Thực trạng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2014-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh mỹ đình (Trang 56 - 60)

3.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

3.1.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2014-

Giai đoạn 2014-2017, Chi nhánh tập trung các giải pháp tăng trưởng nguồn vốn huy động. Tranh thủ sự hỗ trợ của Trụ sở chính để đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư tín dụng và cân đối thanh toán. Trực tiếp hoặc hợp vốn với các chi nhánh trong hệ thống để tập trung đầu tư vốn trung dài hạn cho các dự án lớn có hiệu quả trên địa bàn,. Mở rộng sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngoài những sản phẩm truyền thống như kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, thanh toán biên mậu,... đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, chất lượng dịch vụ ngày một tăng cao.

Bảng 3.2: Cơ cấu các nguồn thu nhập của Chi nhánh giai đoạn 2014-2017

Đơn v : tỷ đ ng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 15/14 (%) 16/15 (%) 17/16 (%) Thu từ Tín dụng 168 176 202 215 4,76 14,77 6,44 Thanh toán, ngân quỹ 6 8 8 10 33,33 0,00 25,00 Kinh doanh ngoại tệ 11 15 12 14 36,36 -20,00 16,67

Dịch vụ khác 1 2 1 3 100,0 -50,0 200,0

Tổng thu 188 202 225 242 7,45 11,39 7,56

Ngu n: Báo cáo kết quả HĐKD của Chi nhánh giai đoạn 2014-2017

Trong cơ cấu thu nhập của Chi nhánh thì nguồn thu từ tín dụng vẫn chiếm tỷ trong lớn nhất (từ 87-89% tổng thu), tiếp đến là nguồn thu từ kinh doanh ngoại tệ với thu nhập chủ yếu từ hoạt động mua bán ngoại tệ (phục vụ các dự án vốn nước ngoài). Do sự thay đổi giảm của mức phí mà thu từ hoạt động Thanh toán, ngân quỹ có mức tăng trưởng thấp.

Tổng lượng vốn huy động của chi nhánh Mỹ Đình tăng đều 3.1.3.1. Hoạt động huy

Kết quả hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh giai đoạn 2014-2017 được thể hiện tại bảng số liệu sau đây:

Bảng 3.3: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2014-2017 Nội Dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền (ty.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (ty.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (ty.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (ty.đ) Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn 2.813 100 3.026 100 3.228 100 3.811 100

A- Theo loại tiền

Nội tệ 1.587 56,42 2.004 66,22 2.032 62,94 2.584 67,80 Ngoại tệ 1.226 43,58 1.022 33,78 1.196 37,06 1.227 32,20 B -Theo thời gian

Kỳ hạn < 12

tháng 2.287 81,3 2.522 83,33 2.666 82,6 3.186 83,60 Kỳ hạn ≥ 12

tháng 526 18,7 504 16,67 562 17,4 625 16,40

C- Theo đối tượng

Dân cư 1.512 53,76 1.298 42,9 1.935 59,96 2.218 58,20 Tổ chức

kinh tế 1.301 46,24 1.728 57,1 1.293 40,04 1.593 41,80

Ngu n: Báo cáo kết quả HĐKD của Chi nhánh giai đoạn 2014-2017

đặn qua các năm 2014-2017. Năm 2014, tổng lượng vốn huy động là 2,813 tỷ đồng. Năm 2015, tổng nguồn vốn huy động đạt 3,026 tỷ đồng tăng 7.57% - tương ứng tăng 213 tỷ đồng so với năm 2014; năm 2016 đạt 3,228 tỷ đồng, tăng 6.67 - tương ứng tăng 202 tỷ đồng so với năm 2015; năm 2017 đạt 3,811 tỷ đồng, tăng 18,06 % - tương ứng tăng 583 tỷ đồng so với năm 2016. Tuy tốc độ tăng này không phải là cao nhưng với những kết quả như vậy đã chứng tỏ được sự cố gắng cũng như nỗ lực của Chi nhánh trong việc marketing sản phẩm và thu hút nhiều nguồn

vốn nhàn rỗi trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện tại giữa các NHTM. Nguồn huy động vốn bằng VNĐ tăng không đều qua các năm. Năm 2015, huy động vốn bằng VNĐ đạt 2,004 tỷ đồng - tăng tới 26.28% - so với năm 2014, năm 2016 tăng 28 tỷ đồng - tương ứng tăng 1.4% - so với năm 2015, năm 2017 tăng 552 tỷ đồng - tương ứng 27,17%. Về huy động vốn bằng ngoại tệ, năm 2015 giảm 204 tỷ đồng - tương ứng giảm 16,64 , năm 2016 số ngoại tệ huy động được tăng 174 tỷ đồng so với năm 2015 - tương ứng tăng 17,02%, năm 2017 huy động vốn bằng ngoại tệ tiếp tục tăng 31 tỷ đồng - tương ứng tăng 2.59 . Nguồn huy động vốn bằng ngoại tệ biến động là do sự biến động của nguồn tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ.

Nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm 53,76% tổng nguồn vốn huy động trong năm 2014, năm 2015 tỷ lệ này có giảm xuống 42,9%, năm 2016 tăng lên 59.96% và năm 2017 tỷ lệ này là 58,20 . Tỷ trọng nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế biến động không đáng kể qua các năm: năm 2014 chiếm 46.24 , năm 2015 chiếm 57.1 , năm 2016 giảm xuống chỉ còn 40,04% và năm 2017 chiếm 41,80%.

Tổng nguồn vốn huy động trong giai đoạn này chủ yếu là do sự tăng lên đáng kể của nguồn vốn huy động từ dân cư, năm 2017, nguồn huy động từ dân cư đã tăng 46,69% so với năm 2014, tăng 706 tỷ đồng.

3.1.3.2. Hoạt động cho vay

Kết quả hoạt động cho vay tại Chi nhánh giai đoạn 2014-2017 được thể hiện tại bảng số liệu sau đây:

Bảng 3.4: Tình hình dƣ nợ tín dụng DNVVN của Chi nhánh giai đoạn 2014-2017

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số tiền (ty.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (ty.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (ty.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (ty.đ) Tỷ trọng (%)

A - Phân loại theo kỳ hạn

Ngắn hạn 1,398 62.94 1,349 58.00 1,630 57.92 1,786 59.49

B- Phân theo đồng tiền cho vay

VNĐ 1,399 62.99 1,806 77.64 2,407 85.54 2,487 82.84 Ngoại tệ quy

đổi 822 37.01 520 22.36 407 14.46 515 17.16

C- Cho vay theo loại hình bảo đảm

Có TSBĐ 1,225 55.16 1,400 60.19 1,941 68.98 2,080 69.29 Không có

TSBĐ 996 44.84 926 39.81 873 31.02 922 30.71

Tổng dƣ nợ

tín dụng 2,221 100.00 2,326 100.00 2,814 100.00 3,002 100.00

Ngu n: Báo cáo kết quả HĐKD của Chi nhánh giai đoạn 2014-2017

Năm 2015, tổng dư nợ tín dụng DNVVN tăng 105 triệu đồng tương ứng tăng 4.73% so với năm 2014; năm 2016 tăng 488 tỷ đồng tương ứng tăng 20,98% so với năm 2015. Năm 2017 tăng 188 tỷ đồng tương ứng tăng 6.68% so với năm 2016. Sự tăng trưởng mạnh của tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh Mỹ Đình trong giai đoạn này thể hiện sự nỗ lực của các CBTD nói riêng và của ban lãnh đạo Chi nhánh nói chung.

Trong năm 2014, dư nợ trung và dài hạn trên tổng dư nợ là 37,06%, ba năm sau đó chứng kiến sự gia tăng của dư nợ trung và dài hạn, năm 2015 dư nợ trung và dài hạn tăng 154 tỷ đồng nâng tỷ lệ này lên 42 , năm 2016 tỷ lệ này tiếp tục tăng nh lên mức 42,08 tương ứng tăng 207 tỷ đồng so với năm 2015, năm 2017 tỷ lệ này đạt 43% so với năm 2016. Trong khi đó, dư nợ ngắn hạn của chi nhánh lại có xu hướng giảm trong năm 2015, giảm 49 tỷ đồng so với năm 2014 (giảm 3.5%), năm 2016 tăng mạnh với số tăng thêm là 281 tỷ đồng, tương ứng tăng 20,83 % so với năm 2015, năm 2017 tăng 81 tỷ đồng, tương ứng tăng 4,97 .

Ta nhận thấy, cơ cấu giữa dư nợ tín dụng còn chưa tương xứng với nguồn vốn huy động, tỷ lệ cho vay trung dài hạn còn tương đối cao (từ 30-40% tổng dư nợ), trong khi đó nguồn vốn trung dài hạn của chi nhánh chỉ chiếm tỷ trọng 16-

18 , điều này chứng tỏ Chi nhánh đã dùng một phần vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn.

Nợ tín dụng theo VNĐ của chi nhánh có xu hướng tăng nhanh, trong khi đó dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ lại có xu hướng giảm. Do lạm phát tăng cao, tỷ giá biến động nên các chủ thể kinh tế có xu hướng vay bằng nội tệ thay vì ngoại tệ và điều này cũng phù hợp với chính sách của Nhà nước là hạn chế cho vay bằng ngoại tệ.

Biện pháp cho vay không có TSBĐ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng của chi nhánh Mỹ Đình, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ có TSĐB có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2014 tỷ lệ dư nợ có TSĐB trên tổng dư nợ là 55,16% nhưng đến năm 2015 tỷ lệ này đã tăng lên 60,19%, năm 2016 tăng tới 68.98% và đến năm 2017 tỷ lệ này đạt 69.29%. Điều này cho thấy sự thay đổi trong chính sách quản trị rủi ro tín dụng của Chi nhánh có xu hướng thận trọng hơn trong cho vay, hạn chế cho vay không có TSBĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh mỹ đình (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)