CHƯƠNG 3 : TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
4.1. SO SÁNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA HỘ KHÔNG THAM GIA
4.1.2. Phân tích thu nhập của hộ trồng lúa của hộ tham gia bảo hiểm cây lúa và
cây lúa và không tham gia bảo hiểm cây lúa
Bảng 4.2: Các chỉ sốtài chính đánh giá kết quả sản xuất của hộ trồng lúa tham gia bảo hiểm cây lúa và không tham gia bảo hiểm cây lúa
Chi tiêu Đơn vị tính Hộ tham gia bảo hiểm cây lúa
Hộ không tham gia bảo hiểm cây lúa
Năng suất tấn/ha 6.815,56 6.920,89
Giá bán nghìn đồng/ha 4,88 4.86
Doanh thu nghìn đồng/ha 33.259,93 33.635,53 Tổng chi phí nghìn đồng/ha 18.829,84 19.850,33 Lao động gia đình nghìn đồng/ha 12.900,01 11.333,00 Lợi nhuận nghìn đồng/ha 1.530,08 2.452,20 Thu nhập từ BHNN nghìn đồng/ha 1.028,41 - Thu nhập nghìn đồng/ha 15.458,50 13.785,20
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013
Doanh thu từ sản xuất lúa của người nông dân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như các chi phí sản xuất, mô hình áp dụng, nhưng chủ yếu là giá bán được của sản phẩm và năng suất thu hoạch được. Năng suất cao, bán được giá cao thì thu nhập của người dân sẽtăng lên, giúp cải thiện đời sống nông dân ở nông thôn ngày càng tiến bộ và phát triển.
4.1.2.1. Năng suất
Do điều kiện khí hậu thường xuyên diễn biến phức tạp, làm cho việc trồng lúa của nông hộ gặp nhiều khó khăn. Một số địa phương mới bắt đầu gieo sạđã bị ngập úng đầu vụ nên phải tiến hành sạ lại hoặc bị dịch đạo ôn, rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá đã ảnh hưởng xấu đến năng suất. Một nguyên nhân quan trọng nữa là vấn đề tiếp thu KHKT, có rất nhiều nhiều người vẫn chưa quan tâm nhiều đến công tác tập huấn, sản xuất chủ yếu theo tập quán.
Bảng 4.2 cho ta thấy, năng suất của hộ tham gia bảo hiểm cây lúa thấp hơn nhóm hộ không tham gia bảo hiểm cây lúa, nguyên nhân do nhóm hộ tham gia bảo hiểm phần lớn là hộ nghèo và cận nghèo không được hỗ trợđầy đủ về KHKT nhiều nên sản xuất không đạt năng suất cao, ngoài ra nhiều hộ bị thiệt hại đầu vụ.
Những nhìn chung thì những hộ khi tham gia bảo hiểm cây lúa vẫn đạt năng suất hơn những hộ không tham gia. Hộ không tham đa phần vì họ sản xuất ở những vùng có điều kiện tốt nên có thể giảm thiệu rủi ro.
4.1.2.2. Giá bán
Qua số liệu thu thập cho thấy, không có sự chênh lệch về giá bán của hai nhóm hộ. Nhìn chung giá bán vẫn còn ở mức tương đối thấp, những hộ tham gia bảo hiểm cây lúa với hình thức tự nguyện thường bán được giá cao, do bán trực tiếp cho các công ty, những hộ tham gia còn lại đa phần là làm lúa thường nên giá bán không cao.
Nhóm hộ không tham gia bảo hiểm họ vẫn bán được mức giá tương ứng với giống lúa họ trồng nên họ không có nhu cầu tham gia bảo hiểm cây lúa.
4.1.2.3. Doanh thu
Doanh thu được tính bằng sản lượng đạt được và đơn giá bán, vì thế doanh thu chịu ảnh hưởng của hai yếu tố này. Qua kết quả từ bảng trên cho thấy hộ tham gia bảo hiểm có năng suất thấp hơn những hộ không tham gia, nhưng doanh thu đạt được là xấp xỉ với hộ không tham gia bảo hiểm, nguyên nhân do năng suất trung bình thấp mặc dù vẫn bán được giá cao. Mặc dù bị sụt giảm năng suất nhưng doanh thu vẫn ổn định, góp phần ổn định cuộc sống người dân.
4.1.2.4. Công lao động gia đình
Công LĐGĐ được tính theo giá tại địa phương theo tường vụ và từng công đoạn khác nhau. Nghề nông thường sản xuất theo quan niệm lấy công làm lời, nên thường không quan tâm đến công lao động mình bỏ ra đểđạt lợi nhuận. Trong nghiên cứu này chi phí công lao động là tính bình quân trung bình trên 3 vụ lúa. Bảng 4.2 cho thấy công LĐGĐ của nhóm hộ có tham gia bảo hiểm cây lúa cao hơn nhóm không tham gia bảo hiểm cây lúa. Cụ thể công lao động hộ tham gia bảo hiểm là 12.900.000 đồng/ha, hộ không tham gia bảo hiểm là 11.333.000 đồng/ha, cho thấy có sự chênh lệch giữa hai nhóm hộ. Nguyên nhân do hộ tham gia bảo hiểm cây lúa chủ yếu là hộ nghèo và cận nghèo ít đất nên chủ yếu là sử dụng lao động nhà. Hộ không tham gia bảo hiểm phần lớn là có nhiều đất sản xuất và có nhiều hộ có thu nhập thêm nên công lao động nhà bỏra ít hơn nhóm hộ có tham gia bảo hiểm cây lúa.
4.1.2.4. Lợi nhuận
Lợi nhuận được tính bằng doanh thu trừ chi phí (ba0 gồm công LĐGĐ), đây là số tiền thực tế mà dân nhận được sau khi thanh toán tất cả các khoản chi phí gồm cảchi phí LĐGĐ mà người dân bỏ ra hầu như không ai quantâm đến.
Lợi nhuận mà các hộ trồng lúa đạt dược tương đối thấp, do bị thiệt hại trong quá trình sản xuất. Bảng 4.2 cho thấy lợi nhuận của hộ tham gia bảo hiểm cây lúa là 1.530.008 đồng/ha, hộ không tham gia bảo hiểm cây lúa là 2.452.020 đồng/ha.
4.1.2.5. Thu nhập từ BHNN
Công ty Bảo Việt Đồng Tháp đã phối hợp với phòng NN&PTNT huyện Tân Hồng tổ chức chi trả tiền bồi thường bảo hiểm cho người dân tham gia bảo hiểm cây lúa nhưng bị thiệt hại về năng suất và bị mất giống đầu vụ.
Vụ Đông Xuân năm 2012-2013 các hộ dân tham gia bảo hiểm cây lúa bị thiệt hại ngập úng đầu vụ. Công ty Bảo Việt Đồng Tháp đã tổ chức bồi thường cho 306 hộ dân ở huyện Tân Hồng bị thiệt hại trên cây lúa do bị ngập úng với số tiền là trên 633 triệu đồng. Cụ thể, nông dân huyện Tân Hồng xuống giống trên 2.000ha, trong đó có 39 hộ dân thuộc các xã: An Phước, Tân Công Chí, Tân Thành A, Tân Thành B tham gia bảo hiểm với diện tích 150ha. Sau thu hoạch, năng suất bị sụt giảm do dịch bệnh trên lúa và lúa bị đổ sập. Mỗi hộ nông dân được chi trả bảo hiểm nông nghiệp từ500 ngàn đồng - 39 triệu đồng (tùy theo mức độ thiệt hại). Vụ Hè Thu một số bị dịch đạo ôn tấn công, làm giảm năng suất của hộ. Trong vụ Hè Thu năm 2012 đã phát sinh bồi thường bảo hiểm lúa do bị ngập úng đầu vụ và sụt giảm năng suất với mức bồi thường gần 17 triệu đồng với diện tích 29,4ha.
Những hộ này cũng đã nhận được tiền bồi thường, ngập đầu vụ thì tiến hành sạ lại, đạo ôn được bồi thường bù đắp vào phần năng suất bị sụt giảm. Qua kết quả ta thấy khi tham gia bảo hiểm nhưng xảy ra rủi ro, người dân không phải mất đi phần bị thiệt hại. Công tác bồi thương giúp các hộ dân ổn định thu nhập sau mỗi vụ.
4.1.2.6. Thu nhập
Thu nhập chính là thu được của hộ sau khi đã trừ ra tổng chi phí, đây là số tiền thực tếngười dân nhận được sau khi thanh toán các khoản chi cho một vụ. Kể cả thu nhập từ bảo hiểm cây lúa. Bảng 4.2 cho thấy có sự khác biệt về thu nhập của hộ có tham gia bảo hiểm cây lúa và hộ không tham gia bảo hiểm cây lúa. Cụ thể thu nhập của hộ tham gia bảo hiểm cây lúa là 15.458.500 đồng/ha, hộ không tham gia bảo hiểm cây lúa là 13.785.200 đồng/ha. Do hộ tham gia bảo hiểm tiết kiệm được chi phí đầu vào và thu hồi vốn khi bị sụt giảm năng suất nên thu nhập cao hơn nhóm hộ không tham gia bảo hiểm cây lúa.
Qua kết quả phân tích trên cho thấy có sự khác biệt về kết quả sản xuất của hộ tham gia bảo hiểm cây lúa và không tham gia bảo hiểm cây lúa. Tổng chi phí của hộ có tham gia thấp hơn vì được hỗ trợchi phí đầu vào và sản xuất theo một quy trình chung nên có thể hạn chế được dịch bệnh, giảm chi phí cũng giúp giảm gánh nặng cho người dân, rất nhiều hộ trồng lúa phải vay tiền ngân hàng để mua vật tư hoặc mua thiếu đến cuối vụ thanh toán. Hiện nay thời tiết thường xuyên thay đổi ảnh hưởng nhiều đến năng suất không chỉ hộ có tham gia bảo hiểm kể cả những hộ không tham gia bảo hiểm cũng chịu ảnh hưởng. Những hộ tham gia bảo hiểm có đất sản xuất ở những vùng đất trũng thấp bị thiệt hại nhiều dẫn đến năng suất giảm. Nhưng bù vào đó là những hộ tham gia bảo hiểm thường bán lúa với giá cao, giá lúa cũng góp phần rất quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Cùng bị thiệt hại như nhau nhưng hộ có tham gia bảo hiểm sẽ nhận được bồi thường tùy theo mức thiệt hại của mình, góp phần ổn định thu nhập cho nông hộ.