Bài tập ứng dụng : Tháo lắp máy nén khí và tổng van phanh kép
7.3 Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, sữa
chữa:
7.3.1. Những sai hỏng, nguyên nhân và tác hại.
a) Phanh không ăn.
- Hành trình tự do của bàn đạp quá lớn,van phân phối (hút nạp) mở nhỏ, lượng khí vào phanh ít.
- Má phanh dính dầu mỡ, mòn, nhô đinh tán hoặc bề mặt má phanh bị chai cứng. - Khe hở giữa má phanh và tang trống quá lớn.
- Tang trống bị mòn côn và ô van. - Rách màng cao su bát phanh. Áp suất khí nén quá nhỏ.
* Tác hại: Làm cho mòn các chi tiết của hệ thống phanh, không an toàn khi xe hoạt động trên đường.
b) Phanh bó.
- Lò xo kéo má phanh yếu hoặc gãy (lỗ hơi vỡ) không có hành trình tự do. - Khe hỡ giữa má phanh và tang trống quá nhỏ hoặc không có.
71 * Tác hại: Làm cho má phanh nhanh mòn không phát huy hết công suất của xe, tiêu hao nhiên liệu nhiều.
c) Khi phanh xe quay.
- Khe hở giữa má phanh và tang trống không đều nhau. - Có má phanh nào đó bị dính dầu mỡ hoặc thủng bát phanh. * Tác hại: Không an toàn khi xe hoạt động,tham gia giao thông.
d) Phanh ăn đột ngột.
Khe hở giữa má phanh và tang trống của các bánh xe không đều nhau. - Hành trình tự do của bàn đạp quá nhỏ.
- Các đinh tán má phanh bị lỏng, rơ.
e) Không có khí nén hoặc điều chỉnh áp suất không đúng quy định.
Máy nén khí không tốt, van hút xả bị mòn, lò xo bị gãy. - Các đường ống dẫn khí bị tắc hoặc thủng. - Dây đai máy nén khí quá chùng hoặc đứt
- Van điều chỉnh áp suất không đúng, bầu lọc khí bẩn, tắc.
* Tác hại: Hiệu quả phanh kém hoặc không có hiệu lực, mất an toàn khi xe hoạt động.
7.3.2. Sữa chữa một số bộ phận chính của phanh hơi.
a) Van phân phối (tổng phanh). * Van phân phối kiểu màng.
- Màng đàn hồi bị rách, hỏng do làm việc lâu ngày. - Các van mòn đóng không kín với ổ đạt.
- Lò xo làm việc lâu ngày bị gãy, yếu.
- Đòn gánh bị biến dạng làm cho sự đóng của van không chính xác, hiệu quả giảm. * Van phân phốikiểu piston.
- Các van và ổ đặt bi mòn đóng không kín,các van bằng cao su bị biến dạng (chai cứng) chủ yếu là do làm việc lâu ngày.
- Các lò xo bị gãy, màng cao su bị rách.
- Tất cả những sai hỏng trên đều giảm hiệu quả khi phanh. * Sữa chữa
Tháo rời các chi tiết bằng phương pháp quan sát ta xác định mức độ sai hỏng. - Màng hỏng, lò xo gãy thì thay thế.
-Van mòn ít thì rà lại bằng bột ra trên mặt kính. Nếu mòn nhiều thì thay cái mới.
b) Cơ cấu hãm phanh.
72 - Bát phanh: Bát cao su bị rách, lò xo yếu gãy do sử dụng lâu ngày dẫn đến phanh không ăn.
- Cam phanh mòn phần then hoa lắp với cơ cấu trục vít và phần mềm tiếp xúc với bạc lắp trên vỏ cầu dolàm việc lâu ngày.
- Cơ cấu trục vít, bánh vít mòn do làm việc lâu ngày dẫn đến điều chỉnh khe hở trên và dưới mòn phanh không chính xác.
- Má phanh mòn, chai cứng. Tang trống phanh mòn, ô van. Lò xo kéo má phanh bị yếu, gãy.
* Sữa chữa.
- Bật phanh: Kiểm tra bằng cách đạp phanh, nếu nồi hỡìi ra chứng tỏ màng cao su bị hở, rách phải thay cái mới đúng chủng loại.
- Bạc trục quả đào mòn phải thay cái mới.
- Cơ cấu trục vít bánh quá mòn phải thay cái mới.
- Các chi tiết khác còn lại sữa chữa như cơ cấu phanh dầu.
c) Van tự động điều chỉnh áp suất và van an toàn.
* Những sai hỏng, nguyên nhân, tác hại.
- Chủ yếu là do viên bị bị bào mòn đóng không kín, lò xo van bị yếu (do làm việclâu ngày).
- Tác hại: Không tự động điều chỉnh được áp suất, áp suất giảm hiệu hiệu quả phanh kém.
* Kiểm tra sữa chữa (chủ yếu là thay lò xo bi mới).
7.3.3. Công tác kiểm tra và điều chỉnh.
a) Điều chỉnh phân phối kiểm màng.
* Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp (tương tự như kiểm tra ly hợp). * Điều chỉnh hành trình tự do.
- Tháo chốt lắp thanh kéo với bàn đạp phanh.
- Nới ốc hãm bu lông điều chỉnh, vặn bu lông điều chỉnh khi nào chạm ốc nới ra 1,5 ÷2 vòng. Sau đó, siết đai ốc hãm lặng với khe hở 1÷2mm.
b) Điều chỉnh van phân phối kiểu pít-tông.
* Kiểm tra độ mở của van.
- Dùng thước thẳng hoặc thước thẳng đo độ sâu 1/10, tháo ống nối với bình chứa, dùng thước đo khoảng cách từ đầu van nạp đến mặt đầu của đai ốc, ở trong trạng thái tự do (chưa đạp phanh), sau đó tiến hành đạp phanh và đo khoảng cách từ đầu van đến mặt đầu của đai ốc, khoảng cách giữa hai vị trí của van khi chưa phanh và khi phanh là độ mở của van. Độ mở van yêu cầu bằng 2,5÷3mm.
73
* Điều chỉnh.
Nếu độ mở của van không đảm bảo đúng quy định thì điều chỉnh bằng cách đưa đệm điều chỉnh từ phía trước sang phía sau hoặc ngược lại.
* Điều chỉnh hành trình tự do của piston một dòng.
Dùng thướclá để đo chiều dài (tương tự như trên).Yêu cầu hành trình tự do nằm trong khoảng 15÷20mm (đối với ô tô Zin 130, Maz).
Thực hiện điều chỉnh bằng bu lông điều chỉnh trên nguyên tắc vặn bu lông vào thì giảm hành trình tự do.
Hành trình tự do ngược lại. Nếu không đúng thì điều chỉnh bằng bu lông điều chỉnh. * Điều chỉnh hành trình tự do của pít-tông hai dòng.
- Điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp bằng hai bu lông (1và 2) bằng cách nới lõng các đai ốc hãm sau đó vặn bu lông 1 chạm đầu cần đẩy. Buồng rơ-moóc thì nới ra 1.5÷ 2 vòng tiếp tục điều chỉnh bu lông 2 vặn vào thì giảm ngược lại. Sau khi điều chỉnh xong ta hãm ê-cu hãm.
d) Điều chỉnh van tự động điều chỉnh áp suất và van an toàn.
* Điều chỉnh van điều chỉnh áp suất.
Yêu cầu đối với van điều chỉnh áp suất là khi đạt với tỷ giá trị quy định. Vídụ: Xe ô tô Zin 130 = 7÷7,4 KG/cm3 thì van phải mở cho không khí qua van để cơ cấu giảm của máy nén khí và để máy làm việc không tải.
- Nếu áp suất trong bình khí giảm xuống 5,6÷6 KG/cm3 thì van này đóng lại, máy nén khí lại làm việc có tải cung cấp cho bình chứa.
+ Trong trường hợp ta thấy áp suất trong bình khí cao hơn mức quy định chứng tỏ van có sự cố (van kẹt không mở được).
+ Trong trường hợp nếu áp suất nhỏ chúng tỏ van bị hở do lò xo yếu, lúc này cần điều chỉnh lại.
* Điều chỉnh van an toàn.
- Kiểm tra sự làm việc của van, không cho van điều chỉnh áp suất làm việc để cho máy nén khí cung cấp khí cho bình chứa. Nếu áp suất đạt tới 9KG/cm3 mà vẫn an toàn làm việc (mở khí ra) là đạt.
- Trường hợp kiểm tra áp suất van không đúng quy định phải điều chỉnh lại bằng cách nới ốc hãm ra vặn lại ốc điều chỉnh để đạt tới áp suất quy định.
7.3.4 Bảo dưỡng sữa chữa cơ cấu phanh hơi bánh xe :
Bài tập ứng dụng: Tháo lắp bầu phanh và cơ cấu hãm của dụng cụ trực quan(Xe Zin130)
74 -Dụng cụ: Xe dụng cụ,
- Thiết bị: Dụng cụ trực quan hệ thống phanh khí
- Vật tư: Xăng , dẻ lau , giấy nhám, dao cạo và một ít mỡ 7.3.4.2 Trình tự thực hiện
a) Tháo Bầu phanh
TT Nội dung Dụng cụ Phương pháp thao tác Yêu cầu kỹ thuật Lưu ý 1 Tháo nắp bầu phanh và màng cao su Chòng 12, 14
Nới đều các ốc Dùng đúng dụng cụ
Nên gá các ốc lại sau khi tháo
2 Tháo khớp nối hình chữ
Cà lê 17, tuốc vít
Dùng cà lê giữ đai ốc hãm, dùng tuốc vít để xoay khớp nối Dùng đúng dụng cụ 3 Tháo cần đẩy và lò xo ép
b) Tháo cơ cấu hãm bánh xe
TT Nội dung Dụng cụ Phương pháp thao tác Yêu cầu kỹ thuật Lưu ý 1 Tháo bánh xe Kích, tuýp khẩu chuyên dùng và đòn công
Đặt miệng tuýp ôm sát ốc, giữ tuýp vuông góc với vành bánh xe, nới lỏng đều các ốc ngược chiều quay của bánh sau đó mới kích nổi bánh xe. Khi tháo hết ốc, dùng 2 đòn công dài đặt dưới lốp để nâng bánh xe ra Dùng đúng dụng cụ. Không làm chờn ren ốc và gudông Không kích nổi bánh xe quá, không được để vành bánh xe va đập vào gudông, các ốc khi tháo nên đánh số để tránh nhầm lẫn vị trí
75 moay ơ đúng dụng cụ 3 Tháo moay ơ bánh xe Khẩu tuýp chuyên dùng và đòn công
Nới ngược kim đồng hồ Dùng đúng dụng cụ, không làm chờn ren các ốc Quan sát vị trí chi tiết 4 Tháo 2 phanh hãm đệm số 8
Tuốc vít dẹt Đẩy phanh theo chiều vuông góc với trục lệch tâm Không làm cong vênh phanh 5 Tháo 2 trục lệch tâm Cà lê 10 và 27
Giữ trục và tháo ốc hãm sau đó đẩy trục từ trong ra Dùng đúng dụng cụ, không làm chờn ren ốc và trục ốc trục nào thì nên gá vào trục đó 6 Tháo 2 guốc phanh
Lật guốc phanh ra phía ngoài 7 Tháo cần nối điều chỉnh Kìm B Quan sát chiều 8 Tháo trục quả đào 9 Tháo mâm phanh Tuýp 17, chòng 19
Dùng tuýp 17 giữ đinh bu lông chống xoay, nới đều các ốc
Dùng đúng dụng cụ
c) Làm sạch chi tiết
Dùng xăng rửa rạch bề mặt các chi tiết, đặc biệt làm sạch bề mặt má phanh và trống phanh, bạc trục quả đào. Dùng giấy nhám đánh qua bề mặt trong của trống phanh. Sắp xếp gọn các chi tiết
d) Trình tự lắp
76
* Lắp bầu phanh
TT Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Lưu ý
1 Lắp cần đẩy và lò xo Vặn và điều chỉnh ốc hãm sao cho màng cao su tựa sát đĩa chặn và thân bầu phanh
Hãm chặt ốc và khớp nối hình chữ Y
2 Lắp nắp bầu phanh Bề mặt lắp giữa nắp và thân phải kín khít
Siết chặt đều đủ lực các đinh bu lông và ốc
* Lắp cơ cấu hãm
TT Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Lưu ý
1 Lắp mâm phanh Siết chặt, đủ lực Dùng tay gá hết ren, sau đó dùng dụng cụ
2 Lắp trục quả đào và guốc phanh
Độ rơ của trục trong ổ không lớn, má phanh phải khô và nhám
Tra 1 ít mở vào bạc ổ đở. Không được siết chặt ốc hãm trục lệch tâm, hạ guốc phanh xuống thấp nhất 3 Lắp cần nối điều chỉnh Tra 1 ít mở vào ống then,
chiều của trục vít điều chỉnh quay về trước xe, quay trục vít để cần nối xoay về phía khớp nối chữ Y để ráp chốt
4 Lắp trống phanh và moay ơ
Bề mặt trống phanh phải khô nhám và tròn. Moay ơ không được rơ dọc trên ổ
Vặn ốc trong( ốc điều chỉnh ) cho đến khi moay ơ bị kẹt, sau đó nới lỏng ra khoảng 1/3 vòng ren và quay để kiểm tra. ốc ngoài phải được siết chặt
7.3.4.3 Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách phòng ngừa
Trong quá trình tháo lắp thường xảy ra một số các dạng hỏng cơ bản sau:
77
I- Sai hỏng chung
1 Lựa chọn và sử dụng dụng cụ không chính xác. Nới siết các mối ghép ren không đúng quy cách
Không tuân theo phiếu hướng dẫn, tuỳ tiện và cẩu thả
Quan sát kỹ và làm theo chỉ dẫn trong phiếu hướng dẫn.
2 Tháo lắp sai bước và thừa chi tiết hoặc chi tiết không đúng vị trí
Không theo phiếu hướng dẫn, không quan sát khi tháo hoặc không kiểm tra sau mổi công đoạn lắp
Xem và nghiên cứu phiếu hướng dẫn. Xác định rỏ chức năng và kết cấu lắp ghép chi tiết
3 Thao tác lúng túng, bất cẩn, làm rơi dụng cụ và chi tiết
Không theo chỉ dẫn, mất tập trung
Làm chậm, xem xét và sửa sai các thao động tác
4 Để lẩn lộn các chi tiết, không coi trọng bề mặt làm việc của chi tiết máy. Lựa chọn vị trí thực hiện không khoa học
Không theo chỉ dẫn, chủ quan
Nghiên cứu và xác định rỏ tầm quan trọng các chi tiết máy. Cẩn thận và sắp xếp gọn chi tiết
II- Sai hỏng khi lắp bầu phanh và cần nối điều chỉnh
1 Lắp màng cao su bị hẩng không tựa sát vào nắp, màng không kín khít
Do vặn đai ốc hẫm vào sâu quá. Siết các ốc bắt nắp không đều và chặt
Xem lưu ý khi lắp trong phiếu hướng dẫn
2 Quay trục vít điều chỉnh về phía sau xe
Không quan sát Quan sát và lắp lại
III- Sai hỏng khi lắp cơ cấu hãm 1 Trống phanh bị cấn vào
guốc phanh khi lắp
Do không hạ guốc phanh Xoay trục lệch tâm để guốc phanh xuống tầm thấp 2 Moay ơ bị rơ hay quay quá
nặng
78
Bài: SỮA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG CƠ CẤU PHANH TAY 8.1 Nhiệm vụ, yêu cầu của cơ cấu phanh tay:
8.1.1Nhiệm vụ:
Phanh tay được sử dụng khi xe đỗ, chúng khóa một cách cơ khí các bánh sau để đảm bảo cho xe đứng yên khi đỗ trên mặt đường dốc hoặc những nơi có độ ma sát giữa lốp xe và mặt đường kém
8.1.2 Yêu cầu:
- Đảm bảo giữ yên xe trên đường dốc trong thời gian dài.
- Lực điều khiển không quá lớn, điều khiển nhẹ nhàng, dễ dàng .
- Hệ thống phanh cần có độ nhạy cao, hiệu quả phanh không thay đổi giữa các lần phanh.
- Đảm bảo tránh hiện tượng trượt lết của bánh xe trên đường, phanh chân và phanh tay làm việc độc lập không ảnh hưởng đến nhau.
- Các cơ cấu phanh phải có độ bền cao, dễ chê tạo, dễ lắp ráp, bảo dưỡng và sữa chữa
8.2 Cấu tạo và hoạt động của cơ cấu phanh tay:
8.2.1 Cấu tạo:
➢ Các loại cần phanh tay.
1. Cần tay phanh. 2. Cáp tay phanh. 3. Cơ cấu phanh. Hình 8.1 Hệ thống
phanh tay
2
3 1
79 ➢ Các dạng thân phanh tay.
1. Loại thân phanh trống: loại này dùng thân trống phanh để giữ lốp, được sử
dụng rộng dãi ở các xe có phanh trống.
2. Loại phanh đĩa: loại này dùng thân phanh đĩa để giữ lốp, được sử dụng rộng
dãi ở các xe trở khách nhỏ gon có trang bị phanh đĩa.
3. Loại phanh đỗ tách dời: loại này có một phanh đỗ kiểu trống gắn vào giữa
đĩa phanh.
4. Kiểu phanh trung tâm: loại này kết hợp phanh đỗ kiểu trống ở giữa hộp số
dọc và trục các đăng và được sử dụng chủ yếu trên xe bus và xe tải.
1. Loại cần, 2. Loại thanh kéo, 3. Loại bàn đạp. Hình 8.2 Các loại cần phanh tay
2 3 1 1 2 3 4
80
Bài SỮA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG BỘ TRỢ LỰC PHANH
9.1 Nhiệm vụ, và phân loại của bộ trợ lực phanh : 9.1.1. Nhiệm vụ: 9.1.1. Nhiệm vụ:
Để giảm nhẹ lực tác động của người lái trong quá trình sử dung phanh, đồng thời tăng hiệu quả sử dụng phanh trong trường hợp phanh gấp ở hệ thống phanh trang bị thêm bộ trợ lực phanh.
9.1.2 Phân loại:
* Trợ lực phanh có hai dạng cơ bản là: - Trợ lực bằng chân không
- Trợ lực bằng thuỷ lực (trợ lực dầu).
9.2 . Bộ trợ lực chân không:
9.2.1 Cấu tạo
Bộ trợ lực chân không: hoạt động dựa vào độ chênh lệch chân không của động cơ và của áp suất khí quyển để tạo ra một lực mạnh tỉ lệ thuận với lực ấn của bàn đạp phanh. Nguồn chân không có thể lấy ở đường nạp động cơ hoặc dùng bơm chân không riêng làm việc nhờ động cơ.
9.2.2 Hoạt động
1. Thanh đẩy xilanh. 2. Van chân không. 3. Màngngăn 4. Piston trợ lực.