1.2 Cơ sở lý luận chung về đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp
1.2.4. Đánh giá công tác đào tạo
Tiến hành đánh giá hiệu quả đào tạo là công tác cuối cùng trong công tác đào tạo. Việc đánh giá này vừa đo lƣờng đƣợc hiệu qủa và lợi ích có đƣợc trong giai đoạn đào tạo trƣớc, cung cấp tiêu chuẩn và cơ sở cho việc vận dụng thành quả đào tạo một cách có hiệu qủa, đồng thời còn là một khâu quan trọng để xác định phƣơng pháp sửa đổi và hoàn thiện công tác đào tạo của giai đoạn sau.
1.2.4.1. Người làm công tác đánh giá.
Việc quy định ai tiến hành đánh giá cũng có ý nghĩa quan trong nhằm đạt đƣợc mục tiêu của đánh giá. Các nhóm đối tƣợng sau đây thực hiện việc đánh giá:
- Tự bản thân ngƣời lao động. - Tập thể ngƣời lao động.
- Thủ trƣởng cơ quan.
- Bộ phận quản lý nguồn nhân lực và chuyên gia quản lý nhân sự.
- Các chuyên gia đánh giá (chủ yếu đánh giá thực hiện các chƣơng trình, dự án của cơ quan và cá nhân có liên quan).
1.2.4.2. Phương thức chính của công tác đánh giá hiệu quả đào tạo.
Việc đánh giá hiệu qủa đào tạo chủ yếu có thể tiến hành theo các phƣơng thức sau đây:
- Ý kiến phản ánh của người tham gia đào tạo: thƣờng đƣợc gọi là đánh giá
qua thái độ. Ngƣời đƣợc đào tạo với tƣ cách là ngƣời tham gia khoá đào tạo sẽ có thể hình thành cảm nhận, thái độ và ý kiến về khoá học. Vì phản ứng của ngƣời đƣợc đào tạo với khoá học chịu ảnh hƣởng của những nhân tố chủ quan nên sự đánh giá của những học viên khác nhau về cùng một vấn đề có khi lại khác nhau, vì thế có thể dùng phản ứng của đại đa số học viên.
- Tổ chức thi sau đào tạo: sau khi khoá đào tạo kết thúc, nếu ngƣời đƣợc đào
tạo tham gia vào các cuộc thi do bên ngoài tổ chức nhƣ thi trình độ ngoại ngữ mang tính khu vực, thi kĩ năng thao tác máy tính và những cuộc thi khác thì kết quả sẽ phản ánh hiệu quả đào tạo một cách khách quan hơn.
- Sự thay đổi hành vi của người được đào tạo sau khoá học: mục đích của việc
đào tạo là để nâng cao năng lực thực tế trong công tác của nhân viên. Những kiến thức đã đƣợc học trong khi đào tạo có đƣợc chuyển hoá một cách hiệu qủa vào công việc thực tế hay không là tiêu chuẩn quan trọng trong đánh giá hiệu quả đào tạo.
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả thực hiện kết hợp hai phƣơng pháp: Nghiên cứu định tính và định lƣợng. Đầu tiên là việc xác định các tiêu thức dùng để đánh giá công tác đào tạo đội ngũ đại lý bảo hiểm tại GE Việt Nam dựa trên cơ sở tham khảo tài liệu, bài báo, trang web, các công trình nghiên cứu có liên quan…dựa vào đó xây dựng các tiêu thức cần khảo sát và đánh giá. Từ đó hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát.
Các câu hỏi điều tra chính thức sẽ đƣợc phát tới đội ngũ ĐLBH tại GE Việt Nam để họ trả lời các câu hỏi đặt ra. Dữ liệu thu về đƣợc nhập, làm sạch để phục vụ cho việc phân tích. Từ những thông tin, dữ liệu thu đƣợc, tiến hành kiểm định giá trị trung bình, tỷ lên phần trăm… Kết quả phân tích sẽ cho biết tổng quan về cồn tác đào tạo đại lý bảo hiểm tại Công ty. Sau phân tích tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn sâu để tìm hiểu nguyên nhân của những mặt còn hạn chế để từ đó đƣa ra giải pháp.