Một số giải pháp hoàn thiện quản lýCTX NSNNcấp tỉnh ởBắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh bắc giang (Trang 90 - 95)

Chƣơng 4 .GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CTXNSNN

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lýCTX NSNNcấp tỉnh ởBắc Giang

Giang

4.2.1. Trong quản lý việc lập dự toán CTX NSNN

Hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ dự toán CTX NSNN: các định mức chi NSNN đƣợc xây dựng trên cơ sởcác điều kiện, khả năng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng và chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của từng ngành, lĩnh vực trong mỗi thời kỳ cũng nhƣ dự báo về thay đổi cơ chế, chính sách theo xu hƣớng phát triển của kinh tế thị trƣờng. Đồng thời cần xây dựng thêm các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả cùng sự phù hợp của các mục tiêu với giới hạn nguồn kinh phí của tỉnh. Bên cạnh đó, định mức CTX NSNN cần đƣợc rà soát và thay đổi hàng năm theo sự thay đổi của điều kiện kinh tế và mục tiêu phát triển KT - XH ngắn hạn. Định mức phân bổ CTX NSNN cần đảm bảo tính khoa học và rõ ràng, mức độ áp dụng thực tế cao, tăng thêm các định mức phân bổ đối với hàng hóa, dịch vụ công và điều chỉnh các định mức đối với các cơ quan trên địa bàn tỉnh phù hợp, tiết kiệm, chống lãng phí.

Lựa chọn danh mục, sắp xếp các khoản CTX NSNN theo thứ tự ƣu tiên, theo mục tiêu ngắn hạn, trung và dài hạn tƣơng ứng với các mục tiêu phát

triển KT - XH của tỉnh; xác định các hoạt động cụ thể cần triển khai phù hợpgắn liền với mục tiêu cụ thể nhằm tối đa hóa hiệu quả CTX NSNN của tỉnh.

Lập dự toán CTX NSNN cấp tỉnh phải gắn chặt với tầm nhìn trung và dài hạn. Tầm nhìn phát triển KT - XH trung và dài hạn quyết định đến cách phân bổ nguồn lực đáp ứng chiến lƣợc phát triển và hiệu quả dài hạn của nguồn lực tài chính trên địa bàn tỉnh.Dự toán CTX NSNN không chỉ dựa trên nguồn lực đầu vào mà yếu tố quyết định chủ yếu là hiệu quả của kết quả đầu ra, trên cơ sở đó xác định phân bổ nguồn lực tài chính đạt hiệu quả tối đa sử dụng phƣơng pháp lập dự toán hiện đại theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn.

Chặt chẽ, thống nhất giữa các cơ quan trong công tác lập dự toán CTX nhằm nâng cao tính thực tế của các khoản CTX, giảm tính áp đặt và tăng tính tự nguyện tiết kiệm CTX NSNN đối với các cơ quan sử dụng NSNN.

Triển khai thực hiện tốt các quy định của Luật NSNN năm 2015. Điều hành NSNN tích cực, đảm bảo cân đối NSNN các cấp; chủ động chi theo dự toán đƣợc giao, kể cả nhiệm vụ mới phát sinh phải sắp xếp, bố trí trong dự toán, hạn chế tối đa bổ sung ngoài dự toán, các khoản chi chuyển nguồn. Quản lý chặt chẽ nguồn dự phòng NSNN đã bố trí để xử lý các nhiệm vụ cấp bách phát sinh nhƣ phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh,...

4.2.2. Trong quản lý việc chấp hành dự toán CTX NSNN

Thƣờng xuyên rà soát các chế độ, định mức để điều chỉnh kịp thời phù hợp với thực tế do yếu tố lạm phát, trƣợt giá cụ thể nhƣ: chi tiếp khách, hội họp, văn phòng phẩm, công tác phí... nhằm đảm bảo chi đúng, chi đủ trong quá trình thực hiệnnhiệm vụ CTX NSNN trên địa bàn.

Cần xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý, sử dụng kinh phí CTX NSNN cấp tỉnh đảm bảo phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể, đồng thời phải có sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng

bộ nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi cơ quan, đơn vị trong việc quản lý, sử dụng NSNN.

Ban hành và thƣờng xuyên cập nhật, sửa đổi quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo chi tiêu tiết kiệm, hợp lý, công khai việc chấp hành dự toán hằng tháng, quý, năm của mỗi cơ quan, đơn vị trên trang thông tin điện tử tăng cƣờng giám sát công khai, dân chủ, minh bạch để hạn chế việc sử dụng NSNN kém hiệu quả.

Cầnban hành quy định khen thƣởng, xử phạt rõ ràng, đƣa ra các thang bảng điểm đánh giá, xếp loại các cơ quan, đơn vị hằng năm. Những cơ quan, đơn vị chấp hành tốt, sử dụng NSNN tiết kiệm, hiệu quả thì khen thƣởng, đối với những cơ quan, đơn vị không chấp hành tốt, ý thức kém, còn lãng phí trong việc sử dụng NSNN thì đƣa ra chế tài xử lý thật nghiêm minh.

Trong quá trình chấp hành dự toán hàng năm, sắp xếp, bố trí ƣu tiên những nhiệm vụ CTX một cách hợp lý, thƣờng xuyên rà soát các khoản CTX để kịp thời cắt giảm những nhiệm vụ chi không hiệu quả, hoặc các nhiệm vụ không thực hiện đƣợc trong khi đã bố trí dự toán giao đầu năm nhằm tránh thất thoát lãng phí NSNN, đồng thời bổ sung các nhiệm vụ phát sinh đột xuất.

Tổ chức thực hiện nghiêm Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 44/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều hành chi NSNN trong phạm vi dự toán đã đƣợc cấp có thẩm quyền giao; đảm bảo sử dụng triệt để tiết kiệm, hiệu quả, đúng chế độ quy định; cắt giảm tối đa các khoản chi tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết; hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nƣớc ngoài, mua sắm ô tô và trang thiết bị đắt tiền. Dừng triển khai và thu hồi các khoản kinh phí thƣờng xuyên đến ngày 30/6/2016 chƣa phân bổ hoặc đã phân bổ nhƣng chƣa triển khai thực hiện, chƣa phê duyệt dự toán, chƣa tổ chức đấu thầu để bổ sung dự phòng NSNN, trừ trƣờng hợp theo quy định của pháp luật và trƣờng hợp đặc

biệt do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định.

4.2.3. Trong quyết toán CTX NSNN

Nâng cao chất lƣợng thẩm định và báo cáo quyết toánCTX NSNN cấp tỉnh của cáccơ quan, đơn vị sử dụng NSNN, thực hiện quyết toán CTX NSNN đúng thời gian, đảm bảo chất lƣợng quyết toán rõ ràng, minh bạch với các đơn vị sử dụngkinh phí CTX NSNN và đảm bảo đầy đủ các bƣớc thực hiện: lập lịch trình thẩm định, xây dựng công việc và chƣơng trình cụ thể cho công tác quyết toán CTX NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN ngay khi lập dự toánCTX NSNN nhằm giảm thời gian thẩm định, tránh sai sót.

Quyết toán CTX NSNN bao gồm cả đánh giá hiệu quả sử dụng NSNN. Đánh giá hiệu quả CTX NSNN cấp tỉnh tạo thuận lợi cho quá trình quyết toán chi NSNN trên địa bàn tỉnh, đồng thời giúp cho việc xây dựng chiến lƣợc, mục tiêu phát triển KT - XH cho giai đoạn tiếp theo, lập dự toán và thực hiện CTX NSNN sát thực tế, tiết kiệm và hiệu quả.

4.2.4. Trongthanh tra, kiểm tra CTX NSNN

Bố trí lực lƣợng làm công tác thanh tra đảm bảo về số lƣợng, lực lƣợng đƣợc đào tạo bài bản, có kinh nghiệm chuyên môn sâu đặc biệt kinh nghiệm về quản lý CTX NSNN đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế tại địa phƣơng.

Nâng cao chất lƣợng thanh tra, kiểm tra CTX NSNN, không chỉ căn cứ chứng từ sổ sách mà còn phải căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị quản lý và đơn vị sử dụng NSNN cùng với sự thống nhất trong quá trình thực hiện các khoản CTX NSNN cấp tỉnh.Thực hiện thanh tra, kiểm tra nghiêm túc, chặt chẽ về tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ, sổ sách báo cáo đồng thời kết hợp xem xét chất lƣợng, hiệu quảchi tiêu của đơn vị sử dụng NSNN.

Trong các cuộc họp hằng tháng, cần gắn với việc sinh hoạt chuyên đề về CTX NSNN, tăng cƣờng thảo luận giúp cho các cán bộ thanh tra nâng cao

đƣợc nghiệp vụ chuyên môn, tránh sai sót và phát hiện kịp thời sai phạm của các đơn vị sử dụng NSNN.

Thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra và xử lý sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.Rà soát, quản lý chặt chẽ để giảm mạnh chi chuyển nguồn. Chỉ thực hiện chuyển nguồn đối với một số khoản chi còn nhiệm vụ và thực sự cần thiết theo đúng quy định của pháp luật.

4.2.5. Một số giải pháp khác

4.2.5.1. Nâng cao chất lượng bộ máy quản lý

Thƣờng xuyên tổ chức khóa đào tạo, tập huấn để nâng cao trình độ, năng lực trong công tác của đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNNđặc biệt là cán bộ cấp xã, phƣờng, thị trấn và những nơi vùng sâu, vùng xa.

Đảm bảo chế độ lƣơng và phụ cấp nghề đủ, đúng với vị trí, năng lực chuyên môn củacán bộ trong bộ máy quản lý NSNNcác cấp, tạo động lực công tác, nâng cao ý thức, đạo đức nghề nghiệp.

Tuyển dụng, sắp xếp cán bộ đúng trình độ, chuyên môn nghiệp vụ,có phẩm chất và tinh thần trách nhiệm tốt, đáp ứng yêu cầu công việc, tiết kiệm chi phí và thời gian đào tạo nghiệp vụ.

Tăng cƣờng kiểm tra trình độ, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn về tài chính, ngân sách nhằm đảm bảo sự tiến bộ trong chuyên môn cũng nhƣ cập nhật đầy đủ kiến thức, nâng cao trách nhiệm và năng lực quản lý.

4.2.5.2. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý CTX NSNN

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác quản lý CTX NSNN, nâng cao tính minh bạch và chặt chẽ trong thu chi NSNN, tiết kiệm thời gian trong quản lý, điều hành CTX NSNN.

thác triệt để các tính năng sẵn có trên hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc; phối hợp quản lý thống nhất nguồn kinh phí, dự toán, thực chi, kết dƣ… trên hệ thống phần mềm giữa cơ quan tài chính và kho bạc nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh nhằm tăng cƣờng tính minh bạch trong hệ thống các khoản thu chi NSNN, nâng cao khả năng giải trình trƣớc các cơ quan có thẩm quyền và công khai số liệu NSNN đến toàn thể ngƣời dân.

Thực hiện ứng dụng đồng bộ các phần mềm đảm bảo tính liên thông, kế thừa dữ liệu giữa các phần mềm giúp công tác tổng hợp số liệu NSNN nhanh chóng, chính xác, đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin dữ liệu phục vụ quản lý, điều hành NSNN của các cấp chính quyền địa phƣơng trên địa bàn tỉnh.

4.2.5.3. Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị

Tích cực triển khai thực hiện việc sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ và Nghị quyết số 140- NQ/TU ngày 23/9/2016 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy.

Khi xây dựng dự toán CTX NSNN, các đơn vị cầnbám sát tình hìnhphát triển kinh tế xã hội của tỉnh và chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Chủ động đánh giá các nhiệm vụ thực hiện theo kết quả đầu ra làm cơ sở xây dựng dự toán cho năm sau.

Đẩy mạnh xã hội hóa trong các lĩnh vực nhƣ giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ nhằm huy động và tận dụng nguồn lực bên ngoài, áp dụng cơ chế tự chủ tài chính - tự quyết định thu và chi trong đơn vị đối với các đơn vị sự nghiệp có thu và có khả năng tự đảm bảo thu chi, giảm áp lực cho CTX NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh bắc giang (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)