CHƯƠNG 3 : TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1. GIỚI THIỆU VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
3.1.2.1. Tài nguyên đất
Đồng Tháp có thể chia thành 4 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn, nhóm đất xám, nhóm đất cát (xem bảng 3.1).
Bảng 3.1: Các loại đất của tỉnh Đồng Tháp
STT Loại đất Diện tích (ha) % so với tự nhiên
1 Đất phù sa 191.769 50,06
2 Đất phèn 84.342 29,99
3 Đất xám 28.150 8,67
4 Đất cát 120 0,04
(Nguồn: Tổng cục thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2012)
Bảng 3.1 cho thấy nhóm đất phù sa (có diện tích 191.769 ha) chiếm 59,06% điện tích đất tự nhiên. Đây là nhóm đất trải qua lịch sử canh tác lâu dài, phân bố khắp 11 huyện thị (trừ huyện Tân Đồng), nhóm đất phèn có diện
tích (84.342 ha), chiếm 29,99% phân bố khắp 11 huyện thị (trừ thành phố Cao Lãnh), đất xám (có diện tích 28.150 ha), chiếm 8,67% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa hình cao của huyện Tân Hồng và Hồng Ngự, nhóm đất cát (có diện tích 120 ha), chiếm 0,04% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở Đông Cát và Gò Tháp, huyện Tháp Mười.
Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên khi làm mặt bằng xây dựng đồi hỏi kinh phí cao, nhưng lại rất phù hợp cho sản xuất lương thực.
3.1.2.2. Tài nguyên rừng
Trước đây đa số các diện tích ẩm, lầng thấp ở Đồng tháp Mười được bao phủ bởi rừng rậm, cây tràm được coi là đặc thù của tỉnh Đồng Tháp. Ngày nay do khai thác không hợp lý đã làm giảm đến mức báo động gây nên mất cân bằng sinh thái, diện tích rừng tràm còn dưới 10.000 ha. Có nhiều khu rừng đặc dụng có diện tích trên 2800 ha như Vườn Quốc Gia Tràm Chim, Khu Di Tích Xẻo Quýt, Khu Di Tích Gò Tháp, có giả trị bảo tồn về lịch sử, văn hóa và cho nghiên cứu khoa học. Hệ sinh thái và động vật phong phú có nhiều loài cây dược liệu, là nơi sinh trưởng của nhiều loại động vật quý hiếm như: rắn, rùa, sếu đầu đỏ,…
3.1.2.3. Tài nguyên khóng sản
Đồng Tháp là tỉnh khá nghèo về tài ngguyên khoáng sản, chủ yếu có nhiều cát xây dựng các sét loại, phân bố ở ven sông, cồn hoặc cù lao, .. là mặt hàng chiến lược của tỉnh trong xây dựng sét gạch ngói có trong phù sa cổ, trầm tích sông, trẩm tích đồng lồng, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh với trữ lượng lớn:sét Cao Lãnh có nguồn trấm tích sông, phân bố ở các huyện phía Bắc tỉnh; than bùn có nguồn gốc trầm tích tứ thế kỷ thứ IV, phân bố ở huyện Tam Nông, Tháp Mười với trữ lượng khoảng 2 triệu m3.
3.1.2.4. Tài nguyên nước
Nước mặt: Đồng tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngoài ra cón có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự phỉa Nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái tàu Thượng, sông Sa Đéc,…hệ thống kênh rạch chằng chịt.
Nước ngầm: Đồng Tháp có nhiều mạch nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn này hết sức đồi dào, mới chỉ cá khai thác phục vụ cho sinh hoạt ở đô thịvà nông thôn, chưa đưa vào cho công nghiệp.