Kết quả phân tích hồi quy bằng mô hình Probit

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ trồng lúa tại tỉnh đồng tháp (Trang 59)

Hằng số -9,406 0,160 - Tuổi (X1) -0,032 0,143 -0,013 Giới tính (X2) 0,246 0,572 0,097 Tập huấn (X3) 1,868*** 0,000 0,650 Quy mô hộ (X4) 0,375** 0,013 0,149 Diện tích trồng lúa (X5) -0,209** 0,022 -0,083 Giá bán trung bình (X6) 2,409** 0,026 0,960 Năng suất trung bình (X7) -0,000** 0,026 -0,0003 Chi phí sản xuất trung bình (X8) -0,000 0,198 -0,000 Số quan sát: 120 Log likelihood : -52,45 Prob > chi2: 0,000 Pseudo R2: 0,3694 % dựbáo đúng : 80,83%

Ghi chú *, ** và *** chỉ các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% tương ứng

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013

Giải thích ý nghĩa các hệ số trong mô hình

Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia bảo hiểm cây lúa, đề tài sử dụng mô hình hồi qui probit để kiểm định mô hình đã xây dựng. Ngoài ra, giá trị kiểm định mô hình (Prob > chi2) = 0,000 < 0,01 ta có thể khẳng định rằng mô hình có ý nghĩa về mặt thống kê, các biến đưa vào mô hình là hoàn toàn phù hợp.

Hệ số Pseudo R2 của mô hình là 0,3694 là mức độ giải thích của các biến, có nghĩa là có 36,94% biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình, còn lại 63,06% là các yếu tố khác chưa được đưa vào nghiên cứu. Hệ số Pseudo R2 chưa cao nhưng trong mô hình probit hệ số Pseudo R2 không hoàn toàn giải thích cho sự phù hợp của mô hình, mà thường dùng để so sánh các mô hình với nhau, vì vậy ta cần xem xét mức độ giải thích chính xác % dựbáo đúng của mô hình thay cho giá trị R2, khi nhận xét về sự chính xác về sự phù hợp của các mô hình. Với kết quả mô hình trên, khả năng dự

báo chính xác của mô hình là 80,83% điều này nói lên rằng khảnăng dự báo đúng của mô hình là rất cao (xem bảng 4.5).

Bảng 4.5: Bảng phân loại phần trăm dựbáo đúng

Nhóm hộ Đúng (%) Không đúng (%) Hộ có tham gia bảo hiểm cây lúa 82,46 17,54 Hộ không tham gia bảo hiểm cây lúa 20,63 79,37

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013

Do là hàm hồi quy của biến nhị phân nên các hệ số trong hàm hồi quy sẽ không trực tiếp biểu hiện mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc mà nó dùng hiệu ứng biên để giải thích sựthay đổi của biến độc lập lên biến phụ thuộc. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ chịu ảnh hưởng của các yếu tố :, tập huấn, diện tích trồng lúa, quy mô hộ, giá bán trung bình và năng suất trung bình có ý nghĩa thống kê khác nhau từ mức 1% đến 5%. Các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê là tuổi, giới tính và chi phí sản xuất.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ trổng lúa bao gồm các yếu tố: tập huấn, quy mô hộ, diện tích đất trồng lúa, giá bán trung bình và năng suất trung bình

Tập huấn có ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa, ở mức ý nghĩa 1%. Biến độc lập này có hệ số cùng chiều với biến phụ thuộc, phù hợp với kỳ vọng trong mô hình nghiên cứu. Công tác tập huấn rất cần thiết trong việc trồng lúa của các hộnông dân, đặc biệt là những hộ nông dân sống ở khu vực vùng sâu không được tiếp cận nhiều với KHKT. Việc ứng dụng KHKT giúp tăng năng suất, cải thiện đời sống người dân và cũng nhận thức được rủi ro trong sản xuất và những lợi ích khi tham gia bảo hiểm cây lúa. Hệ sốtác động biên của biến này là 0,650 có nghĩa là những hộ nông dân khi tham gia tập huấn thì khả năng quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa sẽ cao hơn những hộ không tham gia tập huấn khoảng 65%.

Quy mô hộ ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ, có ý nghĩ thống kê ở mức 5%. Hệ số tác động biên của biến là 0,149 có nghĩa là khi số nhân khẩu trong gia đình tăng lên 1 người thì khảnăng nông hộ quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa sẽ tăng 14,9%. Kết quả cho thấy rằng, nếu gia đình có đông nhân khẩu thì sẽ có nhiều cơ hội biết đến bảo hiểm hơn.

Diện tích trồng lúa tổng diện tích trồng lúa của người dân có mối tương quan nghịch với quyết định tham gia bảo hiểm, có ý nghĩa ở mức 5%. Hệ số tác động biên của biến này là (-0,083), có nghĩa là khi diện tích đất tăng lên thì quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ sẽ giảm 8,3%. Những hộ tham gia bảo hiểm cây lúa đa phần vì được hỗ trợ của Nhà nước, những hộ nhiều đất thường có thêm nguồn thu nhập khác họ có đủ khả năng xoay vòng vốn khi xảy ra thiệt hại. Những hộ có ít đất đa phần đều phải vay vốn hoặc được các đại lý phân bón bao đến cuối vụ mới thanh toán nên đểđảm bảo không bị sụt giảm năng suất khi gặp rủi ro thì họ tham gia bảo hiểm. Điều này làm cho những hộ có càng nhiều đất thì quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa càng giảm.

Giá bán trung bình biến này có hệ sốdương có mối tương quan thuận với biến phụ thuộc, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Hệ số tác động biên của biến này là 0,960, có nghĩa là khi giá bán trung bình tăng lên 1000đồng thì quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của người dân sẽ tăng 96%. Giá cả cũng góp phần quan trọng đến sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân. Khi tham gia bảo hiểm cây lúa nhưng thuộc các công ty liên kết hộ nông sẽ bán được giá cao ổn định đầu ra.

Năng suất trung bình kết quả phân tích cho thấy, năng suất có mối tương quan nghịch với quyết định tham gia bảo hiểm, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Hệ số tác động biên của biến này là(-0,0003) có nghĩa là khi năng suất trung bình trên vụ tăng thì khảnăng quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ sẽ giảm 0,03%. Nhiều hộ sản xuất không gặp rủi ro, luôn đạt năng suất thường không quan tâm đến bảo hiểm nên khảnăng tham gia bảo hiểm cây lúa cũng thấp hơn những hộkhông đạt năng suất. Kết quả cho thấy khi năng suất giảm sẽ làm tăng quyết định tham gia bảo hiểm.

Tóm lại, kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 5 biến độc lập bao gồm tham gia tập huấn kỹ thuật, quy mô hộ, diện tích đất nông nghiệp, giá bán trung bình và năng suất trung bình có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên các biến còn lại là: tuổi, giới tính và chi phí sản xuất không có ý nghĩa trong mô hình, không ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ. Nguyên nhân là do những hộ tham gia bảo hiểm cây lúa đa phần là hộ nghèo và cận nghèo hộ không thuộc diện nghèo có tham gia nhưng không nhiều nên tuổi cao hay thấp cũng không ảnh hưởng đến quyết định tham gia, chi phí sản xuất ởvùng nông thôn thường không quá cao nên không phải là chỉ tiêu quan trọng để xem xét quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ.

4.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢNĂNG TIẾP BẢO HIỂM CÂY LÚA

CHO NÔNG HỘTRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

4.3.1. Khó khăn tồn tại

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì quá trình triển khai bảo hiểm nông nghiệp cũng đã từng gặp phải một số khó khăn vướng mắc. Như việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp đối với cây lúa gặp rất nhiều khó khăn số hộ tham gia không nhiều, chủ yếu theo phong trào.

Bảo hiểm cây lúa là mô hình mới, nông dân chưa hiểu và công tác triển khai chậm so với thời gian canh tác nên khó vận động tham gia, đặc biệt là những hộ không thuộc diện nghèo và cận nghèo. Thực tế cho thấy, chỉ có những hộ nghèo và cận nghèo mới tham gia vì họ được miễn, giảm phí hoàn toàn, có nhiều hộ nghèo khi tham gia nhưng hộ vẫn không biết là được tham gia. Còn những hộ khá, giàu thì không muốn tham gia, chưa thu hút các chủ sản xuất quy mô lớn. Nhiều hộ nông dân phản ánh, nếu tham gia, họ sẽ không có lợi mà người lợi là ngành bảo hiểm.

Trên thực tế cho thấy, khi tham gia bảo hiểm tự nguyện với các công ty thì người dân chỉ có thể được bảo hiểm rủi ro về cây giống, nhưng không thể bảo hiểm được rủi ro về thời tiết. Đặc biệt, sản xuất nông nghiệp nước ta luôn đối mặt với rủi ro và thách thức về tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh.

Đối tượng bảo hiểm nông nghiệp còn hẹp, chưa mở rộng. Bên cạnh đó, phạm vi đối tượng, địa bàn bảo hiểm nông nghiệp là khá rộng, mặt khác do tính chất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam là sản xuất nhỏ, manh mún.

Các đại lý bảo hiểm đã được tập huấn nhưng hoạt động còn yếu, chưa thông tin đầy đủ về trách nhiệm và quyền lợi của nông dân khi tham gia bảo hiểm trên cây lúa. Một số cán bộ ở cơ sở chưa nắm rõ về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp nên còn lúng túng trong công tác tuyên truyền và vận động người dân tham gia. Mỗi địa phương mỗi khác trong khi đó cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin của địa phương và của các doanh nghiệp bảo hiểm còn hạn chế. Trong khi đó, lực lượng cán bộ còn mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm mới chủ yếu tuyển mới và từ các bộ phận nghiệp vụ khác chuyển sang.

Tại các địa công tác tập huấn kỹ thuật cho người dân khi tham gia bảo hiểm cây lúa đểnâng cao năng suất vẫn chưa được chú trọng, đa nhần có tập huấn cũng là tập huấn cho những hộ tham gia tự nguyện, những hộ nghèo và cận nghèo không được quan tâm nhiều. Điều này khiến cho năng suất của họ

không cao như những hộ tham gia tự nguyện. Khi xảy ra thiệt hại những hộ nghèo và cận nghèo dường như không được bồi thường, nhiều người nghĩ rằng bảo hiểm nông nghiệp chỉ mang lại lợi ích cho những hộ tự nguyện với diện tích canh tác lớn.

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT tỉnh, Thường trực Ban chỉ đạo thí điểm nông nghiệp tỉnh, một sốđiều khoản trong quy tắc bảo hiểm cây lúa, các Thông tư hướng dẫn không phù hợp với điều kiện thực tế ởđịa phương như: năng suất bảo hiểm tính bình quân 3 năm rất thấp so với năng suất thực tế, chưa thu hút nông dân tham gia bảo hiểm cây lúa. Chẳng hạn, theo quy định mức độ thiệt hại được bảo hiểm do thiên tai dịch bệnh làm cho năng suất lúa của vùng thấp hơn 90% năng suất bình quân vụ sản xuất trong 3 năm gần nhất thì được bảo hiểm là còn thấp.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng quy định, những trường hợp thiệt hại do dịch bệnh gây ra thì yếu tố quyết định để được nhận tiền bảo hiểm là phải được công bố dịch. Nhưng do quy định của Pháp lệnh về bảo vệ thực vật, cơ quan được phép công bố dịch là cấp tỉnh. Như vậy, việc công bố dịch sẽ mất nhiều thời gian. Trong khi dịch bệnh ở cây lúa diễn ra rất nhanh, đòi hỏi sự vào cuộc nhanh chóng của ngành chức năng. Có trường hợp, khi công bố dịch thì dịch bệnh đã hết, năng suất giảm thì người dân phải chịu còn công tác kiểm tra, đền bù thiệt hại cho dân lúc này là điều vô cùng khó khăn.

Khi có thiệt hại xảy ra, nông dân vẫn phải chờđến cuối vụ lúa, khi thống kê công bố năng suất mới được bồi thường… Ngoài ra còn nhiều tác nhân thiệt hại trên lúa, như mưa lớn bất thường, triều cường gây ngập úng; ốc bươu vàng, chuột hại chưa được Bộ NN&PTNT bổ sung vào đối tượng thiên tai, dịch bệnh thuộc phạm vi BHNN trên cây lúa. . Phí cao làm tăng giá thành sản phẩm, muốn được nhận tiền bảo hiểm phải là địa phương được công bố có dịch bệnh.

Một số cán bộ, đảng viên có đất canh tác tại các huyện thí điểm chưa thể hiện tinh thần nêu gương trong việc thực hiện, nên phần nào cũng làm giảm lòng tin đối với nông dân.

4.3.2. Giải pháp

Từ những khó khăn đang tồn tại ở trên và kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ trồng lúa, xin đưa ra ra một số giải pháp giúp cho những nông hộ sản xuất lúa có nhiều hiểu biết hơn về bảo hiểm cây lúa, để ngày càng có thêm nhiều người tham gia bảo hiểm không chỉ trong thời gian thí điểm, mà còn cả sau này.

4.3.2.1. V phía các b ban ngành

Các ngành, các cấp, đặc biệt là mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền vận động để nông dân hiểu thấu, tích cực tham gia bảo hiểm. Trong đó chủ yếu tuyên truyền đi vào chiều sâu, tuyên truyền đi vào quyền lợi của nông dân, vào ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp bằng nhiều hình thức, nhiều phương tiện thông tin khác nhau. Phổ biến nội dung triển khai bảo hiểm nông nghiệp đến tận ấp, đến từng hộgia đình những thông tin cần thiết để mọi nông dân ởđịa bàn thí điểm bảo hiểm nông nghiệp hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi khi mua bảo hiểm nông nghiệp để tích cực tham gia hưởng ứng. Khi đó sẽ thu hút nhiều hộ tự nguyện tham gia. Có chính sách khen thưởng thỏa đáng, kịp thời đối với cán bộ thực hiện hiệu quả và những hộ dân tích cực tham gia bảo hiểm. Để các bộ ngày càng hoạt động hiệu quảhơn

Ủy ban nhân dân xã cần rà soát nắm chắc đối tượng nghèo, cận nghèo và hộ không thuộc diện nghèo, để thuận lợi hơn trong công tác tuyên truyền vận động. Cho phép người dân tích tụ ruộng đất, hình thành các cánh đồng mẫu lớn, khai thác chuỗi giá trị khép kín từ nghiên cứu, sản xuất đến chế biến, tiêu thụ. Như thế sẽ thu hút được nhiều đối tượng không thuộc diện nghèo tham gia bảo hiểm cây lúa.

Đẩy mạnh việc phối hợp với các công ty, nhà máy chế biến nông sản tham gia hỗ trợ kinh phí bảo hiểm cho nông dân và thu mua lúa cho các hộ tham gia bảo hiểm với mức giá cao.

Tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức khai thác, ký kết hợp đồng bảo hiểm chặt chẽ. Đồng thời, các doanh nghiệp bảo hiểm phối hợp chặt chẽ với Ban chỉđạo tại địa phương rà soát, giải quyết yêu cầu bồi thường bảo hiểm đã phát sinh theo hợp đồng bảo hiểm, quy định lại quy tắc, điều khoản bảo hiểm nông nghiệp.

Bộ tài chính nên đưa ra cách tính phù hợp hơn, với điều kiện sản xuất hiện nay. Mặt khác, tiếp tục hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp trong thời gian tới nhằm mang lại kết quả tốt hơn nữa để có thể nhân rộng chương trình thí điểm này sau khi kết thúc.

Bổ sung thêm một số bệnh vào nội dung dịch bệnh được bảo hiểm như: bị vi khuẩn, thúi thâm và những thiệt hại do ốc bươu vàng hoặc chuột gây ra.

Về năng suất bảo hiểm 90% năng suất bình quân của xã, khóm, ấp hay hợp tác xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm, nhưng hầu như theo cách tính này thì không sát với thực tế.

Theo cách tính đó thì người tham gia không hưởng lợi nhiều, vì thiên tai dịch bệnh ảnh hưởng ở mức độ khác nhau. Đồng thời, các hộ mua bảo hiểm thì mua theo hộ và trên diện tích họ canh tác. Vì vây, Bộ tài chính cần áp dụng cách tính mới để tính bồi thường cho người dân:

Phương án thứ nhất:

Tính năng suất sụt giảm theo diện tích của các hộđăng ký mua bảo hiểm. Vì theo quy định, khi xảy ra thiên tai dịch bệnh thì cơ quan chức năng và công

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ trồng lúa tại tỉnh đồng tháp (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)