Hoàn thiện kiểm soát việc thực hiện kế hoạch cho vay doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh mỹ đình (Trang 108 - 113)

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tạ

4.2.3. Hoàn thiện kiểm soát việc thực hiện kế hoạch cho vay doanh nghiệp

nhỏ

4.2.3.1. Tăng cường hoạt động kiểm soát nội bộ

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay là một biện pháp quan trọng vì thông qua hoạt động này có thể phát hiện, ngăn ngừa những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra, kiểm soát cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do CBTD gây ra. Để thực hiện điều đó nhằm hạn chế rủi ro nâng cao CLTD ngân hàng cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Hoạt động kiểm tra nội bộ phải thực hiện định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện các dấu hiệu sai phạm. Hàng năm phải kiểm tra toàn bộ các phòng ban trong chi nhánh để phát hiện, ngăn chặn kịp thời, tránh để xảy ra hậu quả nghiệm trọng mới xử l . việc giám sát RRTD cần thực hiện giám sát từng khoản vay và danh mục tín dụng. Việc xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ dùng để đánh giá hiện trạng của khách hàng vay, từng khoản vay. Nó là công cụ giám sát quan trọng, nhằm phát hiện và nhận thấy khả năng diễn biến xấu đi của khoản vay, tình trạng khách hàng. Việc giám sát từng khoản vay, được thực hiện như: (i) rà soát và phân tích báo cáo tài chính được tiến hành thường xuyên; (ii) thăm thực địa khách hàng để xác định được sự tồn tại và tình trạng thực tế của tài sản đảm bảo. Qua đó kiểm chứng lại chất lượng và tính chính xác thông tin tín dụng của khách hàng.

- Tăng cường những CBTD có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ. Đồng thời, đòi hỏi cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ phải có kiến thức nhất định về ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng, kiến thức pháp luật, tín học, ngoại ngữ và đồng thời nắm kiến thức chuyên môn về kiểm toán.

- Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra Tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích kiểm tra cho cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát.

4.2.3.2. Nghiêm chỉnh thực hiện đúng quy trình cho vay

chung và quy trình cho vay đối với doanh nghiệp nói riêng trên cơ sở qui trình của Agribank. Quy trình trên có thể coi là tương đối chặt chẽ và khoa học, đảm bảo được công tác quản l tín dụng và quản l rủi ro cho vay được thực hiện tốt nhất. Tuy nhiên, vì đây là một quy trình khá phức tạp, có liên quan đến trách nhiệm của nhiều cá nhân, bộ phận, diễn ra trong một thời gian dài, cả trước, trong và sau khi cho vay, nên trong lúc thực hiện Chi nhánh vẫn chưa thể tránh được những sai sót.

Do đó, trong thời gian tới, Chi nhánh nên cố gắng thực hiện đúng quy trình cho vay, tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó, Chi nhánh nên phân công một bộ phận thực hiện giám sát quy trình cho vay trong Chi nhánh, hoặc nâng cao, tăng cường công tác rà soát, kiểm soát quy trình cho vay. Quá trình giám sát, thanh tra, kiểm tra nên được chia theo các giai đoạn theo quy trình tín dụng như trước, trong và sau khi cho vay. Nhưng quan trọng nhất vẫn là thức cẩn trọng của các CBTD, cán bộ quản l rủi ro tín dụng. Cụ thể, đảm bảo thực hiện đúng quy trình cho vay gồm những vấn đề đáng lưu sau đây:

Trong quy trình cho vay cần lưu thực hiện đầy đủ các thông tin, các bước quy định trong mỗi giai đoạn của quy trình cho vay.

Trong quá trình sử dụng vốn, thực hiện rà soát, kiểm tra tình hình sử dụng vốn của từng khách hàng có thể định kỳ hoặc đột xuất. Nội dung kiểm tra cần được thu thập một cách đầy đủ, việc kiểm tra phải được tiến hành khách quan, nghiêm túc, nghiêm chỉnh từ chối việc tiếp tay cho doanh nghiệp làm đ p báo cáo.

Đối với những doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lâu dài, Chi nhánh cũng không nên chủ quan, mà phải nghiêm chỉnh tuân thủ đúng quy trình cho vay, thường xuyên duy trì mối quan hệ với doanh nghiệp đó để nắm bắt, và thu thập những thông tin quan trọng liên quan đến doanh nghiệp đó để phục vụ cho những hợp đồng tín dụng sau đó. Đối với những doanh nghiệp lần đầu được cấp tín dụng, Chi nhánh càng phải tuân thủ sát sao quy trình tín dụng để đảm bảo an toàn tín dụng.

Quyết định phê duyệt các quyết định cho vay phải được thực hiện đúng nguyên tắc, đúng thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng theo từng cấp.

Ngoài ra, Chi nhánh cũng cần phải có những quy định xử phạt nghiêm khắc để kịp thời răn đe đối với các cán bộ ngân hàng cố tình làm sai quy trình cho vay, tiếp tay cho doanh nghiệp làm méo mó thông tin, hoặc cố tình cung cấp các thông tin thiếu chân thực về doanh nghiệp xin cấp vốn tại ngân hàng.

Cấp lãnh đạo chi nhánh cần phải kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan đến quy trình cho vay nếu có những điểm còn khúc mắc, chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, cũng cần phải trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo CBTD thực hiện đúng quy trình cho vay, và trực tiếp chỉ đọa các biện pháp giải quyết các vấn đề phát sinh xảy ra trong quy trình tín dụng, và xử l lần lượt từng khoản vay một.

4.2.3.3. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm tiền vay đối v i doanh nghiệp

Để nâng cao hiệu quả công tác quản l rủi ro cho vay DN, trong thời gian tới, Chi nhánh cần phải tập trung hoàn thiện hệ thống các quy định về bảo đảm tiền vay theo hướng cụ thể hóa những cơ chế, quy định của Chính phủ, NHNN và Hội sở chính của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, tuy nhiên cũng cần phải đảm bảo được tính rõ ràng và đơn giản.

Thực tế cho thấy, nguyên tắc bảo đảm tiền vay đối với các DN của Chi nhánh khá cứng nhắc, theo đó, gần như 100 các doanh nghiệp phải đảm bảo có TSĐB hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Tuy nhiên số lượng DN có thể đảm bảo được quy định này không phải là lớn.

Việc nới lỏng cơ chế bảo đảm tiền vay đối với các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lâu dài uy tín, có hoạt động SXKD ổn định và hiệu quá sẽ giúp Chi nhánh mở rộng phạm vi cho vay, qua đó có thể đa dạng hóa danh mục cho vay một cách hiệu quả, đây cũng là một biện pháp hữu hiệu để phân tán rủi ro cho ngân hàng.

Ngoài ra, Chi nhánh cần tạo điều kiện để CBTD nâng cao trình độ hiểu biết về công tác thẩm định, đánh giá đúng giá trị của TSĐB. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần xây dựng tốt mối quan hệ với các cấp chính quyền địa phương từ đó giúp cho việc thẩm định và đánh giá TSĐB của CBTD chính xác hơn tránh việc nhận định sai TSĐB so với địa giới hành chính.

Hiện nay, việc xử l nợ xấu của Chi nhánh vẫn chủ yếu dựa vào quỹ DPRR tín dụng và bán nợ cho VAMC. Tuy nhiên, việc làm này vẫn chỉ để giải quyết vấn đề trước mắt là chuyển nợ xấu từ nội bảng sang ngoại bảng qua đó giảm tỷ lệ nợ xấu. Chính điều này gây áp lực cho chi nhánh cho việc thực hiện các chỉ tiêu thu nợ đã XLRR và nợ đã bán cho VAMC hàng năm.

Để giải quyết tận gốc của vấn đề này, chi nhánh cần thực hiện các biện pháp: Đối với nợ tiềm ẩn, nợ nhóm 2 cần liên tục đôn đốc, nhắc nhở, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp để có thể thu hồi được vốn vay tránh phát sinh thêm nợ xấu.

Đối với các khoản nợ xấu, nợ XLRR, nợ bán VAMC cần thực hiện việc đôn đốc khách hàng trả nợ, phát mại tài sản trong trường hợp có TSBĐ, thực hiện khởi kiện khi khách hàng có tình chây ỳ, không trả nợ,... và các biện pháp khác.

4.2.3.5. Quản lý và giám sát chặt ch quá trình giải ngân và sau khi cho vay

Những rủi ro tín dụng xuất hiện sau khi cho vay không chỉ do bản thân phương án kinh doanh kém hiệu quả, khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích mà còn do ngân hàng không kiểm soát được dòng tiền sau khi kết thúc phương án kinh doanh, dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng nguồn tiền này vào các mục đích kém hiệu quả hay không minh bạch. Để phòng ngừa những rủi ro này, cần thực hiện kiểm soát chặt chẽ sau khi cho vay:

- Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trừ những trường hợp đặc thù do hoạt động kinh doanh của khách hàng như cho vay thu mua nông, lâm thủy sản của các hộ dân, trả lương công nhân, chỉ áp dụng phương thức thanh toán chuyển khoản để có thể kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

- Sử dụng dụng vốn vay phù hợp với đặc thù của các khoản vay, chất lượng khách hàng. Do mỗi khoản vay, mỗi khách hàng vay có sự khác biệt nhất định mà cần xây dựng và lựa chọn một kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp l , đảm bảo an

toàn cho ngân hàng nhưng cũng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng và mối quan hệ giữa các bên. Nên sử dụng xếp hạng tín dụng khách hàng làm cơ sở cho việc xác định định kỳ hàng tháng, hàng qu hoặc nửa năm kiểm tra sử dụng vốn vay, trong đó những khách hàng có xếp hạng tín dụng cao, có uy tín trong quan hệ tín dụng thì thời hạn kiểm tra sử dụng dài hơn, các khách hàng xếp hạng tín dụng càng thấp thì mật độ kiểm tra nhiều hơn. Đối với những khách hàng có nợ xấu, cần kiểm tra và phân loại nợ 1 lần/tháng để theo sát tình hình của khách hàng, có nhận định, phân tích và giải pháp đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro.”

- Trong kiểm tra sử dụng vốn, cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế, có đánh giá về việc sử dụng vốn, về tài sản bảo đảm của khách hàng, kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử l , tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ.

- Theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối với từng loại vay, các khoản vay để xuất khẩu thì kiểm tra ngày xuất hàng, các yêu cầu đòi tiền, bộ chứng từ hàng xuất và thời gian thanh toán; các khoản vay xây dựng cơ bản cần kiểm tra tiến độ công trình, xác nhận của chủ đầu tư về công nợ và cam kết chuyển toàn bộ nguồn tiền thanh toán về tài khoản của khách hàng mở tại chi nhánh; các khoản vay thường mại cần kiểm tra tồn kho, công nợ hàng tháng và kiểm tra việc sử dụng các nguồn thu của khách hàng, quy định nguồn tiền hàng từ phương án vay phải trả nợ ngay sau khi thu được tiền, cho dù khoản vay chưa đến kỳ, thu hồi tiền từ phương án kinh doanh sẽ giúp ngân hàng kịpthời thu nợ đúng hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh mỹ đình (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)