1.2. Cở sở lý luận về quản lý cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân
1.2.3. Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại
1.2.3.1. Khái niệm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại
Theo khoản 16, điều 4 luật các TCTD năm 2010: “ Cho vay là hình thức cấp
tín d ng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử d ng vào m c đích xác đ nh trong một thời gian nhất đ nh theo thoả thuận v i nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và l i ”.
Hoạt động cho vay là nghiệp vụ cơ bản của NHTM, là hoạt động NHTM sử dụng số vốn huy động được để thực hiện cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu của các
khách hàng khác nhau trong nền kinh tế. Khi thực hiện hoạt động này NHTM phải đảm bảo thu hồi đủ vốn và lãi. Với chức năng trung gian tín dụng, NHTM đã huy động được số tiền tạm thời chưa sử dụng của các chủ thể trong nền kinh tế và sử dụng số vốn đó để cho vay trong nền kinh tế. Khi NHTM làm chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng trở thành cầu nối quan hệ pháp l giữa người cho vay và người đi vay. Hoạt động này chịu sự kiểm soát của NHNN.
Như vậy có thể hiểu rằng, Cho vay DNVVN tại NHTM là việc NHTM chuyển nhượng cho DNVVN quyền sử d ng một lượng giá tr từ ngu n vốn huy động và vốn chủ sở hữu (chủ yếu bằng tiền) v i những điều kiện và trong một thời gian nhất đ nh mà hai bên đ thoả thuận dựa trên nguyên tắc có hoàn trả.
Hoạt động cho vay luôn tạo ra lượng tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của NHTM. Đây là hoạt động sinh lời chủ yếu nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mà nếu không quản l tốt danh mục cho vay có thể gây ra tổn thất tới vốn và tài sản của NHTM.
1.2.3.2. Đặc điểm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại
Xuất phát từ các đặc điểm chung của các DNVVN là tình trạng không minh bạch về tài chính, vốn tự có ít, khả năng tiếp cận thông tin và thị trường thấp, thiếu tài sản thế chấp, khả năng chống đỡ rủi ro còn hạn chế nên hoạt động cho vay của ngân hàng đối với DNVVN có những đặc điểm sau:
- Số lượng khách hàng l n, quy mô khoản vay thường nhỏ: Do DNVVN
chiếm ưu thế về số lượng nên đối tượng cho vay đa dạng phong phú, món vay nhiều nhưng giá trị mỗi món vay thường thấp. Do các món vay này thường nhỏ hơn các món vay của các doanh nghiệp lớn hay các dự án đầu tư dài hạn nên phần nào giúp cho ngân hàng phân tán được rủi ro.
- Rủi ro tín d ng DNVVN thường cao: Hầu hết các DNVVN đều thiếu vốn để kinh doanh và mở rộng kinh doanh nên đều có nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên các ngân hàng thường có tâm l thận trọng hơn khi cho vay các DNVVN vì rủi ro tín dụng cao hơn nhiều so với cho vay các doanh nghiệp lớn.
trung và dài hạn (mua sắm cải tạo cơ sở vật chất, nâng cao năng lực cạnh tranh) với lãi suất thấp. Tuy nhiên ngân hàng thường cho DNVVN vay ngắn hạn hơn là dưới hình thức trung dài hạn do lo ngại một số nguyên nhân sau: báo cáo tài chính của DNVVN chưa chính xác, độ tin cậy chưa cao, gây khó khăn trong việc thẩm định phương án vay vốn cũng như hình thức đảm bảo nợ vay; quy mô hoạt động và hiệu quả kinh doanh của DNVVN chưa cao nên khó xoay sở để vượt qua các diễn biến phức tạp của thị trường nên ngân hàng khó có các ứng xử tín dụng kịp thời.
- Các khoản vay đều phải có tài sản đảm bảo, ít ưu đ i: Trên phương diện
tổng hòa lợi ích của từng khách hàng, một DNVVN mang lại cho ngân hàng ít quy mô lợi ích hơn các khách hàng doanh nghiệp lớn, hơn nữa do rủi ro khi thẩm định khoản vay nên DNVVN thường phải chấp nhận tỷ lệ dư nợ có bảo đảm bằng tài sản cao và lãi suất cao hơn, ít được áp dụng các chương trình ưu đãi hơn so với các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp truyền thống khác.
- Tình trạng DNVVN mất cân đối tài chính, không trả nợ đúng hạn cho ngân
hàng, khả năng chuyển nợ nhóm 2 thường cao. Điều này xảy ra là do khả năng quản
l , tổ chức còn hạn chế khiến DNVVN tính toán thời gian thực hiện phương án và quản l công nợ đầu ra, đầu vào thiếu chính xác. Mặc khác, một số DNVVN chưa xác định được những hậu quả gặp phải khi để phát sinh nợ nhóm 2 tại các TCTD nên còn chủ quan trong việc trả nợ đúng hạn, một vài trường hợp đã để phát sinh nợ nhóm 2 tại chi nhánh.
1.2.3.3. Hình thức cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế với xu hướng tự do hoá, các NHTM hiện nay luôn luôn nghiên cứu và đưa ra các hình thức cho vay khác nhau, để có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất và tái sản xuất, từ đó đa dạng hoá các danh mục đầu tư, mở rộng tín dụng, thu hút khách hàng, tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro. Dựa vào nhiều tiêu thức mà NHTM phân chia thành các khoản cho vay.
- Phân loại theo thời hạn cho vay:
vay ngắn hạn thường được sử dụng để cho vay bổ sung vốn lưu động và các nhu cầu thiếu hụt tạm thời về vốn của các khách hàng vay vốn.
+ Cho vay trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm. Cho vay trung hạn thường được sử dụng để cho vay sửa chữa, cải tạo tài sản cố định, các nhu cầu mua sắm tài sản cố định... có thời gian thu hồi vốn nhanh hoặc các nhu cầu thiếu hụt vốn nhưng có thời hạn hoàn vốn trên một năm.
+ Cho vay dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 5 năm. Cho vay dài hạn thường được sử dụng để cho vay các nhu cầu: phục vụ dự án đầu tư, mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ bản... có thời gian thu hồi vốn lâu.
Đối DNVVN, các khoản vay trung dài hạn thường là các khoản vay để mua sắm tài sản cố định, đầu tư nhà xưởng, dự án đầu tư bất động sản...
- Phân loại theo hình thức bảo đảm:
+ Cho vay có bảo đảm: là các khoản vay mà ngân hàng nắm giữ tài sản của người đi vay để đảm bảo cho khoản vay đó. Giá trị của tài sản tính theo giá trị bảo đảm phải lớn hơn hoặc bằng với giá trị khoản vay. Hình thức này thường áp dụng với khách hàng DNVVN mới thiết lập mối quan hệ với ngân hàng.
+ Cho vay không có bảo đảm: là khoản vay mà ngân hàng không nắm giữ tài sản hoặc nắm giữ phần tài sản bảo đảm có giá trị thấp hơn giá trị khoản vay. Thông thường chỉ DNVVN có quan hệ lâu năm với ngân hàng hoặc những khách hàng có uy tín thì mới được cho vay không có đảm bảo.
Về nguyên tắc mọi khoản vay đều có bảo đảm. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ ghi vào hợp đồng tín dụng loại đảm bảo mà ngân hàng có thể bán đi để thu nợ nếu khách hàng không trả được nợ.
- Phân loại theo ngành nghề:
Dựa theo lĩnh vực ngành nghề của khách hàng mà ngân hàng phân chia các khoản vay theo hình thức tương ứng: cho vay thương mại - dịch vụ, xây dựng, sản xuất, v.v...