3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Great Eastern Việt Nam đƣợc thành lập ngày 23/11/2007, thuộc sở hữu của Tập đoàn Great Eastern – Thành viên Tập đoàn OCBC. Đƣợc thành lập năm 1908, hiện nay Great Eastern là Tập đoàn Bảo hiểm Nhân thọ hàng đầu tại Singapore và Malaysia, với tổng giá trị tài sản hơn 56 tỷ đô la Singapore và phục vụ hơn 3,8 triệu khách hàng. Tên tuổi của Great Eastern gắn liền với biểu tƣợng của sức mạnh về tài chính và sự năng động sáng tạo. Theo báo cáo tài chính năm 2011, tổng doanh thu phí bảo hiểm mới đạt 798,3 triệu đô la Singapore, tăng trƣởng 10% so với năm trƣớc và đạt mức lợi nhuận sau thuế là 385,7 triệu đô la Singapore. Great Eastern Việt Nam là Công ty BHNT duy nhất đến từ khối ASEAN, với lợi thế am hiểu sâu sắc nền tảng văn hóa Á Đông, kết hợp với triết lý kinh doanh hiện đại “CHÚNG TÔI KHÔNG CHỈ LÀ CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ, CHÚNG TÔI CÒN LÀ CÔNG TY VÌ CUỘC SỐNG ”. GE Việt Nam đã nỗ lực không ngừng để phát triển và cung cấp các sản phẩm bảo hiểm ƣu việt tập trung vào lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe.
Với định hƣớng đầu tƣ lâu dài tại Việt Nam, cùng với sự nỗ lực của Ban Giám Đốc, Nhân viên và đội ngũ Tƣ vấn Tài chính, Great Eastern Việt Nam đã thành công trong việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh dựa trên nền tảng của sự am hiểu văn hóa địa phƣơng kết hợp kinh nghiệm toàn cầu. Nhờ đó, GE Việt Nam đã đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh vƣợt bậc. Tổng doanh thu năm 2011 tăng 109%, trong đó doanh thu phí bảo hiểm tăng 461%, doanh thu từ hoạt động đầu tƣ tăng 46% so với năm 2010.
Trong năm qua, GE Việt Nam tiếp tục đầu tƣ để nâng cao dịch vụ khách hàng, kiện toàn hệ thống công nghệ thông tin, phát triển và giới thiệu những dòng
sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên và tƣ vấn tài chính chuyên nghiệp thông qua các chƣơng trình đào tạo của Tập đoàn Great Eastern.
Ngoài việc kinh doanh, GE Việt Nam còn thể hiện sự cam kết đồng hành vì sự phát triển của cộng đồng thông qua các hoạt động xã hội nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Sau 4 năm hoạt động, GE Việt Nam đã vinh dự nhận Giải thƣởng Rồng Vàng trong 5 năm liên tiếp (2009, 2010, 2011, 2012, 2013 ), nhận giải Thƣơng Hiệu Việt Đƣợc Yêu Thích Nhất do độc giả báo Sài Gòn Giải Phóng bình chọn (2011). Các giải thƣởng vinh dự này ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của Great Eastern Việt Nam trong thời gian qua. Với Thƣơng hiệu Great Eastern, Công ty tin tƣởng rằng mọi ngƣời có thể tận hƣởng “Cuộc Sống Tuyệt Vời”.
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
(Nguồn: Phòng Nhân sự)
Kết cấu của công ty
* Phòng phát triển kinh doanh (Agency Development)
Đề ra và thực hiện các chiến lƣợc, các hoạt động nhằm đạt đƣợc chỉ tiêu bán hàng của kênh đại lý, thực hiện tuyển dụng đại lý và hỗ trợ lực lƣợng đại lý đạt kết quả kinh doanh bằng việc thực hiện các chƣơng trình thi đua, khen thƣởng và tổ chức các sự kiện. Tổng Giám Đốc Phó tổng giám đốc kinh doanh Phó tổng giám đốc nghiệp vụ Phó tổng giám đốc tài chính Phó tổng giám đốc đầu tƣ Bộ phận phát triển kinh doanh Bộ phận đào tạo đại
lý Bộ phận hỗ trợ đại lý Bộ phận nghiệp vụ bảo hiểm Bộ phận công nghệ thông tin Bộ phận tính phí bảo hiểm Bộ phận thiết kế sản phẩm và tiếp thị Bộ phận quản lý tài sản Bộ phận hoạch đính chiến lƣợc Bộ phận đầu tƣ Bộ phận quản lý kênh phân phối Bộ phận kế toán Bộ phận quản lý đại lý Văn phòng tổng giám đốc Bộ phận nhân sự Bộ phận hỗ trợ pháp lý Bộ phận pháp chế Bộ phận quan hệ đối ngoại
* Phòng huấn luyện đại lý (Agency Training)
Chịu trách nhiệm cung cấp các hoạt động huấn luyện và phát triển đại lý để xây dựng một đôi ngũ kinh doanh chuyên nghiệp, đủ năng lực, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của công ty.
* Phòng hỗ trợ đại lý (Agency Service)
Hợp tác chặt chẽ với phòng phát triển kinh doanh và phòng huấn luyện đại lý, chịu trách nhiệm hỗ trợ hậu cần và hỗ trợ hành chính cho những hoạt động liên quan đến đại lý nhƣ việc bổ nhiệm đại lý mới, thay đổi hay thanh lý hợp đồng đại lý, các chƣơng trình thu đua, tổ chức sự kiện, hội thảo…
* Phòng quản lý kênh phân phối (Partnership Distribution)
Đề ra và thực hiện các chiến lƣợc, các hoạt động nhằm đạt đƣợc chỉ tiêu bán hàng của các kênh phân phối sản phẩm nhƣ ngân hàng, ngoài ngân hàng, bán hàng qua điện thoại và bán hàng trực tiếp.
* Phòng giao dịch bảo hiểm (Operations)
Là nơi xây dựng và thực hiện các quy trình, các hoạt động thẩm định, phát hành hợp đồng, xử lý các yêu cầu sau khi phát hành hợp đồng và giải quyết quyền lợi bao hiểm cho khách hàng; đồng thời, là nơi phát triển và thực hiện các chiến lƣợc, các hoạt động phục vụ và chăm sóc khách hàng.
* Phòng công nghệ thông tin (Information Technology)
Hoạt động nhƣ một đối tác với các phòng ban để nhận và phân tích các yêu cầu về công nghệ thông tin; phát triển các chƣơng trình, các phầm mềm ứng dụng nhằm phục vụ cho hoạt động của công ty; theo dõi việc thực hiện và đảm bảo chất lƣợng cho các dự án công nghệ thông tin và điều hành cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của công ty.
* Bộ phận định phí bảo hiểm (Actuary)
Bằng sự kết hợp khéo léo phƣơng pháop toán học và thống kê, đội ngũ định phí đƣa ra các dự đoán về tình hình kinh tế và đối tƣợng khách hàng nhằm hỗ trợ công ty quản lý lợi nhuận và rủi ro cũng nhƣ kịp thời đƣa ra các giải pháp về tài
chính trong những giai đoạn không ổn định. Các chuyên gia định phí là ngƣời thiết kế sản phẩm, thiết lập dự phòng và đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty.
* Phòng quảng cáo & Tiếp thi và quản lý sản phẩm (Product Management)
Định hƣớng các hoạt động quảng bá thƣơng hiệu, hỗ trợ bộ phận kinh doanh trong việc thực hiện các chƣơng trình giới thiệu sản phẩm mới thông qua việc phối hợp các hoạt đông quảng cáo, khuyến mãi với các nguồn lực của bộ phận kinh doanh và đào tạo đại lý. Thực hiện quản lý hiệu quả danh mục sản phẩm để mang đến cho khách hàng và đại lý lợi ích cao nhất từ sản phẩm; đồng thời đƣa ra các chƣơng trình phát triển sản phẩm mới theo chiến lƣợc sản phẩm của công ty.
* Bộ phận quản lý văn phòng và mua sắm (Office Management & Purchasing)
Quản lý, theo dõi kiểm tra, bảo vệ tài sản hiện hữu của công ty, mua sắm tài sản mới, thực hiện các giao dịch phục vụ cho nhu cầu công tác của nhân viên.
* Phòng kế toán (Accounting)
Thực hiện phân tích và báo cáo tài chính để phục vụ cho các quyết định chiến lƣợc về kinh doanh. Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ quản lý chi phí, sổ sách kế toán, phân tích báo cáo rủi ro tài chính và thực hiện phân bổ tiền tệ theo quy trình phê duyệt dự án của công ty.
* Phòng quản lý Đại lý (Agency Admin)
Quản lý các thủ tuch hành chính, tiền hoa hồng, tiền thƣởng… liên quan đến đại lý.
* Phòng Phân tích và Hoạch định chiến lược (Business Intelligence Unit)
Chịu trách nhiệm phân tích thông tin liên quan đến xu hƣớng thị trƣờng, định vị sản phẩm, đại lý và khách hàng nhằm cung cấp dữ liệu cho việc phát triển chiến lƣợc cũng nhƣ tham gia vào quá trình thiết lập chính sách công ty.
* Phòng đầu tư kinh doanh (Investment)
Phòng đầu tƣ Kinh doanh gồm 3 bộ phận: Xây dựng chiến lƣợc đầu tƣ, Quản lý dự án đầu tƣ và Phát triển các kênh đầu tƣ. Phòng đầu tƣ có nhiệm vụ tìm kiếm
những sáng kiến và cơ hội mới để phát triển kinh doanh, quản lý chặt chẽ các kênh đầu tƣ để đảm bảo sự an toàn và hoàn thành mục tiêu của các dự án đầu tƣ chiến lƣợc trong công ty.
* Phòng nhân sự (Human Capital)
Là nơi xây dựng và thực hiện các chiến lƣợc về con ngƣời để phục vụ cho mục tiêu phát triển của toàn công ty. Phòng nhân sự thực hiện các hoạt động nhằm hỗ trợ nhân viên, phát triển đội ngũ nhân viên trong công ty, và thu hút các nhân tài từ bên ngoài thông qua sự phối hợp hiệu quả của các bộ phận Tuyển dụng, tiền lƣơng, đào tạo và bộ phận hỗ trợ hoạt động nhân sự của phòng ban.
* Phòng pháp lý (Legal)
Tƣ vấn và hỗ trợ các phòng ban nhằm đảm bảo các giao dịch và hoạt động của công ty luôn tuân thủ đúng pháp luật.
* Bộ phận pháp chế (Compliance)
Bộ phận pháp chế bao gồm: Pháp chế kinh doanh, pháp chế công ty và báo cáo quản lý chất lƣợng.
Chức năng chính của bộ phận là hƣớng dẫn và phê duyệt, bao gồm huấn luyện về những vấn đề liên quan đến việc tuân thủ luật địa phƣơng và quy định của công ty; thực hiện kiểm tra và giám sát mức độ tuân thủ; điều tra vi phạm của lực lƣợng kinh doanh bảo hiểm và áp dụng các hình thức kỷ luật; lập và phân tích báo cáo và thiết lập những quy trình ngăn ngừa để tránh những vi phạm có thể xảy ra.
* Bộ phận quan hệ chính phủ (Government Relationship)
Bộ phận quan hệ chính phủ là bộ máy trực tiếp giúp ban giám đốc công ty xây dựng và phát triển khai thác các chủ trƣơng của công ty về quan hệ chính phủ, các bộ ngành và các địa phƣơng liên quan của Việt Nam, là cầu nối góp phần tằng cƣờng sữ hiển biết lẫn nhau và sự hợp tác cùng có lợi giữa hai bên.
* Bộ phận hợp tác đối ngoại (Corporate Relationship)
Bộ phận hợp tác đối ngoại đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập uy tín và duy trì sự tận tâm chu đáo của công ty đối với cộng đồng. Bộ phận bao gồm 2 chức năng quan trọng: Hoạt động cộng đồng và quan hệ báo chí.
Không một bộ phận nào trong công ty có thể hoạt động mà không có sự hỗ trợ từ các bộ phận khác. Sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng với tinh thần hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các bộ phận là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện thành công mục tiêu chiến lƣợc mà công ty đã đề ra. Dƣới góc nhìn của khách hàng, tất cả các bộ phận, phòng ban trong công ty chỉ có một hình ảnh duy nhất, đó chính là HÌNH ẢNH THƢƠNG HIỆU CÔNG TY.
3.1.3. Khái quát tình hình hoạt động của GE Việt Nam từ năm 2011 đến 2013
Với định hƣớng đầu tƣ lâu dài tại Việt Nam, cùng với sự nỗ lực của Ban Giám Đốc, Nhân viên và đội ngũ Tƣ vấn Tài chính, GE Việt Nam đã thành công trong việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh dựa trên nền tảng của sự am hiểu văn hóa địa phƣơng kết hợp kinh nghiệm toàn cầu. Nhờ đó, GE Việt Nam đã đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh vƣợt bậc. Tổng doanh thu năm 2012 tăng 109%, trong đó doanh thu phí bảo hiểm tăng 461%, doanh thu từ hoạt động đầu tƣ tăng 46% so với năm 2011.Trong năm 2012, GE Việt Nam tiếp tục đầu tƣ để nâng cao dịch vụ khách hàng, kiện toàn hệ thống công nghệ thông tin, phát triển và giới thiệu những dòng sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên và tƣ vấn tài chính chuyên nghiệp thông qua các chƣơng trình đào tạo của Tập đoàn Great Eastern. Năm 2013 đánh dấu một năm phát triển bền vững của GE Việt Nam trong bối cảnh kinh tế đầy khó khăn. GE Việt Nam tiếp tục nỗ lực duy trì đƣợc tiềm lực tài chính vững mạnh với việc nâng tổng vốn điều lệ lên 940 tỷ đồng. Tổng kết tình hình tài chính trong năm cho thấy doanh số bán hàng tăng với tổng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới tăng trƣởng 65%.
Bảng 3.1: Báo cáo kết quà hoạt động kinh doanh tóm tắt
Đơn vị tính: nghìn đồng
Mã
số Chỉ Tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
1 Tổng Doanh Thu 156.389.329 159.259.428 76.119.305
Doanh thu từ hoạt động kinh
doanh bảo hiểm 103.063.155 66.009.643 11.771.953
Doanh thu từ hoạt động tài
chính 53.467.367 93.192.493 63.673.633 Doanh thu khác -141.193 57.292 673.719
2 Tổng chi phí 263.708.725 179.687.141 96.362.131
Chi phí từ hoạt động kinh
doanh bảo hiểm 113.380.601 76.084.547 11.262.860 Chi phí hoạt động tài chính 4.089.764 4.957.674 815.172 Chi phí quản lý doanh nghiệp 146.238.360 98.644.920 83.059.911
Chi phí khác - 1.224.188
3 Lỗ Trƣớc Thuế -107.319.396 -20.427.713 -20.242.826
4 Thuế Thu Nhập Phải Nộp - -
5 Lỗ Sau Thuế -107.319.396 -20.427.713 -20.427.713
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Dựa vào bảng trên ta thấy, năm 2013 doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng so với năm 2012 là 60,96%, tuy nhiên doanh thu từ hoạt động tài chính lại giảm 36,3% kéo theo tổng doanh thu năm 2013 giảm 0,98% so với năm 2012 tƣơng ứng với số tiền là 2.870.099.000 đồng. Tổng chi phí năm 2013 tăng 64,5% so với năm 2012 tƣơng ứng với số tiền 84.021.584.000 đồng. Doanh thu giảm và chi phí lại tăng dẫn đến kết quả kinh doanh lỗ.
3.1.4. Cơ cấu đội ngũ tư vấn bảo hiểm tại Công ty
Bảng 3.2: Cơ cấu đội ngũ tƣ vấn bảo hiểm tại GE Việt Nam từ năm 2011 đến 2013
(Đơn vị tính: người)
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) Tổng số 915 100 1.063 100 1.855 100 Trình độ Đại học 209 23 242 23 773 42 Cao Đẳng 155 17 147 14 329 17 Trung Cấp /THPT 551 60 674 63 753 41 Giới tính Nam 408 45 482 45 808 44 Nữ 507 55 581 55 1.047 56 Độ tuổi >25 384 43 544 51 1.009 54 26 – 35 314 34 272 26 493 27 36 – 45 105 11 94 9 129 7 46 – 55 82 9 83 8 129 7 <21 và >55 (Yêu cầu đƣợc xét
tuyển đặc biệt khi tuyển vào) 30 3 70 6 95 5 Tuyển mới trong năm 1.062 75 1.376 55 2.056 59
Nghỉ việc trong năm 354 25 1.132 45 1.412 41
(Nguồn: Phòng Quản lý đại lý)
Qua thống kê về tình hình tuyển dụng trong 3 năm của GE Việt Nam có thể thấy số lƣợng ĐLBH hoạt động tăng lên liên tục qua các năm, trong đó chỉ sau 2 năm số lƣợng ĐLBH đã tăng lên gấp đôi thể hiện mong muốn có một mạng lƣới
kinh doanh phủ kín thị trƣờng của Công ty. Từ năm 2011 đến năm 2012 số lƣợng đại lý tăng lên gấp 1,16 lần so với năm trƣớc, đến năm 2013 do việc mở rộng các khu vực tuyển dụng từ 8 tỉnh thành lên 20 tỉnh thành đã nâng số lƣợng ĐLBH từ 915 lên gấp đôi là 1855 thể hiện một bƣớc phát triển mới của GE Việt Nam.
Trình độ của ĐLBH đầu vào cũng ngày càng đƣợc nâng cao từ 40% đại lý có trình độ cao đẳng đại học vào năm 2011 đến năm 2013 tỷ lệ này đã lên đến 59%, trong đó có gần 30 % là đại lý đang hoạt động trong các ngành kinh tế, tài chính, bảo hiểm… nên có tiềm năng rất tốt hoạt động trong ngành này, và đây cũng chính là đội ngũ đƣợc coi là “hạt giống đỏ” của công ty khi tuyển dụng vào.
Bên cạnh đó có thể thấy trong số 1855 thì có tới 1047 (chiếm 56%) ĐLBH là nữ còn lại 808 (chiếm 44%) ĐLBH là nam, tỷ lệ này ngày càng thể hiện sự chênh lệch qua các năm, sở dĩ số lƣợng nữ nhiều hơn nam bởi lẽ nghề tƣ vấn bảo hiểm đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỷ mỉ và cận thận… do đó nghề này thƣờng thu hút một lƣợng lớn lao động nữ nhiều hơn nam.
Hình 3.2: Tình hình tăng giảm của đội ngũ đại lý từ năm 2011 đến năm 2013
(Nguồn: Phòng Quản lý đại lý)
Cùng với sự tăng nhanh của lực lƣợng ĐLBH mới tuyển vào thì số lƣợng đại