Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lýCTX NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh bắc giang (Trang 34 - 37)

1.2. Cơ sở lí luận về quản lýCTX NSNNcấp tỉnh

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lýCTX NSNN

1.2.5.1. Nhân tố chủ quan

* Chính sách phát triển KT-XH của tỉnh

Việc lập dự toán chi NSNN hàng năm đều căn cứ vào các chính sách phát triển KT-XH của địa phƣơng, nhằm đảm bảo những chính sách đó đƣợc thực hiện. Nếu những chính sách này đƣợc ban hành quá nhiều, không tƣơng xứng với nguồn lực tài chính, sẽ dẫn tới tình trạng chi dàn trải, cầm chừng, không đạt hiệu quả cao. Ngƣợc lại, nếu NSNN đƣợc phân bổ hợp lý, đáp ứng đƣợc tất cả các nhu cầu chi thì địa phƣơng sẽ hoàn thành mục tiêu phát triển KT-XH đã đặt ra.

* Tổ chức bộ máy và năng lực quản lý, lãnh đạo của đội ngũ cán bộ

Để tổ chức quản lý chi NSNN nói chung và CTX NSNN tỉnh nói riêng, UBND tỉnh phải xây dựng cơ cấu, tổ chức bộ máy tham mƣu giúp việc, phù hợp với thẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ đƣợc chính phủ quy định. Tại

mỗi cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN lại có mô hình tổ chức bộ máy và cán bộ riêng để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình. Hiệu quả hoạt động và chất lƣợng cán bộ của từng cơ quan đơn vị có tác động rất lớn tới chất lƣợng quản lý nói chung và quản lý CTX NSNN nói riêng.

Tổ chức bộ máy nhà nƣớc và trình độ cán bộ là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động quản lý CTX NSNN. Các chính sách luật pháp đều do con ngƣời trực tiếp triển khai thực hiện, nếu tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ chồng chéo; đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ thấp, không nhận thức đúng đắn và đầy đủ về hành vi ứng xử trong các tình huống, không hạn chế tối đa những sai lầm trong quá trình thực thi nhiệm vụ, tất yếu dẫn đếm không đạt hiệu quả quản lý CTX NSNN.

Năng lực quản lý của ngƣời lãnh đạo bộ máy chi NSNN bao gồm: đề ra chiến lƣợc trong hoạt động NSNN; đƣa ra kế hoạch triển khai công việc một cách hợp lý, rõ ràng; tạo điều kiện xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng giữa trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cá nhân cũng nhƣ giữa các khâu trong tổ chức, các bộ phận của bộ máy quản lý chi NSNN ở địa phƣơng. Năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý chi tiêu công xuyên suốt các cấp quản lý NSNN. Nếu năng lực ngƣời đứng đầu yếu kém, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lƣợc, định hƣớng không phù hợp với thực tế sẽ dẫn tới tình trạng chi tiêu kém hiệu quả, thu không đủ bù chi, chi đầu tƣ cầm chừng, CTX không đạt mục tiêu đề ra. Điều này sẽ gây tác động xấu tới toàn bộ các vấn đề kinh tế- chính trị- xã hội của địa phƣơng nói riêng và cả nƣớc nói chung.

Năng lực chuyên môn của các bộ phận quản lý chi NSNN ở địa phƣơng là yếu tố quyết định hiệu quả chi NSNN. Cán bộ có năng lực chuyên môn cao sẽ giúp giảm thiểu đƣợc sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tƣợng sử dụng nguồn lực tài chính công, kiểm soát đƣợc toàn bộ nội dung chi, đảm bảo

nguyên tắc chi và tuân thủ đúng các quy định về quản lý nguồn NSNN theo dự toán đã đề ra. Bên cạnh năng lực chuyên môn cao thì cán bộ công chức cần có phẩm chất liêm khiết, chính trực và có ý thức tự chịu trách nhiệm. Nhân tố này có mức độ ảnh hƣởng khá lớn trong quá trình quản lý chi NSNN.

* Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin phục vụ công tác tổng hợp báo cáo, điều hành NSNN của các cấp còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Các hệ thống đƣợc triển khai riêng lẻ, giàn trải không đồng bộ từ Trung ƣơng đến địa phƣơng do đó khi tổng hợp, báo cáo phục vụ điều hành NSNN và tổng hợp quyết toán NSNN còn chƣa thực hiện đƣợc. Do đó, cơ quan tài chính các cấp còn thiếu thông tin, tƣ liệu về tiến độ thu- chi NSNN, từ đó ảnh hƣởng đến chất lƣợng và thời gian báo cáo tài chính NSNN định kỳ hàng tháng, hàng quý để trình cấp ủy, chính quyền địa phƣơng.

* Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong quản lý CTX NSNN

Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong tỉnh có ảnh hƣởng lớn đến công tác quản lý CTX NSNN. Công tác quản lý sẽ tiết kiệm thời gian giải quyết những công việc mang tính sự vụ, và đạt hiệu quả cao nếu mối liên kết này trở nên chặt chẽ, có sự kết hợp nhịp nhàng cùng nhau thực hiện tốt các nhiệm vụ đƣợc giao, hoặc ngƣợc lại.

1.2.5.2. Nhân tố khách quan

*Điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế xã hội

Điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng đến CTX NSNN cấp tỉnh nhƣ thiên tai, dịch bệnh, bão lũ làm thiệt hại vật chất gây phát sinh nhu cầu chi NSNN để khôi phục thiệt hại, ảnh hƣởng đến việc cân đối thu, chi NSNN.

Quản lý CTX NSNN chịu ảnh hƣởng của trình độ phát triển kinh tế xã hội và mức thu nhập của ngƣời dân trên địa bàn. Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của ngƣời dân tăng thì nguồn thu NSNN

cũng tăng, do đó việc quản lý CTX NSNN ít phải đối mặt với mâu thuẫn giữa nhu cầu chi cao nhƣng nguồn thu thấp. Mặt khác tại địa phƣơng có trình độ dân trí cao thì ý thức tuân thủ pháp luật, chính sách Nhà nƣớc của các tổ chức, cá nhân đƣợc nâng cao, năng lực sử dụng NSNN tại các tổ chức và cá nhân thụ hƣởng NSNN đƣợc cải thiện nên việc sử dụng NSNN có hiệu quả cao hơn, mức độ vi phạm cũng thấp hơn. Ngƣợc lại, khi trình độ phát triển kinh tế và trình độ dân trí trên địa bàn thấp, ý thức sử dụng các khoản chi chƣa cao thì tình trạng dựa dẫm vào nhà nƣớc, lạm dụng chi NSNN… làm cho quá trình quản lý CTX NSNN khó khăn phức tạp hơn.

* Chế độ quản lý tài chính công

Đó là sự ảnh hƣởng của những văn bản của Nhà nƣớc có tính quy phạm pháp luật, chi phối hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc trong quá trình quản lý CTX NSNN. Cụ thể là các văn bản quy định phạm vi, đối tƣợng CTX NSNN của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành và quyết toán NSNN; quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan nhà nƣớc trong quá trình quản lý CTX NSNN và sử dụng quỹ NSNN; quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu... Các văn này có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả quản lý CTX NSNN trên một địa bàn nhất định, do vậy đòi hỏi Nhà nƣớc phải ban hành những văn bản đúng đắn, phù hợp với điều thực tế thì công tác quản lý CTX NSNN mới đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh bắc giang (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)