Tình hình kinh tế xã hội và dân số

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ trồng lúa tại tỉnh đồng tháp (Trang 27 - 34)

CHƯƠNG 3 : TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1. GIỚI THIỆU VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP

3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội và dân số

3.1.2.1. Tình hình kinh tế

a. Tình hình chung

Theo cục thống kê tỉnh Đồng Tháp (2012) tăng trưởng kinh tế năm 2012 thấp hơn so với mức tăng trưởng 2011 và không đạt kết quả đề ra. Tốc độ tăng trưởng GDP (tính theo giá 1994) : ước tính tốc độ tăng trưởng GDP khu vực Nông - Lâm - Thủy sản tăng 3.6% ( năm 2011 tăng 5,72%); Khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng 11,19% (năm 2011 tăng 21,94% ) Khu vực dịch vụ tăng 15,2% ( năm 2011 tăng 16,48%). Như vậy, ước tính tăng trưởng của năm 2012 thấp hơn nhiều( thấp hơn 3,84%) so với kế hoạch đề ra; Đối với khu vực Nông- Lâm - Thủy sản có tốc độ tăng trưởng thấp hơn 1,6% so với mục tiêu tăng trưởng cả năm 2012 ( kế hoạch cả năm 5,20%); Khu vực Công nghiệp - Xây dựng tốc độ tăng trưởng đặt ra cho cả năm 2012 là 9,81% ( kế hoạch cả năm 21,0%); Khu vực Thương mại - dịch vụ có tốc độ tăng trưởng thấp hơn kế hoạch kế hoạch 1,3% ( kế hoạch cả năm 16,5%).

Cơ cấu kinh tế ( tính theo giá thực tế): Cơ cấu kinh tế tính theo giá thực tế do sự sụt giảm giá hàng Nông- Thủy sản trong năm 2012 nên ở khu vực 1 có chuyển dịch mạnh theo hướng giảm xuống. Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế như sau:

- Khu vực Nông- Lâm- Thủy sản chiếm tỉ trọng 48,99%, giảm 1,27% so với 2011.

- Khu vực Công nghiệp – Xây dựng chiếm 23,4% tăng 0,28% so với năm 2011.

- Khu vực Thương mại – dịch vụ chiếm 27,58% tăng 0,99% so với năm 2011.

Với tốc độ tăng trưởng như trên, cơ cấu GDP (Tính theo giá cố định) tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực. Khu vực Nông – Lâm- Thủy san chiếm tỉ trọng 35,81% giảm 2,09% so với năm 2011; Khu vực Công nghiệp- Xây dựng chiếm 28,94%, tăng 0,40% và khu vực dịch vụ chiếm 35,25%, tăng 1,69% so với năm 2011.

GDP bình quân đầu người năm 2012 ước tính 24,8 triệu đồng tăng 14,6% so với năm 2011 (theo giá thực tế) tương đương 1.180 USD (tỉ giá hối đoái tạm bình quân năm 2011 là 20962 đồng / USD), tăng 14,9% so với năm 2011. Nếu tính theo giá cố định 1994 GDP bình quân đầu người ước tính 10,68 triệu đồng tăng 9,44% so với năm 2011, tương đương 967 USD.

b) Sản xuất Nông- Lâm – Thủy Sản

Tuy gặp nhiều khó khăn như giá cá giống, thức ăn chăn nuôi tăng cao, nguy cơ bùng phát dịch bệnh, nhưng sản xuất nông – lâm - thủy sản của tỉnh tiếp tục phát triển, ước tính trong năm 2012 giá trị sản xuất toàn khu vực đạt 40.439 tỷđồng theo giá thực tế( tăng 10,38% so với năm 2011) và 12.479 tỷ đồng giá cốđịnh 1994 (tăng 3,43% so với năm 2011).

 Trồng trọt

Theo tổng cục thống kê tỉnh Đồng Tháp (2012) toàn tỉnh với diện tích gieo trồng 515.706 ha năm 2012 so với năm 2011 ( giảm 16.780 ha). Trong đó, diện tích gieo trồng lúa đạt được 487.624 ha, giảm 2,69% ( giảm 13.474 ha), ước tính sản lượng lúa đạt 3.051.763 tấn giảm 1,56% (giảm 48.424 tấn). Sản lượng lúa của tỉnh năm 2012 so với năm 2011 giảm với nguyên nhân chính là diện tích lúa vụ Thu Đông giảm nhiều, trong khi diện tích lúa vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu tăng ít. Cụ thể, vụ Đông Xuân tăng 22.745 tấn, vụHè Thu tăng 9.742 tấn, vụ Thu Đông giảm tới 80.911 tấn. Ước tính năm 2012 các cây trồng hằng năm khác ngoài cây bắp có sản lượng tăng, các loại cây trồng khác đều có sản lượng giảm so với năm 2011. Cụ thể: sản lượng bắp đạt 33.440 tấn tăng 1.804 tấn; mía sản lượng đạt 7.624 tấn giảm 820 tấn; bố sản lượng đạt 18 tấn, giảm 25 tấn. Rau đậu các loại sản lượng đạt 209.286 tấn giảm 10.979 tấn. Đậu phộng sản lượng đạt 668 tấn giảm 240 tấn. Nguyên nhân giảm sản lượng các loại hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày khác là do giá tiêu thụ sản phẩm không ổn định vì vậy người nông dân chủ yếu gieo trồng các loại cây này theo nhu cầu của thịtrường.

Diện tích cây lâu năm toàn tỉnh hiện có là 23.900 ha chỉ bằng 99,72% so với năm 2011 (giảm 66ha). Diện tích cây ăn quả hiện có là 23.506 ha chiếm 98,35% so với diện tích cây lâu năm hiện có, bằng 99,69% so với năm 2011 (giảm 74ha). Diện tích cây lâu năm cho sản phẩm toàn tỉnh chiếm 89,5% diện tích hiện có, tăng 0,41% so với năm 2011 (tăng 85ha). Diện tích cây lâu năm trồng mới năm 2012 là 318 ha chỉ bằng 65,98% so với năm 2011 (giảm 164 ha). Sản lượng cây lâu năm năm 2012 ước đạt trên 217 nghìn tấn, tăng gần 1% so với năm 2011 (tăng gần 1,5 nghìn tấn). Trong đó, quýt tăng trên 404 tấn, xoài giảm 846 tấn, nhãn giảm 149 tấn.

Chăn nuôi

Nhìn chung, tình hình chăn nuôi trong tỉnh ổn định, các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát giết mổ mua bán gia súc, gia cầm nên tình hình dịch bệnh được khống chế, người chăn nuôi có lãi.

Theo kết quảđiều tra chăn nuôi thời điểm 01/10/2012 sản lượng gia súc, gia cầm của tỉnh như sau: trâu 2.366 con (tăng 232 con), bò 19.000 con (tăng 844 con), heo 274.510 con (tăng 398 con), gia cầm 3.860.201 con . Đối với đàn gia cầm sản lượng thịt gia cầm ước tính năm 2012 ước tính 10.217 tấn (tăng 1.446 tấn) so với thời điểm 01/01/2011.

 Lâm nghiệp

Trong năm 2012 đã trồng mới 150ha rừng tập trung thuộc thàh phần kinh tế Nhà nước là: trại Đồng Cát trồng 70ha, rừng sản xuất và Ủy ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Tháp Mười trồng 80ha trên diện tích rừng dã khai thác trong năm. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước tính đạt 7,86 triệu cây (tăng 77 nghìn cây). Tỏng số gỗ khai thác 113.240 m3(tăng 872 m3). Song song với công tác trồng và chăm sóc rừng ngành lâm nghiệp đã triển khai tập huấn phòng cháy, chữa cháy riêng cho lực lượng kiểm lâm và đầu tư thiết bị ở những nơi trọng điểm, tuyên truyền vận động người dân ở gần những nơi có rừng tập trung có ý thức phòng cháy rừng, nhờ vậy trong năm 2012 không có vụ cháy rừng xảy ra.

 Thủy sản

Vào những tháng đầu năm 2012 diện tích nuôi trồng thủy sản giảm mạnh do giá bán thấp, giá thức ăn tăng, các chi phí khác đều tăng. Nhưng dần về cuối năm tình hình kinh tế hồi phục đã kéo theo sự phục hồi các ngành thủy sản. Diện tích nuôi trồng thủy sản trong những năm 2012 đạt 5.915ha tăng 423ha so với năm 2011, nhưng chỉ bằng 66,64% kế hoạch.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng nước ngọt đạt 436.700 tấn (tăng 59.882 tấn), chủ yếu là sản lượng cá tra, cá basa nuôi đạt 386.910 tấn (tăng 57.626 tấn), tôm đạt 1,960 tấn (tăng 71 tấn). Sản lượng thủy sản khai thác nước ngọt đạt 15.746 tấn (tăng 490 tấn)

Giá cá tra thương phẩm từ đầu năm cho đến cuối năm 2012 dao động ở mức 20000 – 23500 đồng/ Kg (trọng lượng bình quân 0,7- 0,9 Kg/con. Giá cả ổn định tuy nhiên chi phí nuôi trồng tăng lên (chi phí giống, thức ăn, chi phí vốn…), do vậy lợi nhuận từ con cá cũng đạt thấp. Mặt khác ngành nuôi trông thủy sản còn tiềm ẩn nhiều bất ổn cho người nuôi và liên kết giữa người nuôi và nhà chế chưa chặt chẽ. Mặt khác điệp khúc sản lượng tăng thì giá lại rớt như trước đây vẫn có thể xảy ra. Giá cá tăng và khan hiếm nguồn cung tuy trước mắt có lợi cho người nuôi trồng nhưng cũng gây nhiều khó khăn cho các nhà máy chế biến, nhất là các nhà máy đã kí hợp đồng tiêu thụ trong khi không có đủ nguồn nguyên liệu để sản xuất và do đó phải buộc giảm sản lượng sản xuất trong các chu kỳ sản xuất tới.

c) Sản xuất công nghiệp và hoạt động thương nghiệp – dịch vụ

 Công nghiệp

Ngay từ đầu năm do khủng hoảng kinh tế thế giới chưa chấm dứt, khủng hoảng nợ công ở các nước châu Âu diễn biến phức tạp làm cho thị trường tiêu thụ cá phi lê gặp nhiều khó khăn, ở các tháng cuối năm do hàng tồn kho nhiều các doanh nghiệp sản xuất gặp nhiều khó khăn về vốn, mặt dù giá cả nguyên liệu không cao nhưng phải tạm nhưng hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng, một số doanh nghiệp mua thành phẩm của doanh nghiệp khác để thực hiên hợp đồng xuất hàng với đối tác.

Với những chính sách giải pháp linh hoạt từ phía chính phủ như giảm thuế cùng với sự chỉ đạo, can thiệp kịp thời của tỉnh đã tháo gỡ phần nào những khó khăn cho ngành nuôi trồng thủy san và ngành công nghiệp chế biến thủy sản.

Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2012 ước tính 14.001 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994), tăng 7,81% so với năm 2011 (năm 2011 tăng 25,99% so với năm 2010); Trong đó 2 loại sản phẩm có giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giá trị sản xuất toàn ngành, ước tính sản lượng tăng trưởng thấp so với 2011 là: Thủy sản đông lạnh đạt 183.815 tấn, tăng 7,46%. Thức ăn thủy sản đạt 1.259.790 tấn, tăng 6,58%.

Nguyên nhân chính làm cho tăng trưởng sản xuất Công nghiệp của tỉnh vẫn đạt thấp so với năm 2011 là do hàng tồn kho nhiều, nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng hoặc tạm ngừng hoạt động.

Thương nghiệp - Dịch vụ

Hoạt động Thương mại – Dịch vụ tiếp tục hát triển ổn định, tuy thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế khu vực Châu Âu, kim ngạch xuất khẩu sụt giảm so với năm 2011, kim ngạch nhập khẩu tăng ít so với năm 2011

Xuất khẩu: Xuất khẩu là kênh tiêu thụ quan trọng cho hàng hóa của tỉnh, càng quan trọng hơn đối với các sản phẩm còn nguồn gốc từ sản xuất nông nghiệp, đồng thời xuất khẩu cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng sản xuất nội địa. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2012 ước tính 836.469 ngàn USD, bằng 95,4% so với năm 2011. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn là gạo và thủy sản chế biến

Nhập khẩu: Nhập khẩu của tỉnh đóng vai trò cung cấp nguyên nhiên liệu cho các ngành sản xuất nội địa như sản xuất nông nghiệp, sản xuất dược phẩm, may mặc với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu, phân bón và

nguyên liệu sản xuất tân dược. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước tính 648.211 ngàn USD tăng 2,3% so với năm 2011 và ước đạt 92,6% kế hoạch. Trong đó, xăng dầu là mặt hàng chủ lực có sản lượng nhập ước tính 552.984 tấn (tăng 2,92% so với năm 2011) với giá trị 588,960 ngàn USD tăng 0,2% so với năm 2011 (cục thống kê tỉnh Đồng Tháp 2012).

3.1.2.1 tình hình xã hội

a) Dân số

Ước tính dân số trung bình tỉnh Đồng Tháp năm 2012 là 1.676.554 người, trong đó có 835.428 nữ, 841.126 nam; Số người sống ở thành thị là 287.751 người, số người sống ở nông thôn là 1.388.803 người (cục thống kê tỉnh Đồng Tháp 2012)

b) Lao động

Công tác lao động – việc làm: đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp tạo việc làm cho người lao động: Qua chính phiên tổ chức giao dịch việc làm, đã có 3.125 lao động được tuyển dụng, 1.288 lao động đăng ký học nghề và xuất khẩu lao động; Qua các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu việc làm và tư vấn học nghề có 7.413 người tìm được việc làm; Chương trình vay vốn được hỗ trợ tạo việc làm đã giải ngân 30.292 tỷ đồng tạo việc làm cho 3.527 lao động, ngoài ra các huyện, thị, thành phố đã tích cực triển khai tốt các hoạt động hỗ trợ việc làm cho người lao động ở địa phương thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, công tác vận động giới thiệu tư vấn việc làm cho người lao động đã góp phần giải quyết việc làm cho 36.481 người, trong đó xuất khẩu lao động 48 người.

Thực hiện trợ cấp thất nghiệp trong năm đã tiếp nhận quyết định cho 5.139 người hưởng được trợ cấp thất nghiệp. Triển khai thực hiện tốt điều tra, rà soát cung cầu lao động, thu thập thông tin về

Nhu cầu học nghề làm việc ở 30 xã nông thôn mới chuẩn bị triển khai nắm bắt nhu cầu của người lao động trên toàn tỉnh; kịp thời giải quyết khó khăn về vấn đề lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm các loại, nhằm hạn chế không đẻ xảy ra đình công trên địa bàng tỉnh.

Công tác đào tạo nghề: tiếp tục thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đã tổ chức tuyển mới dạy nghề cho 20.391 người, trong đó tuyển mới đào tạo Cao đẳng nghề 1.108 người, trung cấp nghề 1.611 người và sơ cấp nghề, dạy nghề thường xuyên 17.672 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo tính đến cuối năm 2012 đạt 46,2% trong đó qua đào tạo nghề là 31,5%.

c) Giáo dục và đào tạo

Ngành giáo dục đã hoàn thành nhiệm vụ năm 2011-2012 với kết quả giảng dạy học tập được nâng cao. Đồng thời triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2012-2013 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo Dục và Ủy ban nhân dân tỉnh công tác phổ cập giáo dục năm 2012.

Công tác phổ cập giáo dục tiểu học được trường quan tâm củng cố và duy trì với nhiều biện pháp linh hoạt. Trong đó tiếp tục chỉđạo tốt ngày toàn dân đưa trẻđến trường, tích cực huy động trẻ em 6 tuổi vào lớp 1, đẩy mạnh huy động trẻ em thất học, bỏ học đến trường. Hiện tại 100% số xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh tiếp tục đạt chuẩn phổ cập giáo dục đúng độ tuổi mức độ 1 theo quy định của thông tư số 39/2009/ BGDDT ngày 04/02/2009 của Bộ giáo dục và đào tạo.

Công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở tiếp tục được thực hiện tuy nhiên kết quảđạt được còn hạn chế. Hiện tại Sở Giáo dục và đào tạo đang tiến hành kiểm tra công tác duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS tại các địa phương.

Vềđội ngũ giáo viên: Sở giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Tiếp tục giữ vững kết quả duy trì sản lượng giáo viên đạt chuẩn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn và trên chuẩn nghiệp vụ chuyên môn. Ngành giáo dục tỉnh lien kết các trường đại học, cao đẳng mở các lớp đào tạo kiến thức tin học, ngoại ngữ.

Trong năm học 2011-2012, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học đạt 99,64%, trung học cơ sởđạt 98,23%, Trung học phổthông đạt 99,72%, tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi mẫu giáo 99,1%, tiểu học 99,9%, trung học cơ sở 87,34%, trung học phổ thông 50,58%. Về tỷ lệtrường đạt chuẩn quốc gia mầm non đạt 8,15%, tiểu học đạt 13,08%, trung học cơ sởđạt 17,6%, trung học phổ thông đạt 16,28.

Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật trong trường học: Công tác xây dựng mạng lưới trường lớp, mua sắm thiết bị ước tính năm 2012 hoàn thành đưa vào sử dụng 420 phòng học, phòng chức năng, sữa chữa 766 phòng học. Đề án kiên cố hóa trường lớp giai đoạn 2008-2012 đã triển khai thực hiện 1.217 phòng đạt 75,49%, hoàn thành đưa vào sử dụng 997 phòng, đang thi công 220 phòng.

Kết quả kỳ thi Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp năm 2012: Trước mỗi kỳ thi có đào tạo tư vấn hướng nghiệp cho các em. Cụ thể năm

2012 toàn tỉnh có 4.512 học sinh đỗ vào các trườngĐại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp. Trong dó Đại học 1.484 học sinh, Cao đẳng 2.886 học sinh, Trung cấp chuyên 142 học sinh

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ trồng lúa tại tỉnh đồng tháp (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)