6.2.1 Bộ điều áp
Khi áp suất trong hệ thống lớn hơn giá trị cho phép lúc này bộ điều áp sẽ thông đường dẫn cao áp với khí quyển nhằn ngưng tiếp không khí vào hệ thống. Khi áp suất giảm xuống thì bộ điều áp sẽ đóng lối ra với khí quyển đồng thời máy nén khí lại cung cấp khí nén cho hệ thống
➢ Cấu tạo:
Hình 6.1. Cấu tạo bộ điều áp
1.Lò xo nén, 2.Màng, 3.Trục bộ kẹp phanh, 4.Lò xo nén, 5.Phớt làm kín, 6.Piston 7.Lọc khí, 8.Tấm ngăn thân van(van chạy cầm chừng), 9Ống xả khí, 10.Con đội xu páp,
11.Van côn, 12,13,14. Ống dẫn khí(kênh dẫn khí), 15.Van kiểm tra. 16. Lò xo nén
Khí nén từ máy nén khí qua cửa số 1 vào bộ lọc khí, qua các ống dẫn khí lên van áp suất dư trong xi lanh của hệ thống phanh, mở van này và tiếp tục chuyển động qua của 21 tới bầu khí cho đến khi đạt được áp suất ngưng.
Áp suất ngưng lớn hơn lực của lò xo nén (1) do vậy ép màng chuyển động dòng chảy của khí (2) lên, phớt của van điều khiển (5) được nâng khỏi bệ van điều khiển bằng chốt (3), lúc này khí nén chuyển động qua van điều khiển (5) và đẩy lại piston (6), do vậy piston chuyển động xuống mở van cầm chừng (8), không khí được cung cấp bởi máy nén khí vào bầu khí qua van (8) trong khi đó van áp suất dư trong xi lanh (15) vẫn đóng để
56 tránh cho khí nén ra khỏi bầu khí. Nếu áp suất trong hệ thống phanh tụt xuống do kích hoạt hệ thống phanh cho đến khi đạt được áp suất vào, lực của lò xo khí nén (1)tác động vào màng (2)lớn hơn lực tác động của khí nén từ dưới lên. Do vậy màng (2) chuyển động xuống và lò xo (4) ép phớt (5) đóng van điều khiển lại. Khí nén đọng trên piston (6) thoát vào bầu khí qua chốt rỗng (3) và lỗ thoát khí trên đỉnh, piston (6) được đẩy lên bởi lực của lò xo (16) và van cầm chừng đóng lại lúc này máy nén cung cấp khí vào bầu khí trở lại. Áp suất của khí được cung cấp bởi máy nén khí lúc này vẫn ở giữa áp suất ngắt và áp suất
vào, khi đạt tới áp suất ngắt van cầm chừng ngay lập tức mở.
6.2.2 Van bảo vệ bốn dòng
Dùng để chia khí nén đi từ máy nén khí đến hai đường khí chính cho bầu tích khí và một đường cho van phanh tay. Van bảo vệ sẽ tự động ngắt một đường khí nào đó khi nó bị hở và đảm bảo hoạt động của các đường còn lại
➢ Cấu tạo:
1.Vỏ bọc, 2.Lò xo nén, 3.Phớt làm kín, 4.Đế van, 5.Của tiết lưu, 6.Van tràn, 7.Van một chiều, 8. Cửa cố định
Hình 6.2 Cấu tạo van bảo vệ bốn dòng
Khí nén từ máy nén khí đi vào qua của số 1, ngay sau khi áp suất của khí nén đạt được áp suất mở quy định các van I và II mở khí nén chuyển động qua cửa 21 và 22 vào các mạch phanh để thực hiện quá trình phanh.
Khi một trong các ống dẫn khí bị hở, áp suất trong thân van giảm xuống, khi đó van của đường dây còn lại và van phanh tay sẽ đóng lại để ngăn ngừa áp suất trong các đường này cũng giảm theo. Giả sử đường phanh I bị hỏng và áp suất giảm xuống lúc này van của đường I đóng lại và khí nén chỉ vào đường còn lại và van phanh tay qua van một chiều số.
57 Tổng van phanh là một chi tiết rất quan trọng trong hệ thống phanh khí. Tổng van phanh thực hiện việc điều khiển dòng khí nén vào buồng phanh của các bánh xe thông qua các van và lực tác dụng lên bàn đạp phanh của người lái. Với công dụng điều khiển dòng khí nén vào buồng phanh của các bánh xe, các chi tiết của tổng van phanh phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật một cách chính xác như: các lò xo phải đảm bảo độ đàn tính, sức căng để đảm bảo áp suất khí trong hệ thống. Các van phải đảm bảo độ kín khít không bị rò khí gây sụt áp trong hệ thống, gây ảnh hưởng tới quá trình phanh.
Dựa vào số buồng phanh người ta phân tổng van phanh ra làm: tổng van phanh đơn và tổng van phanh kép. Trong loại tổng van phanh đơn có các loại như: tổng van phanh đơn kiểu màng, tổng van phanh đơn kiểu pittông và tổng van phanh đơn kiểu lò xo tấm. Dưới đây trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loại tổng van được sủ dụng phổ biến hiện nay
➢ Cấu tạo:
Khi không phanh: Phớt (7) và (14 )tiếp xúc với xu pap nạp( 8) và (13), do vậy khí nén không thể vào được các mạch phanh thông qua các cửa 21 và 22. Các cửa 21 và 22 được
nối thong với lỗ thông khí 3.
Khi rà phanh(ứng dụng phanh từng phần): khi đạp bàn đạp phanh con đội số (1) đẩy piston đáp ứng phanh (3 )xuống bằng lò xo giới hạn hành trình số( 2), cho đến khi xu pap xả(9 )đóng lại. Piston số (10) được đẩy xuống bằng lò xo số (6) sao cho xu pap xả (11) cũng đóng và sau đó xu pap nạp (8) và(13)mở ra. Xu pap nạp vẫn mở cho đến khi khí nén vào theo cửa 11 tạo được một áp lực vừa đủ phía dưới piston số (3) và đẩy được
Hình 6.3 Tổng van phanh 1. Con đội, 2.lò xo giới hạn hành trình 3. piston đáp ứng phanh, 4,6,15,16. lò xo nén cong, 5,12. điểm dừng, 7,14. phớt làm kín, 8,13. xu pap nạp, 9,11. xu pap xả, 10. piston
58 piston lên phía trên và đóng xu pap nạp số (8) lại, nạp và xả của các mạch phanh cũng đóng , lúc này các van ở vào vị trí trung tâm. Cùng với piston số (3), piston số (10)cũng chuyển động lên phía trên và đóng xu páp nạp (13) để áp suất phanh trong các mạch phanh cân bằng.
Khi phanh hoàn toàn: Trong quá trình phanh bàn đạp phanh được đạp tối đa và ở mực thấp nhất, con đội xu pap được đẩy xuống sâu thắng lực của lò xo có giới hạn di chuyển (2), piston số (3) được đẩy xuống bởi các lò xo nén cong(4)và(6) cho đến khi đạt đến điểm dừng. Trong quá trình chuyển động xuống của hai piston này hai xu pap (9) và (11) đóng trước sau đó hai xu pap (8 )và (13)mở và tiếp tục mở cho đến khi bàn đạp phanh hoàn toàn giảm xuống, trong xuốt quá trình phanh hoàn toàn áp suất phanh trong hai mạch phanh cân bằng với áp suất cung cấp vào.
6.2.4 Bầu phanh
Dùng để biến đổi năng lượng của khí nén thành thành cơ năng thực hiện việc phanh xe
➢ Cấu tạo của bầu phanh bao gồm: Khi phanh không khí từ tổng van phanh qua ống dẫn tạo áp lực tác động lên màng ngăn và thắng sức căng lò xo, piston dịch chuyển làm thanh đẩy cùng dịch chuyển tác động lên cơ cấu phanh đẩy hai guốc phanh bung ra do đó sự hãm phanh được tiến hành.
Khi thôi phanh, do không khi nén không được cấp tới bầu phanh nữa nên lò xo sẽ đàn hồi đẩy piston dịch chuyển ép
không khí thoát ra ngoài thông qua tổng van phanh cùng với lò xo hồi vị guốc phanh kết thúc quá trình phanh.
6.2.5 Van xả nước
Dùng để xả cưỡng bức nước ra khỏi bình chứa hoặc là dùng để xả khí nén khi cần thiết. Van xả nước có loại sử dung tay và có loại tự động
➢ Cấu tạo van xả nước tay:
Hình 6.4 Cấu tạo bầu phanh
59
Hệ thống phanh có nhiệm vụ làm giảm tốc độ của ôtô hoặc làm dừng hẳn sự chuyển động của ôtô. Hệ thống phanh còn đảm bảo giữ cố định xe trong thời gian dừng. Đối với ôtô hệ thống phanh là một trong những hệ thống quan trọng nhất vì nó đảm bảo cho ôtô chuyển động an toàn ở chế độ cao, cho phép người lái có thể điều chỉnh được tốc độ chuyển động hoặc dừng xe trong tình huống nguy hiểm.
6.3 Bảo dưỡng và sữa chữa dẫn động phanh khí:
Bài tập ứng dụng: Tháo lắp máy nén khí và tổng van phanh kép
6.3.1 Công tác chuẩn bi
- Dụng cụ: Xe dụng cụ, vam 3 chấu, dụng cụ lắp xéc măng vào xi lanh và các vật dụng cần thiết khác
- Thiết bị: Máy nén khí và tổng van phanh kép lắp trên - Vật tư: Dầu rửa , xăng , dẻ lau , và một ít dầu nhờn 6.3.2 Trình tự thực hiện
a) Máy nén khí
TT Nội dung Dụng cụ Phương pháp thao tác Yêu cầu kỹ thuật Lưu ý 1 Tháo nắp máy Chòng 14
Nới lỏng đều, đối diện các ốc Dùng đúng dụng cụ, không làm chờn ren Nếu nâng nắp máy lên mà chặt thì dùng búa vổ nhẹ xung quanh 2 Tháo roăng
nắp máy, van hút và lò xo
Nâng đều roăng Nhẹ nhàng, cẩn
thận 1. Tấm chắn van, 2. bệ xu pap, 3. con đội, 4. lò xo, 5. vòng đệm
Hình 6.5 Cấu tạo van xả nước
60 van 3 Tháo các te và roăng Chòng 14
Nới lỏng đều, đối diện các đinh bulông Dùng đúng dụng cụ Quan sát chiều lắp 4 Tháo cụm piston thanh truyền ra khỏi xi lanh Kìm B, chòng 12
Quay piston xuống điểm thấp nhất,tháo chốt chẻ và nới lỏng đều 2 ốc biên, Sau khi lấy nắp biên, dùng tay chỉnh thanh truyền thẳng tâm với tâm xi lanh Dùng đúng dụng cụ, không làm chờn ren Cẩn thận Nắp biên máy nào phải gá vào máy đó. Piston phải làm dấu để tránh nhầm lẫn
4 Tháo xéc măng
Dựng đứng piston, xoay miệng xéc măng vào trong người, lòng bàn tay giữ thân piston, 2 ngón trỏ đỡ phía dưới xéc măng, 2 ngón cái đặt vào 2 miệng và tạo lực bung
Thao tác chuẩn xác, không làm gãy xéc măng Lau sạch piston và xéc măng trước khi tháo. Cẩn thận, nâng xéc măng phải cân đều 5 Tháo chốt ắc piston Kìm b, búa và chày đóng ắc Bóp 2 miệng phanh hảm để nâng ra khỏi rảnh. Tay trái cầm thanh truyền nằm ngang, ngón cái tỳ lên váy piston. Đóng dứt khoát vừa đóng vừa xoay thanh truyền để kiểm tra Dùng đúng dụng cụ. Thực hiện đúng thao tác
Nếu không phải thay piston mới thì không cần tháo ròi ắc
6 Tháo bạc lót thanh truyền
Dùng lực ngón tay cấi đẩy trượt dọc nắp biên hoặc có thể đẩy ngang chính giữa bạc Lau sạch bạc. Cẩn thận khi tháo 7 Tháo buly Kìm B, vam 3
Giữ chặt buly để tháo ốc hãm. Giữ cân chấu
Dùng đúng dụng cụ
61 chấu vam khi ép để tránh xê
dịch 8 Tháo mặt bích chặn ổ bi 2 đầu trục khuỷu Chòng 12 Nới đều Dùng đúng dụng cụ Quan sát chiều lắp 9 Tháo trục khuỷu
Đẩy nhẹ và giữ cân trục
Đặt lực đẩy vào ca trong bi 10 Tháo 2 van
thoát khí nén trên nắp máy
Cà lê 22 Đặt nắp máy vào thân để chống xoay.
Dùng đúng dụng cụ
11 Tháo cơ cấu thoát tải bên hông thân máy
Quan sát kỹ chi tiết
b) Tổng van phanh kép
TT Nội dung Dụng cụ Phương pháp thao tác Yêu cầu kỹ thuật Lưu ý 1 Tháo tuy ô hình chữ U
Cà lê Nới lỏng các ốc bằng dụng cụ sau đó dùng tay vặn ra Dùng đúng dụng cụ. Không làm chờn ren Cẩn thận, tránh làm uốn cong và méo các tuy ô
2 Tháo nắp quan sát trên vỏ
Chòng 10 Nới đều các đinh bulông Dùng đúng dụng cụ. Không làm chờn ren Cẩn thận
3 Tháo thanh nối ngắn
Kìm B
4 Tháo vỏ tổng phanh
Chòng 12 Nới đều các đinh bulông
Dùng đúng dụng cụ. Không
62 làm chờn
ren 5 Tháo cần nối lớn Búa, đột
6 Tháo đầu nối tuy ô và cụm van Mỏ lết Dựng đứng nắp van. Tác dụng lực đột ngột, khi lỏng dùng tay vặn Dùng đúng dụng cụ. Không làm chờn ren Quan sát các đệm làm kín 7 Tháo nắp tổng phanh, lấy lò xo và cốc dẫn hướng
Chòng 14 ép nắp van trước khi tháo để tránh lò xo trụ bật lên Nới đều các đinh bulông Dùng đúng dụng cụ. Không làm chờn ren Cẩn thận, quan sát chi tiết
8 Tháo piston đẩy trong buồng phanh bánh xe 9 Tháo cụm ép cốc
dẫn hướng buồng phanh rơ moóc
Cà lê moóc và Cà lê 3 chấu Giữ chặt thân tổng phanh Dùng đúng dụng cụ. Không làm chờn ren 10 Tháo cần phanh tay
Chòng 10 Nới đều các đinh bulông 11 Tháo công tắc đèn phanh Mỏ lết Dùng đúng dụng cụ. Không làm chờn ren Quan sát kỹ chi tiết trong công tắc
6.3.2.3 Làm sạch chi tiết
- Máy nén khí: Dùng dầu rửa rạch bề mặt các chi tiết, đặc biệt cạo sạch các phần roăng bám trên các bề mặt lắp ghép để đảm bảo độ kín khít. Bề mặt của xi lanh và piston và cổ biên cần cẩn thận tránh xây xát làm xước.
Lau và xịt khô các chi tiết và sắp xếp gọn, chú ý tránh nhầm lẫn các chi tiết trên máy 1 và 2
63 - Tổng van phanh: Dùng xăng rửa sạch chi tiết, chú ý làm sạch bề mặt các van và đế van . Sắp xếp gọn
6.3.3 Trình tự lắp 6.3.3.1 Lắp máy nén khí 6.3.3.1 Lắp máy nén khí
Trình tự các bước lắp ngược lại với lúc tháo, tuy nhiên cần lưu ý các vấn đề theo bảng sau
TT Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Lưu ý
1 Lắp trục khuỷu Trục quay nhẹ, không rơ dọc, rơ ngang. Bề mặt lắp ghép giữa 2 mặt bích kín khít.
Bôi một lớp keo lên roăng để đảm bảo độ kín
Đầu trục đối diện với bộ điều chỉnh áp suất
2 Lắp chốt ắc piston
Thanh truyền quay nhẹ trong chốt và không rơ ngang
Khi đóng vừa đóng vừa kiểm tra
3 Lắp cụm piston thanh truyền vào xi lanh
Xi lanh phải kín khít, bạc lót thanh truyền phải tiếp xúc tren 85% trên cổ biên. trục khuỷu quay nhẹ không rơ ngang
Quay cổ biên xuống tầm thấp nhất để lắp. Bôi một lớp dầu nhờn lên rảnh piston và xi lanh. Chia miệng xéc măng trước khi lắp. Khi bóp miệng xéc măng để lắp vào xi lanh không được xoay. Gá nắp biên để 2 gờ định vị nằm cùng một phía. Siét chặt đều, đủ lực 2 ốc biên. Lắp xong quay để kiểm tra
4 Lắp van hút, van thoát khí nén
Đinh bulông ép lò xo khi siết phải đảm bảo độ kín Van phải kín trên đế
Có thể dùng dầu hoặc thổi để kiểm tra độ kín
5 Lắp nắp máy Bề mặt nắp và thân phải kín khít
Bôi một lớp keo lên roăng Siết chặt đều các ốc bắt nắp
6 Lắp các te Bề mặt lắp ghép giữa các te và thân phải kín
Bôi một lớp keo lên roăng Siết chặt đều các đinh bulông bắt các te 7 Kiểm tra máy Khí nén phải ép ra đủ
mạnh khi dùng tay quay buly
Quan sát các bề mặt lắp ghép
6.3.3.2 Lắp tổng van phanh
64
TT Nội dung Yêu cầu kỹ thuật
Lưu ý
1 Lắp cụm ép cốc dẫn hướng buồng phanh rơ moóc
Xác định đúng vị trí và hãm chặt
Vặn vào khoảng 3/4 phần ren, sau khi lắp nắp cần quan sát để chỉnh lại sao cho cần nối lớn không có xoay tự do. Rảnh cần phanh tay hướng lên trên
2 Lắp nắp van Bề mặt lắp giữa nắp và thân phải kín khít
Quan sát 2 nắp ở 2 buồng phanh tránh lẫn lộn (Nắp buồng bánh xe có công tắc ). Đầu nối tuy ô hướng ra ngoài.
Gá hết các đinh bu lông, vặn chặt đều tránh vở nắp. Lắp xong quan sát cần nối lớn, nếu xoay tự do thì nới cụm ép cốc ra
3 Lắp đầu nối tuy ô và cụm van
Phải kín khít Quan sát các đệm và số lượng để có thể gá được tuy ô hình chữ U mà vẫn đảm bảo độ kín
6.3.3.3 Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách phòng ngừa
Trong quá trình tháo lắp máy nén khí và tổng van phanh thường xảy ra một số các dạng hỏng cơ bản sau:
TT Các sai hỏng Nguyên nhân Cách phòng ngừa I- Sai hỏng chung
1 Lựa chọn và sử dụng dụng cụ không chính xác. Nới siết các mối ghép ren không đúng quy cách
Không tuân theo phiếu hướng dẫn, tuỳ tiện và cẩu thả
Quan sát kỹ và làm theo chỉ dẫn trong phiếu hướng dẫn.
2 Tháo lắp sai bước và thừa chi tiết hoặc chi tiết không đúng vị trí
Không theo phiếu hướng dẫn, không quan sát khi tháo hoặc không kiểm tra sau mổi công đoạn lắp
Xem và nghiên cứu phiếu hướng dẫn. Xác định rỏ chức năng và kết cấu lắp ghép chi tiết
3 Thao tác lúng túng, bất cẩn, làm rơi dụng cụ và chi tiết
Không theo chỉ dẫn, mất tập trung
Làm chậm, xem xét và sửa sai các thao động tác
65 4 Để lẩn lộn các chi tiết,
không coi trọng bề mặt làm việc của chi tiết máy. Lựa chọn vị trí thực hiện không khoa học
Không theo chỉ dẫn, chủ quan
Nghiên cứu và xác định rỏ tầm quan trọng các chi tiết máy. Cẩn thận và sắp xếp