THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ trồng lúa tại tỉnh đồng tháp (Trang 34 - 40)

CHƯƠNG 3 : TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.2. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP

NGHIỆP TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

Đồng Tháp là tỉnh có tiềm năng thế mạnh về cây lúa của khu vực ĐBSCL, nhưng thường xuyên bị dịch bệnh rình rập, đe dọa. Cho nên sản xuất lúa luông gánh chịu nhiều rủi ro cao. Chính vì vậy, triển khai BHNN là sự quan tâm thiết thực, là một mô hình mới, hình thức hỗ trợ mới của Đảng, Nhà nước cho nông dân đặc biệt là những đối tượng nghèo và cận nghèo.

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định 315/QĐ-TTg tại Công văn số 579/UBND-KTN ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp chỉđạo thành lập Ban chỉđạo Bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp thường trực Ban chỉ đạo là Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban chỉ đạo huyện, các xã thành lập Ban vận động.

Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp được triển khai đồng bộ trên tất cả các xã của 3 huyện. Đồng thời, lồng ghép triển khai với các công ty, doanh nghiệp bao tiểu sản phẩn, đến nay đã vận động được 03 Công ty tham gia: Công ty TNHH MTV Lương thực Tân Hồng, Công ty DASCO, Công ty TNHH Thanh Tùng. Công ty TNHH Thanh Tùng (hỗ trợ20.000đ/1.000m2 phân Rồng Ngọc bán ra), Công ty DASCO (hỗ trợ20.000đ/ 1lít DASVILA) và Công ty TNHH MTV Lương thực Tân Hồng đang tổ chức triển khai trong dân (với mức hỗ trợ dự kiến là 7.000 đ/1.000m2)

Kết quả tham gia bảo hiểm giai đoạn 2011- 2012

Qua hơn 1 năm triển khai chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp diện tích và đối tượng tham gia bảo hiểm tăng lên theo từng vụ. Kết quả tham gia bảo hiểm cây lúa trên toàn tỉnh Đồng Tháp được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2: Kết quả thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp năm 2012 Đơn vị Số hộ Diện tích (ha) Tổng phí bảo hiểm Ngân sách hỗ trợ (đồng) Đối tượng bảo hiểm nộp (đồng) I.VụĐông xuân 2011-2012

H. Tháp Mười 1.079 223,87 290.221.947 25.893.495 H. Châu Thành 830 227,45 294.859.545 H. Tân Hồng 219 101,63 121.680.951 Cộng 2.128 552,95 680.868.948 25.893.495 II. Vụ Hè thu 2012 H. Tháp Mười 1.370 701 581.207.781 125.335.455 H. Châu Thành 1.036 325,3 276.710.586 10.789.856 H. Tân Hồng 700 482 398.820.308 98.810.918 Cộng 3.106 1.508,3 1.256.738.675 234.936.229 III. VụThu đông 2012

H. Tháp Mười 1.482 1.118,2 783.060.274 318.221.925 H. Châu Thành 972 321 232.793.933 4.226.069 Cộng 2.454 1.439,2 1.015.854.207 322.448.021 Tổng cộng 7.688 3.500,45 2.953.461.830 583.277.745

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp của SởNN & PTNT năm 2012

Bảng 3.2 cho thấy số hộ và diện tích tham gia bảo hiểm ngày càng tăng qua các vụ. Cụ thể, diện tích và đối tượng tham gia tăng lên theo từng vụ với tổng số 7.688 lượt hộ tham gia, với diện tích 3.500,45 ha, tổng ngân sách hỗ trợ2.953.461.830 đồng, tổng phí bảo hiểm do hộ nông dân đóng 583.277.745 đồng. Khi bắt đầu thực hiện chương trình thí điểm BHNN nhiều hộ dân chưa hiểu hoặc không biết rõ về BHNN, những hộ tham gia đa phần là hộ nghèo và cận nghèo. Vụ Đông Xuân huyện Tân Hồng chỉ có 219 hộ tham gia nguyên nhân do thời gian này mưa lũ diễn biến phức tạp nên thời gian triển khai thí

điểm bảo hiểm trong huyện chậm hơn so vởi các huyện khác, đây là vụ đầu tiên nên chỉ có hộnghèo được hỗ trợ100% phí tham gia, đối với hộ cận nghèo và không thuộc diện nghèo do chưa nắm rõ thông tin BHNN nên chưa đăng ký. Hai huyện còn lại là Huyện Châu Thành, mặc dù số hộ tham gia nhiều nhưng nhìn chung thì diện tích vẫn còn rất thấp, ở vụ này huyện vẫn chưa có đối tượng không phải hộ nghèo tham gia. Tại vụ đầu tiên thực hiện chương trình thí điểm chỉ có huyện Tham Mười có đối tượng không phải hộ nghèo tham gia. Vụ Hè Thu ở cả 3 huyện có số hộ tham gia tăng tương đối cao, huyện Châu Thành đối tượng tham gia chủ yếu là hộ nghèo và cận nghèo hộ không thuộc diện nghèo vẫn còn ít, do chương trình bảo hiểm mới bắt đầu thí điểm nên công tác tuyên truyền chưa thật sự sâu rộng, nên chưa có nhiều hộ không thuộc đối tượng cận nghèo tham. Hai huyện Tháp Mười và Tân Hồng đã có nhiều đối tượng không thuộc diện nghèo tham gia nguyên nhân chủ yếu do vụ Hè Thu rơi vào những tháng mưa bão nên sâu bệnh diễn biến phức tạp, nhiều người nghĩ rằng năm Thìn sẽ có lũ lớn nên tham gia bảo hiểm cây lúa để yên tâm sản xuất. Vụ Thu Đông, Tân Hồng không tham gia bảo hiểm để điều chỉnh lịch thời vụ, tình hình tham gia bảo hiểm tại huyện Châu Thành không thay đổi nhiều do đây là huyện không thuộc vùng sâu nên nhiều người vẫn còn chủ quan không quan tâm nhiều đến bảo hiểm cây lúa, huyện Tháp Mười có sự tăng lên rõ rệt cả về số hộ tham gia lẫn diện tích ngoài đối tượng là hộ nghèo và cận nghèo còn các hộ tham gia không thuộc đối tượng, các hộ tham gia tự nguyện đa phần là những hộ thuộc vùng sâu hệ thống đê bao không chắc chắn.

Nhìn chung, số hộ tham gia và diện tích qua các vụ tăng nhưng tăng không nhiều, co huyện lại giảm số hộ tham gia. Sự phối hợp trong thực hiện công việc cũng như giải quyết bồi thường chưa nhịp nhàng. Còn lúng túng trong xử lý một số trường hợp phát sinh vấn đề về bảo hiểm. Đặc biệt vào Vụ Thu Đông thì số hộ và diện tích tham gia tăng đáng kể Tháp Mười 1.482 hộ với diện tích 1.118,2 ha do người dân lo sợ lũ về sớm với suy nghĩ là năm Thìn bão lụt.

Vụ Đông xuân 2011-2012 chưa phát sinh bồi thường bảo hiểm, tuy nhiên từ vụ Hè thu năm 2012 đã phát sinh bồi thường bảo hiểm do bị ngập úng đầu vụ và sụt giảm năng suất tại huyện Tháp Mười 16.892.120 đồng, với diện tích 29,4ha. Tại Tân Hồng, Công ty Bảo Việt Đồng Tháp đã bồi thường thiệt hại diện tích 02 ha do ngập úng đầu vụ tại xã Tân Công Chí huyện Tân Hồng, số tiền bảo hiểm được hưởng là 5% số tiền bảo hiểm của diện tích lúa phải sạ lại là: 1,882 triệu đồng.

 Kết quả tham gia bảo hiểm giai đoạn 2012-2013

Chương trình thí điểm BHNN sau 2 năm đã có chiều hướng giảm rõ rệt, đối tượng tham gia không thuộc hộ nghèo và cận nghèo ngày càng giảm, chí có những huyện có các công ty liên kết hỗ trợphí cho người dân họ mới tham gia. Kết quả tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ được thể hiện cụ thể qua bảng 2.2 sau:

Bảng 3.3: Kết quả thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp vụĐông xuân và Hè giai đoạn 2012-2013

Đơn vị Số hộ Diện tích (ha) Tổng phí bảo hiểm Ngân sách hỗ trợ Đối tượng bảo hiểm nộp I.VụĐông xuân 2012-2013

H. Tháp Mười 1.100 506,53 575.034.910 59.454.852 H. Châu Thành 938 336,62 312.109.051 10.095.024 H. Tân Hồng 1.063 1.810,72 1.109.880.830 591.294.111 Cộng 3.101 2.653,87 1.997.024.791 660.843.987 II. Vụ Hè thu 2013 H. Tháp Mười 947 452,19 331.046.279 17.141.829 H. Châu Thành 900 356,91 229.352.865 11.704.612 H. Tân Hồng 316 132,86 98.523.089 5.350.845 Cộng 2.163 941,96 658.922.233 34.197.286 Tổng cộng 5.246 3.595,83 2.655.947,024 695.041,273

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệpcủa SởNN & PTNT năm 2013

Bảng 3.3 cho thấy sau một năm thực hiện thí điểm chương trình bảo hiểm nông nghiệp số hộ tham gia và diện tích tăng theo vụ. Cụ thể, huyện Tân Hồng tăng 20,6%, Châu Thành tăng 11,5%, Tháp Mười tăng 1,9% so với vụ Đông Xuân năm 2011-2012. Trong đó Tân Hồng là huyện có số hộ tham gia tăng đáng kể đạt 181% kế hoạch đề ra, càng ngày người dân đã nhanh chóng tiếp cận với bảo hiểm cây lúa, một số hộdân đã thấy được sự cần thiết và lợi ích khi tham gia bảo hiểm. Nguyên nhân tăng là do được sự hỗ trợ trực tiếp của công ty lương thực MTV Tân Hồng cho những hộ nông dân tham gia sản

xuất lúa trong vùng nguyên liệu của nhà máy. Đến vụ Hè Thu số hộ tham gia đã gảm đáng kể huyện Tân Hồng giảm nhiều nhất , nguyên nhân do chếđộ chi trả bồi thường thiệt hại chậm trễ khiến nông dân mất lòng tin vào công ty bảo hiểm, khi tham gia bảo hiểm cây lúa phải tuân theo quy trình canh tác của tỉnh ban hành nên khó thực hiện. Công ty TNHH MTV lương thực Tân Hồng đã ngưng hỗ trợ nông dân tham gia BHNN nên kết quả thực hiện chương trình bị sụt giảm Trong thời gian gần đây tình hình lũ lụt tương đối ổn định do các huyện đã có những hệ thống đê bao rất vững chắc, dịch bệnh cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến sản xuất làm cho nhu cầu tham gia bảo hiểm của người dân cũng giảm xuống.

Kết quả bồi thường bảo hiểm:Để đảm bảo lợi ít cho các hộ dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp, Công ty Bảo Việt Đồng Tháp đã xét và bồi thường bổ sung tại huyện Tân Hồng cho 14 hộ dân, với số tiền 25.864.589 đồng bị ngập úng đầu vụ Đông xuân 2012-2013.

Nhìn chung, chính sách thí điểm bảo hiểm nông nghiệp bước đầu đã được người dân quan tâm, thấy được lợi ích khi tham gia bảo hiểm, chi sẽ rủi ro khi thiên tai dịch bệnh xảy ra. Công ty Dasco, Công ty THNN Thanh Tùng, Công ty THNN MTV lương thực Tân Hồng đã tham gia bảo hiểm cây lúa. Đến vụ Hè Thu năm 2013, Công ty TNHH MTV lương thực Tân Hồng đã ngưng hỗ trợ nông dân tham gia BHNN nên kết quả thực hiện chương trình bị sụt giảm.Điều này cho thấy, nông dân còn chủ quan và ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước nên chưa mạnh dạn tham gia bảo hiểm. Mặt khác, công tác tuyên truyền vận động chă đủ sức thuyết phục để người dân tình nguyện tham gia, quy trình bồi thường còn khá phức tạp, trể đã làm ảnh hưởng đến lòng tin của người dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp.

 Thuận lợi:

Các cơ chế chính sách đã ban hành khá đầy đủ, đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh và doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức triển khai thực hiện.

Một số chính sách chưa phù hợp đã được các cơ quan Trung ương sẳđổi bổ sung như: Quyết định 358/QĐ-TTg ngày 27/02/2013 sủa đổi bổ sung Quyết định số315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư 43/2012/TT-BNNPTNT ngày 23/8/2012 sửa đổi Thông tư 47/2011/TT- BNNPTNT ngày 29/6/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Quyết định số 2114/QĐ-BTC ngày 24/8/2012 sửa đổi bổ sung Quyết định số 3035/QĐ-BTC ngày 16/12/2011 của Bộ Tài chính tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện.

Được chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các sở ngành liên quan trong việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại 03 huyện Tân Hồng, Tháp Mười, Châu Thành.

Ban chỉ đạo bảo hiểm nông nghiệp các huyện tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện, tích cực tuyên truyền vận động các đối tượng tham gia. Đồng thời phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, Công ty Bảo Việt Đồng Tháp và các đơn vị có liên quan trong công tác triển khai các văn bản mới liên quan chếđộ, chính sách về bảo hiểm nông nghiệp. Cũng như công tác kiểm tra, giám sát việc ký kết hợp đồng và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm. Tổ công tác Ban chỉđạo phối hợp với Công ty Bảo Việt đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Công ty TNHH MTV Lương thực Tân Hồng để tăng cường công tác tuyên truyền và vận động các hộ nông dân trong vùng nguyên liệu của Công ty. Công ty đã hỗ trợ được hai chuỗi là cung cấp đầu vào và thu mua lúa gạo, như thực hiện hỗ trợ 962 đồng/kg lúa cho nông dân bằng tiền mặt.

Mô hình “Doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp tham gia thực hiện chương trình thí điểm bảo hiểm” đã phát huy hiệu quả. Cụ thể Công ty TNHH MTV Lương thực Tân Hồng đã tham gia tuyên truyền vận động các hộ dân trong vùng nguyên liệu trong vụ Đông xuân 2012-2013 tại huyện Tân Hồng, có 521 hộ tham gia, với diện tích 1.409 ha (chiếm 39,52% kết quả vụ Đông xuân 2012-2013).

Công tác bồi thường cho các hộ bị thiệt hại được thực hiện khá tốt. Vụ Đông xuân 2011-2012 chưa phát sinh bồi thường bảo hiểm, tuy nhiên từ vụ Hè thu năm 2012 đã phát sinh bồi thường bảo hiểm do bị ngập úng đầu vụ và sụt giảm năng suất tại huyện Tháp Mười 16.892.120 đồng, với diện tích 29,4ha.Công ty Bảo Việt Đồng Tháp đã tổ chức bồi thường thiệt hại cho nông dân vụ Hè thu năm 2012 ở huyện Tháp Mười, đồng thời đang hoàn chỉnh thủ tục bồi thường thiệt hại ngập úng đầu vụ Đông xuân 2012-2013 cho các hộ ở huyện Tân Hồng.

 Những tồn tại, hạn chế:

Việc triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong vụ Hè thu năm 2013 giảm cả về diện tích và số hộtham gia. Đồng thời, tỷ lệ tham gia của các hộ không thuộc diện nghèo, cận nghèo đạt thấp (có 33 hộ, với 13ha). Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:

Vụ Hè thu năm 2013 Công ty TNHH MTV Lương Thực Tân Hồng không có chính sách hỗ trợngười nông dân trong vùng nguyên liệu tham gia

thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã ảnh hướng đến kết quả thực hiện làm giảm số hộ và diện tích tham gia.

Công tác giải quyết bồi thường trong vụ Đông xuân năm 2012-2013 chưa dứt điểm làm ảnh hưởng đến lòng tin của các hộ tham gia bảo hiểm đã gây ảnh hưởng đến kết quả vụHè thu năm 2013 vừa qua.

Công tác tuyên truyền chưa thật sự đi vào chiều sâu, nên tỷ lệ hộ bình thường tham gia bảo hiểm rất thấp, chỉ thực hiện chủ yếu các đối tượng hộ nghèo và cận nghèo tham gia.

Tình hình thời tiết, lũ lụt, dịch bệnh trên cây lúa trong những năm qua không gây ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, do đó, nông dân còn chủ quan trong sản xuất nên còn e ngại khi tham gia bảo hiểm nông nghiệp.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ trồng lúa tại tỉnh đồng tháp (Trang 34 - 40)