Các khoản mục chi phí của hộ trồng lúa có tham gia bảo hiểm cây lúa và

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ trồng lúa tại tỉnh đồng tháp (Trang 49 - 54)

CHƯƠNG 3 : TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

4.1.1.Các khoản mục chi phí của hộ trồng lúa có tham gia bảo hiểm cây lúa và

4.1. SO SÁNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA HỘ KHÔNG THAM GIA

4.1.1.Các khoản mục chi phí của hộ trồng lúa có tham gia bảo hiểm cây lúa và

cây lúa và không tham gia bảo hiểm cây lúa

Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào muốn đem lại doanh thu thì cũng phải tính chi phí đầu tư vào hoạt động đó và sản xuất lúa cũng không ngoại lệ. Trong quá trình sản xuất chi phí sản xuất của hộ tham gia bảo hiểm cây lúa có lợi hơn những hộ không tham gia bảo hiểm cây lúa.

Từ khi bắt đầu gieo sạ cho tới khi thu hoạch nhận thấy có các khoản mục tốn chi phí như: làm đất gieo trồng, chăm sóc, phân bón, thuốc BVTV, thu hoạch một số hộ tham gia bảo hiểm đối với cây lúa thì cộng thêm tiền bảo hiểm. Bảng 4.1. dưới đây trình bày chi phí sản xuất bình quân trên một vụ của hộ có tham gia bảo hiểm cây lua và hộ không tham gia bảo hiểm cây lúa. Bảng 4.1: Chi phí sản xuất bình quân trên 1 vụ của hộ trồng lúa năm 2013

STT Khoản mục chi phí

Hộ tham gia bảo hiểm cây lúa

Hộ không tham gia bảo hiểm cây lúa Giá trị (nghìn đồng/ha) Tỷ trọng (%) Giá trị (nghìn đồng/ha) Tỷ trọng (%) 1 Chi phí phân bón 5.688,55 30,21 5.951,02 29,98 2 Chi phí thuốc nông

dược

4273,33 22, 69 4.611,67 23,23 3 Chi phí giống 2.168,67 11,52 2.130,33 10,73 4 Chi phí làm đất 1.603,33 8,51 1.601,67 8,07 5 Chi phí thuê lao

động thuê

1.436,67 7,63 1.819,33 9,17 6 Chi phí bơm tưới 1.165,00 6,19 1.146,67 5,78 7 Chi phí thu hoạch 2.230 11,84 2.381,67 12,00 8 Chi phí bảo hiểm 109,95 0,58 0 0 9 Chi phí khác 154,33 0,82 207,98 1,05 Tổng các chi phí 18.829,84 100 19.850,33 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013

Bảng 4.1 trình bày kết quả khảo sát về các chi phí sản xuất bình quân 1 vụ của hộ trồng lúa năm 2013 chi phí của hộ tham gia bảo hiểm cây lúa và

không tham gia bảo hiểm có sự chênh lệch nhau nhưng không nhiều. Hộ tham gia bảo hiểm cây lúa được tiếp cận khoa học kỹ thuật và các mô hình hiệu quả đạt năng suất cao thường xuyên, được tập huấn kỹ thuật và phương thức canh tác với nhiều hình thức và được sự giúp đỡ của các Cán bộ khuyến nông. Hơn nữa những hộ khi tham gia bảo hiểm còn được hưởng các dịch vụ mà công ty bảo hiểm cung cấp như: thống nhất được lịch thời vụ và được sự hỗ trợ trực tiếp từ các công ty, doanh nghiệp. Các công ty Dasco và Thanh Tùng ký kết các hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm giúp cho các hộ tham gia bảo hiểm yên tâm sản xuất. Mặt khác còn được tư vấn và hỗ trợthường xuyên về cách phòng chống kịp thời các loại dịch bệnh, sâu hại khi đang có chiều hướng xấu. Vì vậy các tham gia bảo hiểm cây lúa sản xuất đạt hiệu quảhơn các nông hộ không tham gia và chi phí sản xuất tương đối thấp hơn.

Chi phí làm đất

Chi phí này bao gồm chi phí thuê làm đất (mướn cày, xới, trục) và dọn đất chuẩn bị cho việc gieo sạ. Sới đất giúp cây hút được nhiều nước và giữ nước tốt hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự chênh lệch nhiều giữa hộ tham gia bảo hiểm cây lúa và không tham gia bảo hiểm cây lúa, trung bình người dân tốn khoản 1.602 nghìn đồng/vụ .

 Chi phí giống

Kết quả điều tra thực tế cho thấy, số lượng giống trung bình được sử dụng là 180kg/ha, thấp nhất là 150kg/ha, cao nhất là 230kg/ha. Số tiền đầu tư cho việc mua giống trung bình là 2.149,50 nghìn đồng/ha. Mật dộnày đạt mức trung bình đối với phương pháp xạ lan. Lượng giống sử dụng cho từng nông hộ cũng còn tùy thuộc vào giống lúa, với giống lúa nguyên chủng hay xác nhận có giá thành cao thì lượng sử dụng của hộ cũng ít hơn so với lúa thường. Những hộ khi tham gia bảo hiểm cây lúa được sự hỗ trợ của các công ty sẽ được cung cấp giống mới phù hợp với điều kiện địa phương. Qua kết quả bảng 4.1 cho thấy không có sự khác biệt nhiều về chi phí của các họ tham gia bảo hiểm và không tham gia bảo hiểm cây lúa, do một số hộ không thuộc các công ty vẫn sử dụng giống giống như các hộ không tham gia bảo hiểm cây lúa.

 Chi phí phân bón

Bảng 4.1 cho thấy đối với hộ có tham gia bảo hiểm cây lúa chi phí phân bón trung bình là 5.688.550đồng/ha, nhóm hộ không tham gia bảo hiểm cây lúa là 5.951.020đồng/ha, nhận thấy có sự khác nhau về chi phí phân bón của 2 nhóm. Qua kết quảđiều tra cho thấy những hộ có tham gia bảo hiểm cây lúa có chi phí sử dụng phân bón thấp hơn những hộkhông tham gia, do được các công ty liên kết hỗ trợ một phần. Công ty TNHH Thanh Tùng (hỗ trợ

20.000đ/1.000m2 phân Rồng Ngọc bán ra), Công ty DASCO (hỗ trợ 20.000đ/ 1lít DASVILA). Bên cạnh đó những hộ tham gia bảo hiểm đa phần là hộ nghèo và cận nghèo nên chi phí đểđầu tư cho việc bón phân cũng không cao như những hộ khác. Chi phí phân bón là khoản chi phí cao nhất trong tất cả các khoản chi phí sản xuất của người nông dân, điều đó cho thấy việc bón phân rất quan trọng giúp cây láu phát triển tốt.

 Chi phí thuốc nông dược

Kết quảđiều tra cho biết vu Hè Thu có một số bệnh như đạo ôn, rầy nâu, nhện vé nên nhiều hộ phải tốn nhiều chi phí. Bảng 4.1 cho thấy chi phí thuốc nông dược trung bình trên vụ của 2 nhóm hộ lần lượt là: 4.273.330 đồng/ha đối với hộ có tham gia bảo hiểm cây lúa và 4.611.670 đồng/ha đối với hộ không tham gia bảo hiểm cây lúa. Trong 1 vụ lúa trung bình người dân sẽ tiến hành phun thuốc từ 5 đến 6 lần, mỗi làn phun khoản 20 bình/ha. Bang3 4.1 cho thấy không có sự khác biệt nhiều về chi phí nông dược giữa hộ có tham gia bảo hiểm cây lúa và hộ không tham gia. Cũng giống như chi phí phân bón, người dân quen cho rằng sử dụng thuốc sâu, thuốc cỏ nhiều để tránh sâu bệnh và đối phó với tình trạng thời tiết. Bên cạnh đó dịch bệnh vàng lùn lùn xoắn lá, rầy nâu đang ảnh hưởng mạnh đến vùng, và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho dịch bệnh ngày càng phát triển nên lượng sử dụng nông dược càng cao nhằm phòng ngừa và tiêu diệt dịch bệnh đối với hộ có diện tích bị dịch bệnh tấn công. Trong suốt quá trình sản xuất thuốc nông dược giữ vai trò quan trọng để giúp người dân đạt hiệu quả tốt nhất có thể, từ khâu ngâm ủ đến khi gieo sạ, chăm sóc cho đến khi cây lúa phát triển. Trong một năm sản xuất thông thường vụ Hè Thu sẽ tốn nhiều chi phí nông dược do điều kiện thời tiết không ổn định.

Chi phí thuê lao động

Bảng 4.1 cho thấy chi phí thuê lao động bình quân trên 1 vụ của hộ có tham gia bảo hiểm cây lúa là 1.436.670 đồng/ha, hộ không tham gia bảo hiểm cây lúa là 1.819.330 đồng/ha. Thuê lao động là vấn đề không thể thiếu đối với các hộ sản xuất có nhiều diện tích canh tác, một số hộ nghèo không tốn chi phí thuê lao động vì họ có ít diện tích. Do số người thường xuyên tham gia vào hoạt động sản xuất ông nghiệp trong hộ phần lớn chỉ khoảng từ 2-3 người/hộ nên việc thuê mướn là điều tất nhiên. Tùy theo tính chất công việc mà có sự tham gia của lao động nam hoặc lao động nữ. Thuê lao động không diễn ra thường xuyên chủ yếu là theo khâu gồm có: gieo sạ, cấy giậm, xịt lúa. Qua kết quảđiều tra thực tế cho thấy, chi phí thuê lao động chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí sản xuất, nhóm hộ tham gia bảo hiểm cây lúa là 7,63%, hộ không

tham gia là 9,17%, nguyên nhân của sự chênh lệch này là do, nhóm hộ có tham gia bảo hiểm cây lúa gồm nhóm hộ nghèo, cận nghèo và hộ bình thường, những hộ không tham gia bảo hiểm cây lúa đa phần là những hộ bình thường. Trong nhóm hộ tham gia bảo hiểm cây lúa thì hộ nghèo và cận nghèo chiếm tỷ lệ cao nên làm cho chi phí thêu lao động thấp hơn nhóm hộ không tham gia bảo hiểm cây lúa.

Chi phí bơm nước

Bảng 4.1 cho thấy giữa nhóm hộ có tham gia và không tham gia bảo hiểm cây lúa có chi phí bơm nước không khác nhau nhiều do cùng trồng lúa chung một khu vực thì số tiền chi trả cho khoản này cũng giống nhau. Cụ thể chí phí bơm nước của hộ tham gia bảo hiểm cây lúa là 1.165.000 đồng/ha, hộ không tham gia bảo hiểm cây lúa là 1.146.670 đồng/ha.

Chi phí bơm nước được tính chung trên một vụ gồm có bơm nước vào và rút nước ra, tại mỗi vùng có một mức chi phí nhất định, theo số liệu điều tra cho thấy chi phí này tương đối cao do đây là 2 huyện có hệ thống đê bao không chắc chắn nên người dân tốn nhiếu chi phí hơn các vùng khác.

 Chi phí thu hoạch

Ngày nay khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng phát triển, một trong những điểm mới đang được đẩy mạnh là cơ giới hóa quá trình sản xuất. Đối với khâu thu hoạch thì ngày nay hầu hết đều sử dụng máy gặt đập liên hợp, hạn chếđược sức người mà còn nhanh chóng, giảm thất thoát mà chi phí còn rẻhơn cắt tay. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt rõ về những khoảng chi phí này của những hộ tham gia và không tham gia bảo hiểm đối với cây lúa.

 Chi phí bảo hiểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là khoản chi phí của nhóm hộ khi tham gia BHNN đối với cây lúa nhằm để ổn định thu nhập khi xảy ra thiệt hại, ởđây nhóm hộ nghèo nhận được sự hỗ trợ 100% từ nhà nước nên không phải tốn phí, hộ cận nghèo và bình thường phải đóng phí bảo hiểm tương ứng với số diện tích đất tham gia. Bảng 4.1 cho thấy số tiền bảo hiểm trung bình người dân phải chi trả trên 1 vụ là 109.950 đồng/ha. Tiền bảo hiểm chỉ chiếm 0,6% trong tổng chi phí sản xuất của nông hộ. Mức phí này là rất nhỏ so với tổng chi phí mà người dân bỏ ra trong quá trình sản xuất của mình.

Được sự quan tâm của Chính phủ, những hộ thuộc diện cận nghèo đã được nâng mức hỗ trợ từ 80% lên 90%, nên họ chỉ tốn phí với một mức rất nhỏ. Nhóm hộ bình thường tham gia bảo hiểm cây lúa, có một số hộ tham gia

vì được công ty bao tiêu chỉđóng 50% của 40% theo quy định, giúp nhiều hộ tham gia với diện tích lớn không phải tốn nhiều chi phí cho bảo hiểm.

 Chi phí khác

Gồm có chi phí đi lại, giao tiếp và phí điện thoại mức phí này chiếm tỷ lệ không cao trong tổng chi phí

Từđó cho thấy tổng chi phí cho sản xuất của những hộ có tham gia bảo hiểm cây lúa và không tham gia bảo hiểm cây lúa có sự chênh lệch nhưng không nhiều. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do khi tham gia bảo hiểm người dân được hỗ trợ nhiều về ký thuât và mua giống mới với giá ưu đãi, bán được giá thành cao. Điều này cũng góp phần làm cho có nhiều người tham gia bảo hiểm cây lúa vừa có thể giảm rủi ro vừa giảm nhiều chi phí khi

Từ bảng 4.1 ta có thể minh họa mức chi phí sản xuất bình quân trên 1 vụ của 2 nhóm hộ qua biểu đồ sau:

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013

Hình 4.1. biểu đồ thể hiện chi phí sản xuất của những hộ có tham gia bảo hiểm cây lúa năm 2013

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013

Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện chi phí sản xuất của những hộ có không tham gia bảo hiểm cây lúa năm 2013

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ trồng lúa tại tỉnh đồng tháp (Trang 49 - 54)