Cấu tạo và hoạt động của cơ câu phanh khí:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Mô đun: Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống phanh Nghề: Công nghệ Ôtô Trình độ: Cao đẳng (Trang 68 - 71)

Bài tập ứng dụng : Tháo lắp máy nén khí và tổng van phanh kép

7.2 Cấu tạo và hoạt động của cơ câu phanh khí:

7.2.1 Bầu phanh

Dùng để biến đổi năng lượng của khí nén thành thành cơ năng thực hiện việc phanh xe ở cơ cấu phanh bánh trước

➢ Cấu tạo của bầu phanh bao gồm: Khi phanh không khí từ tổng van phanh qua ống dẫn tạo áp lực tác động lên màng ngăn và thắng sức căng lò xo, piston dịch chuyển làm thanh đẩy cùng dịch chuyển tác động lên cơ cấu phanh đẩy hai guốc phanh bung ra do đó sự hãm phanh được tiến hành.

Khi thôi phanh, do không khi nén không được cấp tới bầu phanh nữa nên lò

xo sẽ đàn hồi đẩy piston dịch chuyển ép không khí thoát ra ngoài thông qua tổng van phanh cùng với lò xo hồi vị guốc phanh kết thúc quá trình phanh.

7.2.2 Trống phanh:

Là chi tiết quay và chịu lực ép của guốc phanh từ trong ra vì vậy trống phanh cần có độ bền cao, ít bị biến dạng, cân bằng tốt và dễ truyền nhiệt. Bề mặt làm việc có độ bóng cao, bề mặt lắp ghép với moay ơ có độ chính xác để định vị và đồng tâm. Hầu hết trống phanh chế tạo bằng gang xám có độ cứng cao và khả năng chống mài mòn tốt. Tuy nhiên gang có nhược điểm là khá nặng, dễ nứt vỡ.

Do vậy với phần vành và bề mặt ma sát bằng gang, phần ở giữa bằng thép dập.

Hình 7.1 Cấu tạo bầu phanh

68

7.2.3 Guốc phanh:

Hầu hết guốc phanh được chế tạo từ thép dập hoặc bằng nhôm, guốc phanh có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau theo độ cong và chiều rộng. Ngoài ra guốc phanh còn có hình dạng gân và cách bố trí các lỗ khác nhau. Các kiểu đa dạng của guốc phanh được nhận dạng bằng các số hiệu theo một tiêu chuẩn chung.

7.2.4 Má phanh

Má phanh được gắn vào guốc phanh bằng cách dán hoặc tán rivê, đối với các xe tải nặng thì má phanh và guốc phanh có thể liên kết bằng bulông.

Má phanh dán được gắn chặt vào guốc phanh bằng keo bền nhiệt, trên các xe tải lớn má phanh được khoan sẵn lỗ và gắn bulong điều này cho phép thay thế má phanh dễ dàng và thuận tiện.

Má phanh tán rive được gắn chặt nhờ các rive làm bằng đồng thau hoặc bằng nhôm. Chúng xuyên qua lỗ khoan và được làm loe trên má phanh. Khi má phanh tán rive bị mòn

1. Trống phanh hỗn hợp. 2. Trống phanh gang. 3. Trống phanh lưỡng kim

Hình 7.2 Cấu tạo trống phanh

Gang Gang Gang Tấm thép Nhôm đúc 1 5 2 3 4 1. Đầu tựa chốt định vị. 2. Gân trợ lực. 3. Đường hàn. 4. Đầu điều chỉnh. 5. Vành.

69 rive có thể tiếp xúc với bề mặt tang trống gây trầy xước. Cấu tạo của bầu phanh bánh xe (Hình 7.5) . Nó bao gồm nắp, vỏ, màng cao su mỏng bằng vải cao su cùng với đĩa tỳ, cần đẩy và 2 lò xo lắp lắp ở giữa vỏ. Màng cao su đặt ở bề mặt giữa vỏ và nắp và được ép chặt kín nhờ các đinh bu lông đai ốc.Trên nắp bố trí đầu nối tuy ô khí nén. Cần đẩy được lắp với cần nối điều chỉnh qua khớp nối hình chữ Y bằng chốt. Cần nối điều chỉnh lắp trên trục và dẫn động cam quay của cơ cấu hãm nó gồm vỏ, bộ truyền trục vít- bánh vít, lò xo và bi định vị.

Cấu tạo cơ cấu hãm ( Hình 7.6) nó gồm có 2 guốc phanh 9 trên đó có lá ma sát 4 được

tán bằng các đinh bu lông hay dán trên bề mặt guốc phanh. Guốc được lắp trên mâm phanh hay lắp trực tiếp lên giá đở dầm cầu, 2 đầu guốc phanh quay tự do quanh 2 trục lệch tâm 6, 2 đầu kia tựa lên cam quay 7 gắn liền trục. Trục cam lắp với cần nối điều chỉnh. 2 guốc phanh ép chặt vào cam nhờ lò xo kéo 8. Trống phanh được lắp và quay cùng moay ơ bánh xe. Việc giảm tốc độ góc của bánh xe thực hiện qua việc hãm trống phanh này.

Nguyên lý hoạt động.

Khi không đạp phanh, khí nén từ bình chứa không đến bầu phanh, lúc này lò xo trong bầu phanh ép màng cao su sát bề mặt của nắp, đồng thời lò xo 8 ( Hình 3-1-8) kéo guốc phanh 7 đưa má phanh tách ra khỏi bề mặt trống phanh tạo ra khe hở má phanh. Bánh xe không bị hãm.

Khi đạp phanh, khí nén từ bình chứa qua van khí nén trong tổng phanh tới bầu phanh. Khí nén tác dụng lên màng cao su 1 nén lò và đẩy cần đẩy 2 dịch chuyển truyền chuyển động cho cần nối điều chỉnh 3 làm xoay cam quay 7 ( Theo chiều mủi tên ) đẩy 2 guốc phanh bung ra 2 phía kéo căng lò xo 8 làm má phanh ép chặt lên trống phanh. Do lực ép và ma sát lớn giưa bề mặt má phanh và trống phanh nên bánh xe bị hãm lại.

1. Má phanh tán rivê. 2. Má phanh dán. Hình 7.4 Má phanh 2 Rivê 1

70 Khi nhả bàn đạp phanh, van trong tổng phanh đóng lại, khí nén trên đường ống tới bầu phanh giảm đột ngột. Lò xo đẩy màng cao su về vị trí ban đầu, đồng thời lò xo 8 kéo guốc phanh đưa má tách ra khỏi trống và kết thúc quá trình phanh.

Khe hở má phanh được điều chỉnh thông qua trục lệch tâm 6 và đôi khi kết hợp với điều chỉnh cam nhờ trục vít ở cần nối điều chỉnh.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Mô đun: Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống phanh Nghề: Công nghệ Ôtô Trình độ: Cao đẳng (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)