Những giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh mỹ đình (Trang 113 - 116)

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tạ

4.2.4. Những giải pháp khác

4.2.4.1. Đơn giản hóa thủ t c cho vay

Đơn giản hóa thủ tục cho vay sẽ đẩy nhanh tốc độ xét duyệt cho vay - là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của hoạt động tín dụng trong NHTM. Nếu ngân hàng tiến hành bước này một cách nhanh gọn, đơn giản thì sẽ gây được ấn tượng ban đầu rất tốt đối với khách hàng, tạo được thiện cảm với khách hàng. Một mặt sẽ làm tăng số lượng khách hàng đến với ngân hàng, tạo cơ

hội đa dạng hóa danh mục cho vay của ngân hàng, làm tăng lợi nhuận, mặt khác, việc đơn giản hóa thủ tục cũng sẽ khiến cho quy trình cho vay trở nên đơn giản và dễ thực hiện hơn, tránh được nhiều vướng mắc, đảm bảo quy trình cho vay được thông suốt, không bị gián đoạn.

Quá trình đơn giản hóa thủ tục cho vay có thể được tiến hành dựa trên các nguyên tắc: đơn giản hóa thủ tục cho vay nhưng trên cơ sở vẫn đảm bảo đầy đủ, chính xác các giấy tờ cần thiết. Điều này yêu cầu CBTD phải có trình độ chuyên môn tốt để tranh tình trạng yêu cầu khách hàng bổ sung, sửa đổi hồ so nhiều lần sẽ gây phản cảm cho khách hàng.Nâng cao chất lượng hệ thống thu thập thông tin tín dụng

Như đã phân tích ở trên, Chi nhánh đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn thông tin chính xác và trung thực về các doanh nghiệp đang và có nhu cầu vay vốn tại Chi nhánh.

Chi nhánh cần phải không ngừng đổi mới và hiện đại hóa hệ thống thu thập, xử l thông tin khách hàng, thông tin quản trị, đảm bảo cho lãnh đạo ngân hàng cũng như CBTD có thể tiếp cận được các nguồn thông tin đáng tin cậy, có hệ thống một cách nhanh chóng và thuận lợi, trên cơ sở đó, có thể giúp ngân hàng đưa ra được những quyết định cho vay đối với các doanh nghiệp một cách phù hợp.

Chi nhánh nên phối hợp với các cơ quan, các tổ chức, cá nhân khác để có thể nắm bắt được những thông tin cập nhật về doanh nghiệp. Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) hay Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là những cơ quan uy tín, có thể cung cấp những thông tin đáng tin cậy về tình hình SXKD của các doanh nghiệp.

Chi nhánh cũng nên chủ động khảo sát trực tiếp tại cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp để có cái nhìn khách quan nhất, hoặc để kiểm chứng tính chính xác của các thông tin thu thập được.

Trên cơ sở giới hạn tín dụng đã được phê duyệt, trong từng lần cấp tín dụng chủ yếu tập trung phân tích rủi ro của chính phương án vay đó để giảm bớt thời gian xử l các giao dịch. Trong phân tích này, cần tập trung đến tính pháp l của phương

án/dự án vay, đến nguồn cung cấp, thị trường và khả năng tiêu thụ, nguồn trả nợ... Đồng thời cần đưa ra những rủi ro dự kiến, khả năng kiểm soát của ngân hàng và kịch bản xử l khi những tình huống xấu xảy ra.

Để đảm bảo xác định khách quan và chính xác giá trị tài sản bảo đảm, cần thuê một tổ chức định giá hoặc kiểm toán độc lập, có uy tín để thực hiện việc kiểm toán toàn bộ việc thanh quyết toán giá trị công trình, định giá tài sản.

4.2.4.2. Nâng cao chất lượng thẩm đ nh

Thẩm định cho vay là bước quan trọng trong quy trình tín dụng, phân tích và đưa ra các nhận định về khả năng trả nợ của khách hàng, qua đó ngân hàng có thể quyết định cho vay hay không cho vay, vì vậy nếu bước thẩm định không được tiến hành một cách chặt chẽ, khách quan dẫn đến quyết định sai, sẽ dẫn đến giảm sút chất lượng cho vay của Chi nhánh.

Để đảm bảo công tác thẩm định cho vay được hiệu quả, Chi nhánh nên bố trí những CBTD có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt nhất và có nhiều kinh nghiệm trong công tác thẩm định. Bên cạnh đó, cần phải thường xuyên trau dồi kiến thức, trình độ chuyên môn của CBTD bằng việc tiến hành đào tạo, và cập nhật các thông tin mới về thị trường, về nền kinh tế, để khiến cho công tác thẩm định được hiệu quả hơn và chính xác hơn.

Trong quy trình thẩm định cho vay đối với từng doanh nghiệp, các CBTD cần phải đánh giá khách hàng trên mọi phương diện. Điều này đòi hỏi các cán bộ ngân hàng phải thu thập đủ và chính xác các thông tin về tình hình SXKD, tình hình tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các vấn đề liên quan đến năng lực quản l của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp, quan hệ tín dụng đối với các TCTD khác, ngành nghề kinh doanh, môi trường kinh doanh. Qua việc phân tích trên, CBTD có thể có được một cái nhìn bao quát, toàn diện về doanh nghiệp, đánh giá được rủi ro của doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, qua đó, có thể chọn lọc được những khách hàng đủ điều kiện cho vay, đưa ra được những quyết định cho vay sáng suốt, hạn chế được những quyết định cho vay sai lầm, dẫn đến hậu quả nặng nề cho Chi nhánh.

Ngoài ra không chỉ thẩm định cho vay tại thời điểm ban đầu khi tiến hành quy trình tín dụng, mà công tác thẩm định, đánh giá lại khách hàng (gọi là công tác tái thẩm định) cần phải được tiến hành sau một khoảng thời gian nhất định để thẩm định hiểu quả sử dụng vốn vay, kịp thời đưa ra những biện pháp để hạn chế những sai sót của doanh nghiệp, hoặc khi kết thúc quy trình cho vay, công tác tái thẩm định giúp ngân hàng có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm, để phân tích những điểm tốt, điểm yếu kém để qua đó rút kinh nghiệm cho những lần cho vay khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh mỹ đình (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)