CHƯƠNG 3 : TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.2.2 Huyện Tháp Mười
Huyện Tháp Mười thành lập tháng 1/1981 được tách ra từ huyện Cao Lãnh, huyện thường xuyên bị ảnh hưởng lũ hằng năm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Huyện Tháp Mười nằm phía đông của tỉnh Đồng Tháp, phía Đông Bắc giáp với tỉnh Long An, phía Đông Nam giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây Nam giáp huyện Cao Lãnh, phía Bắc giáp huyện Tân Hồng.
Huyện Tháp Mười có 12 xã và 1 thị trấn. Diện tích tự nhiên của huyện là 517,66 km2 chiếm 15,25% diện tích tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp và 8,22% diện tích của vùng Đồng Tháp Mười. Huyện Tháp Mười cách trung tâm tỉnh khoảng 30 km về phía Đông là cầu nối kinh tế của vùng Đồng Tháp Mười. Huyện Tháp Mười có 2 mùa rõ rệt, đất phù sa có độ phì từ khá đến cao, phổ biến rộng; nguồn nước ngọt quanh năm và gần 1/2 diện tích có khảnăng tưới tiêu theo mùa; địa hình bằng phẳng, đặc biệt là dãy đất cao ven sông Hậu thuận lợi cho việc bố trí các công trình xây dựng cơ bản theo hướng đô thị hóa và công nghiệp hóa, hệ thống sông ngòi thuận lợi cho việc giao thông và trao đổi hàng hóa với các địa phương khác.
Thực hiện quyết định của Ban chỉđạo toàn huyện đã phối hợp với các xã trong công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia bảo hiểm. Trong vụ Hè thu năm 2012 thực hiện thí điểm mô hình “sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Rồng Ngọc được bảo hiểm sản xuất cây lúa” do Công ty Bảo Việt phối hợp với Công ty TNHH Thanh Tùng Đồng Tháp thực hiện đã đăng ký với 1.367 hộ, diện tích 713,1 ha. Chương trình thí điểm sẽdược tiếp tục triển khai cho các vụ tới đến cuối năm 2013.
Theo phòng NN&PTNT huyện Tháp Mười (2013) Trong năm 2013, tổng số hộ tham gia Bảo hiểm cây lúa của 3 vụ là 3.248 hộ với diện tích trên 2.204ha. Ngoài số hộ nghèo, cận nghèo được hổ trợ Bảo hiểm thì số hộ bình thường tham gia Bảo hiểm nông nghiệp vụ 3 là 250 hộ với diện tích trên 787 ha, tăng trên 302 ha so với vụ 3 năm 2012. Ngoài ra, Công ty Bảo hiểm Bảo Việt cũng đã chi trả Bảo hiểm cho 19 hộ dân ở 2 xã Hưng Thạnh và Thạnh Lợi bị thiệt hại do mưa gây ngập úng đầu vụ với tổng số tiền trên 83 triệu đồng. Khó khăn hiện nay trong vận động nông dân tham gia Bảo hiểm nông nghiệp là tâm lý chủ quan và chưa hiểu hết chính sách Bảo hiểm nông nghiệp của người dân, chưa có sự phối hợp hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể, thời gian
thẩm định và chi trả bảo bảo hiểm còn chậm nên người dân không tái sản xuất kịp thời.
3.4. MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT 3.4.1. Thông tin chung về chủ hộ