doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Mỹ Đình
3.2.1. Tình hình khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh
Giai đoạn 2014-2017, số lượng khách hàng là DNVVN vay vốn tại Agribank Mỹ Đình có xu hướng gia tăng, nhưng lượng vốn vay bình quân trên một khách hàng có xu hướng giảm.
Bảng 3.5: Tình hình khách hàng DNVVN tại chi nhánh giai đoạn 2014-2017 Stt Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017
1 Số lượng khách hàng DNVVN
(doanh nghiệp) 58 67 82 120
So sánh với năm trước - 9 15 38
2 Tổng dư nợ tín dụng DNVVN
(tỷ đồng) 2.221 2.326 2.814 3.002
(tỷ đồng/ doanh nghiệp)
Ngu n: Báo cáo kết quả HĐKD của Chi nhánh giai đoạn 2014-2017
Sự tăng trưởng trong số lượng DNVVN của chi nhánh Mỹ Đình là kết quả của sự không ngừng tìm hiểu và tích cực tiếp thị tới đối tượng khách hàng, đưa ra được những phương thức cho vay phù hợp với tình hình SXKD của mỗi đối tượng khách hàng. Số lượng DN trên địa bàn Hà Nội ngày càng lớn, các ngành nghề kinh doanh rất đa dạng. Mặc dù số DNVVN có quan hệ tín dụng với Agribank chi nhánh Mỹ Đình đã có sự gia tăng nhanh nhưng chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế của địa phương. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng Agribank chi nhánh Mỹ Đình cần mở rộng cho vay đối với DNVVN hơn nữa nhằm khai thác được tiềm năng lớn mạnh của vùng.
Tuy nhiên cũng phải nhận định rằng, số lượng DNVVN là khách hàng vay vốn tại chi nhánh là con số còn khiêm tốn so với số DNVVN hiện có trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh. Một phần do cạnh tranh và một phần do nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng, bởi vì không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện để vay.
3.2.2. Quy trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh
Hiện nay, Chi nhánh Mỹ Đình đang thực hiện cho vay theo quy trình tín dụng được quy định tại Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001, Quyết định số 226/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/03/2017 của Agribank, Quyết định số 838/QĐ-NHNo-KHL ngày 25/05/2017 của Agribank về ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng pháp nhân trong hệ thống Agribank. Để cụ thể hóa quy trình đó, ban lãnh đạo Chi nhánh Mỹ Đình đã soạn thảo ra các quy định chi tiết về trình tự, thủ tục cấp tín dụng đối với KHDN tại Chi nhánh. Kèm theo đó là những quy định về đảm bảo quy trình quản l rủi ro cho vay đối với KHDN. Cụ thể quy trình này như sau:
CBTD thực hiện tiếp thị khách hàng và hướng dẫn lập Bư c 1: Tiếp th khách hàng và lập báo cáo thẩm đ nh
- Đối với hồ sơ pháp l : Giấy đăng kí kinh doanh; Quyết định thành lập; Giấy phép hành nghề (nếu có); Điều lệ công ty; Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng; Giấy chứng nhận góp vốn của các thành viên; Biên bản họp của hội đồng quản trị hoặc văn bản ủy quyền của các thành viên về việc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp thực hiện giao dịch với Chi nhánh như việc vay nợ, cầm cố,...; Giấy phép đầu tư và liên doanh; Vốn điều lệ theo quy định của ngân hàng; Đăng kí mã số thuế; Các văn bản khác theo quy định của ngân hàng.
- Đối với hồ sơ về khoản vay, gồm dự án và phương án vay vốn: Đơn đề nghị vay vốn; Mục đích của việc vay vốn; Nêu ra hiệu quả của dự án vay vốn; Kế hoạch trả nợ (gồm cả gốc và lãi); Các báo cáo tài chính trong ba năm gần nhất; Thuyết minh báo cáo tài chính; Báo cáo về hoạt động SXKD.
Bước tiếp theo là tiến hành thẩm định khách hàng, căn cứ vào Hồ sơ tín dụng, cán bộ quan hệ khách hàng tiến hành thẩm định các điều kiện tín dụng bao gồm đánh giá tư cách và năng lực pháp l , năng lực điều hành và quản l SXKD của doanh nghiệp; đánh giá, phân tích tình hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp; phân tích hoạt động và triển vọng của doanh nghiệp; phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng. Sau khi thẩm định các điều kiện tín dụng, CBTD lập báo cáo thẩm định trình lãnh đạo xin kiến và k kiểm soát. Sau đó, là bước phê duyệt Báo cáo thẩm định do các cấp lãnh đạo tín dụng và Chi nhánh thực hiện.
Bư c 2: Phê duyệt cấp tín d ng
Đối với những khoản tín dụng phải thẩm định thuộc thẩm quyền của Chi nhánh thì bộ phận tín dụng căn cứ nội dung phê duyệt cấp tín dụng để soạn thảo Quyết định cấp tín dụng. Đối với những khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết của Hội sở chính thì văn bản chấp thuận cấp tín dụng của Hội sở chính là Quyết định cấp tín dụng. Tiếp đến, CBTD thực hiện thông báo và đàm phán với khách hàng, nếu khách hàng đồng với các điều kiện tín dụng do ngân hàng đề ra thì bộ phận này tiến hành soạn thảo các hợp đồng liên quan; hai bên thực hiện k kết hợp đồng và hoàn thiện các điều kiện trước khi giải ngân và thủ tục liên quan đến TSĐB.
Bư c 3: Giải ngân
CBTD có nhiệm vụ lập phiếu tiếp nhận hồ sơ để tiếp nhận Hồ sơ đề xuất giải ngân từ khách hàng, kiểm tra mục đích, điều kiện giải ngân của khách hàng, kiểm tra hạn mức còn lại, kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của hồ sơ giải ngân và nhập dữ liệu vào hệ thống IPCAS.
Bư c 4: Giám sát và kiểm soát
Đây là một bước sau giải ngân nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong quy trình cấp tín dụng, vì nó đảm bảo công tác quản l rủi ro tín dụng hiệu quả của ngân hàng, giúp cho ngân hàng kiểm soát và phòng ngừa các rủi ro tiềm ẩn đối với các khoản vay có dấu hiệu xấu, kịp thời đưa ra các biện pháp để giảm thiểu rủi ro và các thiệt hại có thể xảy ra.
Bư c 5: Thu nợ, l i
Ngân hàng thực hiện thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi khi đến kỳ hạn; và thực hiện thu gốc, lãi theo quy định của Chi nhánh.
Bư c 6: Xử lý thu h i nợ quá hạn
Trong trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn sau khi đã được thông báo, đôn đốc, ngân hàng tiến hành thay đổi các chính sách khách hàng đang áp dụng như: cắt giảm ưu đãi, ngừng cho vay mới, bổ sung TSĐB, v.v...; thực hiện trích tài khoản tiền gửi của khách hàng, lập ủy nhiệm thu qua các ngân hàng khác mà khách hàng mở tài khoản, hoặc tiến hành phát mại TSĐB để thu hồi nợ.
Bư c 7: Thanh lý hợp đ ng
Bộ phận tín dụng thực hiện giao trả TSĐB cho doanh nghiệp, soạn thảo thanh l hợp đồng; sau đó tiến hành cập nhật các thông tin vào hệ thống IPCAS liên quan đến thanh l hợp đồng. Bên cạnh đó, các bộ phận cũng phối hợp với nhau rà soát lại nợ gốc, lãi đã thu để đảm bảo thu đủ, đúng.