CHƯƠNG 3 : TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.4. MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT
3.4.3. Lý do không tham gia bảo hiểm cây lúa
Sau hơn 2 năm từ khi quyết định 315 của Thủtướng Chính phủđược ban hành đã được rất người hưởng ứng tham, bên cạnh đó vẫn còn một sốđông vì không được phổ biến rõ ràng hoặc vì chi phí tham gia cao hoặc phải sản xuất theo một quy trình chung khiến họ không muốn hoặc không có nhu cấu tham gia BHNN đối với cây lúa. Các lý do không tham gia được thể hiện cụ thể qua bảng 3.11.
Bảng 3.11: Nguyên nhân không tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ
TT Nguyên nhân Tần số Tần suất % 1 Không biết thông tin về chương trình bảo
hiểm
19 31,67
2 Phí tham gia bảo hiểm cao 24 40,00 3 Thủ tục phiền phức (khi tham gia, khi bồi
thường)
40 66,67
4 Sản xuất nhỏ lẻ 15 25,00
5 Không muốn bị áp đặt thực hiện theo 1 quy trình (sản xuất) nhất định
43 71,67
6 Tự khắc phục được rủi ro 47 78,33
Tổng 188 313,34
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013
Bảng 3.11 cho ta thấy có 47 hộ nông dân cho rằng có thể tự khắc phục rủi ro trong quá trình sản xuất nông nghiệp chiếm 78,33%, có 71,67% hộ không muốn bịáp đặt thực hiện một quy trình sản xuất nhất định, có 66,67% e ngại vì thủ tục phiền phức. Nguyên nhân chủ yếu do đa số nông hộ đều sản xuất theo kinh nghiệm bản thân, họ không thích bị áp đặt vào một quy trình chung, sản xuất nhỏ lẻ nên không có nhiều nhu cầu tham gia BHNN. Ở một số vùng có đê bao an toàn ít xảy ra thiên tai cũng là lý do làm cho người dân có ý nghĩ chủ quan nên tham gia. Vấn đề bồi thường chưa được quan tâm nhiều cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến quyết định có tham gia hay không của người dân, nhiều người nghĩ tốn chi phí mua bảo hiểm nhưng khi thiệt hại không được bồi thường, thì lại mất một khoản chi phí trong khi đã tốn một khoản lớn chi phí đầu vào. Có 19 hộ không biết được thông tin về chương trình bảo
hiểm chiếm 31,67%, một số hộ thuộc khu vực vùng sâu vùng xa không được phổ biến hoặc có phổ biến thì cũng chỉ qua loa không cụ thể, khiến họ có cảm giác hoang mang vì không hiểu rõ những lợi ích tham gia bảo hiểm, diều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý người dân.
Một lý do khác nữa được nhiều hộ nông dân nói đến là vấn đềđất canh tác chiếm 25%, nhiều hộ đất canh tác không nhiều sản xuất nhỏ lẻ nên không tham gia bảo hiểm cây lúa, hộ nghĩ chỉ những hộcó đất nhiều thì khi thiệt hại mới được bồi thường sản xuất nhỏ lẻ thì không được các cấp quan tâm.
Trong sản xuất nông nghiệp người nông dân phải đối diện với nhiều khó khăn về vốn; nguồn cung cấp vật tư dồi dào, ổn định, giá hợp lý; đầu ra sản phẩm; khoa học công nghệ. Công ty chỉ hỗ trợđược hai chuỗi là cung cấp đầu vào và thu mua lúa gạo, như thực hiện hỗ trợ 962 đồng/kg lúa cho nông dân bằng tiền mặt. Mức hỗ trợđó còn quá thấp so với chi phí của người dân phải bỏ ra.
Tóm lại, chương này gới thiệu tổng quan về tỉnh Đồng Tháp, giới thiệu sơ lược vềđịa bàn nghiên cứu, thực trạng tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ trồng lúa tại tỉnh Đông Tháp tìm ra những thuận lợi, khó khăn khi tham gia bảo hiểm cây lúa của người dânvà mô tả mẫu điều tra.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM CÂY LÚA CỦA NÔNG HỘ TỈNH ĐÔNG
THÁP