a) Phanh không ăn.
- Hành trình tự do của bàn đạp quá lớn,van phân phối (hút nạp) mở nhỏ, lượng khí vào phanh ít.
- Má phanh dính dầu mỡ, mòn, nhô đinh tán hoặc bề mặt má phanh bị chai cứng. - Khe hở giữa má phanh và tang trống quá lớn.
- Tang trống bị mòn côn và ô van. - Rách màng cao su bát phanh. Áp suất khínén quá nhỏ.
* Tác hại: Làm cho mòn các chi tiết của hệ thống phanh, không an toàn khi xe hoạt động trên đường.
b) Phanh bó.
- Lò xo kéo má phanh yếu hoặc gãy (lỗ hơi vỡ) không có hành trình tự do. - Khe hỡ giữa má phanh và tang trống quá nhỏ hoặc không có.
* Tác hại: Làm cho má phanh nhanh mòn không phát huy hết công suất của xe, tiêu hao nhiên liệu nhiều.
c) Khi phanh xe quay.
- Khe hở giữa má phanh và tang trống không đều nhau. - Có má phanh nào đó bị dính dầu mỡ hoặc thủng bát phanh. * Tác hại: Không an toàn khi xe hoạt động,tham gia giao thông.
d) Phanh ăn đột ngột.
Khe hở giữa má phanh và tang trống của các bánh xe không đều nhau. - Hành trình tự do của bàn đạp quá nhỏ.
- Các đinh tán má phanh bị lỏng, rơ.
e) Không có khí nén hoặc điều chỉnh áp suất không đúng quy định.
Máy nén khí không tốt, van hút xả bị mòn, lò xo bị gãy. - Các đường ống dẫn khí bị tắc hoặc thủng. - Dây đai máy nén khí quá trùng hoặc đứt
- Van điều chỉnh áp suất không đúng, bầu lọc khí bẩn, tắc.
* Tác hại: Hiệu quả phanh kém hoặc không có hiệu lực, mất an toàn khi xe hoạt động.