7. Kết cấu của luận văn
1.2 Phát triển dịch vụ bán lẻ
1.2.1 Quan niệm về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Phát triển dịch vụ bán lẻ là sự gia tăng về số lƣợng và chất lƣợng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lƣợng và hiệu quả các dịch vụ truyền thống, cải tiến thủ tục giao dịch, tiếp cận nhanh hoạt
động ngân hàng hiện đại và dịch vụ tài chính ngân hàng mới có hàm lƣợng công nghệ cao nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nền kinh tế và tối đa hóa giá trị gia tăng cho ngân hàng, khách hàng và toàn xã hội.
- Dịch vụ bán lẻ thƣờng đƣợc phát triển dƣới một số hình thức
+ Kết hợp nhiều dịch vụ hiện có với nhau nhằm tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có của ngân hàng để cung cấp cho khách hàng.
+ Cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới trên thị trƣờng hiện có hoặc thị trƣờng mới.
+ Trong quá trình phát triển của ngân hàng, các danh mục dịch vụ thƣờng không cố định mà có sự thay đổi linh hoạt phù hợp với môi trƣờng, nhu cầu của thị trƣờng và điều kiện kinh doanh trong những thời kỳ nhất định. Sự biến đổi danh mục dịch vụ của ngân hàng gắn liền với sự phát triên dịch vụ theo 2 hƣớng nâng cao, hoàn thiện dịch vụ ngân hàng hiện có và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới
- Nâng cao và hoàn thiện dịch vụ ngân hàng hiện có: theo đó các dịch vụ ngân hàng đƣợc phát triển theo chiều sâu và hoàn thiện các tính năng sẵn có, ngày càng đƣợc nâng cao chất lƣợng để giảm thiểu sai sót, tạo sự hài lòng và đáp ứng các kỳ vọng của khách hàng cũng nhƣ giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
- Phát triển các dịch vụ mới: theo đó dịch vụ ngân hàng mới đƣợc ngân hàng cung cấp bao gôm các dịch vụ tuy đã đang đƣợc sử dụng trên thị trƣờng nhƣng đó là dịch vụ ngân hàng mới phát triển. Dịch vụ mới hoàn toàn là dịch vụ mới đối với cả ngân hàng và với cả thị trƣờng. Đây là một quá trình tƣơng đối phức tạp và khó khăn, chi phí dành cho việc nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm trên thị trƣờng rất cao.