1.2. Cở sở lý luận về quản lý cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân
1.2.4. Tiêu chí đánh giá quản lý cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân
thương mại
a) Nhóm tiêu chí phản ánh thu nhập, lợi nhuận từ cho vay DNVVN
- Thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN:
Hầu hết các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là thu nhập và sâu xa hơn đó là tối đa hoá vốn của chủ sở hữu, NHTM cũng không phải ngoại lệ. Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp không thể nói là cao nếu thu nhập do hoạt động này mang lại thấp.
- Tỷ lệ thu nhập từ cho vay DNVVN trong cơ cấu tổng thu nhập của NHTM: Tỷ lệ thu nhập cho vay DN
trong cơ cấu tổng thu nhập =
Thu nhập từ hoạt động cho vay DN
x 100 Tổng thu nhập của ngân hàng
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đóng góp của hoạt động cho vay DNVVN vào toàn bộ kết quả kinh doanh của ngân hàng. Tỷ lệ này cao chứng tỏ thu nhập của ngân hàng có được hầu hết là từ hoạt động cho vay DNVVN. Điều đó chỉ có thể có được khi quy mô cho vay DNVVN của ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của ngân hàng đồng thời hiệu quả do hoạt động này mang lại cũng cao.
b) Nhóm tiêu chí phản ánh mức độ an toàn trong cho vay DNVVN
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam về phân loại nợ và sử dụng dự phòng để trích lập rủi ro trong hoạt động ngân hàng của TCTD và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi bổ sung Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, TCTD phân loại nợ theo 05 nhóm sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) gồm: Nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn; các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ) gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
180 ngày; Các khoản nợ được gia hạn; Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai bị quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử l .
Trong đó: Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc l i đ quá hạn; Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5.
- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn:
+ Nợ quá hạn: là các khoản nợ phát sinh khi khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàn trả được toàn bộ hay một phần tiền gốc hoặc lãi. Nợ quá hạn là không thể tránh khỏi, nhưng các ngân hàng luôn phải nỗ lực kiểm soát nợ quá hạn trong một tỷ lệ cho phép để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng.
+ Tỷ lệ nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng cho vay thấp, chất lượng quản l rủi ro tín dụng của ngân hàng không hiệu quả và ngược lại.
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay
DNVVN =
Dư nợ quá hạn cho vay DNVVN
x 100 Tổng dự nợ cho vay DNVVN
- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu:
+ Nợ xấu: Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): “Một khoản cho vay được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân
nghi ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ”. Theo quy định của Việt Nam thì nợ xấu bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 nêu trên.
+ Tỷ lệ nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản trong hoạt động quản l rủi ro tín dụng của NHTM. Tỷ lệ nợ xấu càng cao chứng tỏ một lượng vốn của ngân hàng có nguy cơ không thu hồi lại được, phản ánh tình trạng quản l rủi ro tín dụng kém hiệu quả.
Tỷ lệ nợ xấu cho vay
DNVVN =
Nợ xấu cho vay DNVVN
x 100 Tổng dự nợ cho vay DNVVN
- Tỷ lệ dư nợ có TSĐB:
Để đánh giá chất lượng cho vay người ta còn căn cứ vào mức độ đảm bảo của các khoản vay dựa vào chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ dư nợ DNVVN có
TSĐB =
Dư nợ DNVVN có TSĐB
x 100 Tổng dự nợ cho vay DNVVN
Tỷ lệ này càng lớn thì mức độ an toàn càng cao. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chưa phản ánh rõ ràng chất lượng cho vay của NHTM. Vì một NHTM cho vay yêu cầu về TSĐB càng cao thì khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của khách hàng càng gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, chất lượng cho vay thể hiện ở khả năng hoàn trả của khách hàng, ở tính khả thi của phương án SXKD, TSĐB chỉ là nguồn thu nợ thứ hai với NHTM.””
c) Tiêu chí sự hài lòng của DNVVN đối v i hoạt động cho vay của NHTM
Sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động cho vay DNVVN của NHTM là một tiêu chí định tính, tiêu chí này sẽ được đánh giá thông qua một hệ thống câu hỏi logic sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát. Luận văn đã hỏi các khách hàng mức độ hài lòng của họ đối với những vấn đề có liên quan đến trải nghiệm khi sử dụng dịch vụ vay vốn của ngân hàng như:
- Khả năng tiếp cận thông tin về các chính sách tín dụng của NHTM đối với khách hàng;
- Khả năng tiếp cận nguồn vốn của NHTM; - Giao tiếp với nhân viên ngân hàng;
- Quy trình tín dụng; thủ tục thẩm định, cho vay; - Mức độ giải quyết khiếu nại của ngân hàng.