời, các doanh nghiệp bảo hiểm phối hợp chặt chẽ với Ban chỉđạo tại địa phương rà soát, giải quyết yêu cầu bồi thường bảo hiểm đã phát sinh theo hợp đồng bảo hiểm, quy định lại quy tắc, điều khoản bảo hiểm nông nghiệp.
Bộ tài chính nên đưa ra cách tính phù hợp hơn, với điều kiện sản xuất hiện nay. Mặt khác, tiếp tục hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp trong thời gian tới nhằm mang lại kết quả tốt hơn nữa để có thể nhân rộng chương trình thí điểm này sau khi kết thúc.
Bổ sung thêm một số bệnh vào nội dung dịch bệnh được bảo hiểm như: bị vi khuẩn, thúi thâm và những thiệt hại do ốc bươu vàng hoặc chuột gây ra.
Về năng suất bảo hiểm 90% năng suất bình quân của xã, khóm, ấp hay hợp tác xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm, nhưng hầu như theo cách tính này thì không sát với thực tế.
Theo cách tính đó thì người tham gia không hưởng lợi nhiều, vì thiên tai dịch bệnh ảnh hưởng ở mức độ khác nhau. Đồng thời, các hộ mua bảo hiểm thì mua theo hộ và trên diện tích họ canh tác. Vì vây, Bộ tài chính cần áp dụng cách tính mới để tính bồi thường cho người dân:
Phương án thứ nhất:
Tính năng suất sụt giảm theo diện tích của các hộđăng ký mua bảo hiểm. Vì theo quy định, khi xảy ra thiên tai dịch bệnh thì cơ quan chức năng và công ty bảo hiểm xác minh thiệt hại và lập biên bản thiệt hại và mức độảnh hưởng đến năng suất sau nay đểlàm cơ sở giải quyết bồi thường.
Năng suất sụt giảm = Năng suất bảo hiểm (90%) – Năng suất của hộ tham gia bảo hiểm bị thiệt hại
Phương án thứ hai:
Tình năng suất sụt giảm bằng năng suất bình quân của các hộ bị thiệt hại để chi trả bồi thường.
Năng suất sụt giảm = Năng suất bảo hiểm (90%) – Năng suất bình quân thực tế của các hộ bị thiệt hại.
Tăng thêm mức phí hộ trợcho người dân, hỗ trợ về mặt kỹ thuật nhất là vấn đề quản lý rủi ro của các hộ tham gia bảo hiểm, cụ thểnhư hệ thống cảnh bảo thiên tai, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh. Từ đó có thể giảm đi rủi ro cho sản xuất nông nghiệp.
Xây dựng hệ thống đê bao vững chắc phòng ngừa lũ lụt cho người dân ở khu vực vùng sâu, và áp dụng hệ thống dự báo dịch hại trên lúa, để kịp thời phát hiện sâu bệnh và có biện pháp xử kịp thời.
4.3.2.2. Về phía công ty bảo hiểm
Phát triển hình thức phổ biến tuyên truyền chính sách bảo hiểm nông nghiệp nên gắn liền với các tổ chức hiệp hội, đoàn thể. Mở các lớp bồi dưỡng đối tượng là các Chi hội trưởng hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, để tuyên truyền chủtrương chính sách của Đảng và Nhà nước. Phát hành các ấn phẩm tuyên truyền, tờrơi có nội dung ngắn gọn dễ hiễu, dễ tham gia tới tay người dân thông qua hệ thống tủ sách pháp luật tại nhà văn hóa thôn bản.
Tổ chức đào tạo tập huấn cho người biết về những biện pháp canh tác mới, các biện pháp này phải có ứng dụng kỹ thuật rõ ràng kỹlưỡng giúp cho hộ hiểu rõ và sử dụng.
Lực lượng đại lý do công ty Bảo Việt chỉđạo điều hành, truyền đạt công tác chuyên môn cho các đại lý nắm, các đại lý cần tích cực hơn trong công tác tuyên truyền vận động các đối tượng tham gia.
Cần thực hiện tốt công tác thăm đồng thường xuyên để kịp thời có những biện pháp tốt giúp người dân kháng lại một số bệnh hại trên lúa. Khi xảy ra thiệt hại cần phải xử lý ngay không đểqua lâu. Như thế có thể góp phần tăng năng suất cho người dân khi tham gia bảo hiểm cây lúa.
Ngoài ra các doanh nghiệp bảo hiểm được giao triển khai chương trình này cần xác định rõ: Có thể làm bảo hiểm trong lĩnh vực này tuy lợi nhuận không nhiều, song đây là chương trình mang tính đảm bảo an sinh xã hội cho người nông dân nên tinh thần, thái độ phục vụ phải thật tốt. Nên thiết kế sản phẩm BHNN phục vụ cho tất cả các đối tượng, từ người nghèo tới cận nghèo và tới các hộ sản xuất, các tổ chức sản xuất nông nghiệp, bảo hiểm được triển khai tới tận thôn, xã.
4.3.2.3. Về phía hộ nông dân
Chủđộng tiếp cận với thông tin của Bộ NN&PTNT và Bộ tài chính triển khai qua các báo, đài để có thể thực hiện tốt đảm bảo năng suất và ỏn định được thu nhập cho hộ gia điình.
Tích cực tham gia các lớp tập huấn để cải thiện và nâng cao kỹ thuật, đồng thời tiếp cận với những tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới trong hoạt động trồng lúa. Mặt khác, nông dân cũng cần áp dũng những gì được tập huấn vào thực tiễn sản xuất để thu lợi nhuận cao.
Tham gia thực hiện tốt chương trình thí điểm BHNN đối với cây lúa như thực hiện đúng quy trình sản xuất của công ty bảo hiểm đề ra, để có thể hạn chế rủi ro, tăng năng suất, tiết kiệm chi phí đầu vào và ổn định được đầu ra.
Tóm lại, chương này so sánh kết quả sản xuất lúa của hộ tham gia bảo hiểm cây lúa và không tham gia bảo hiểm cây lúa, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ trồng lúa thông qua mô hình hồi quy, hàm probit. Kết quả phân tích bằng mô hình hồi quy cho thấy các yếu tốnhư: tập huấn, quy mô hộ, diện tích đất trồng lúa, giá bán trung bình và năng suất trung bình ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ. Trên cơ sởđó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận với loại hình bảo hiểm cây lúa cho người dân.