Chƣơng 4 .GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CTXNSNN
4.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lýCTX NSNNcấp tỉnh ởBắc Giang
Giang giai đoạn 2017-2010
4.1.1. Dự báo tình hình KT - XH tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2017 - 2020 2020
Dự báo trong thời gian tới, tình hình kinh tế thế giới và trong nƣớc tiếp tục có những chuyển biến tích cực với sự phục hồi tăng trƣởng của hầu hết các nền kinh tế lớn nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản,... và kéo theo đó là sự phục hồi của các lĩnh vực chủ yếu kinh tế thế giới nhƣ thƣơng mại; dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, nhất là từ các nƣớc nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu có xu hƣớng chuyển dịch vào Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tƣ vào tỉnh.
Là tỉnh có vị trí địa lý tƣơng đối thuận lợi, hệ thống giao thông đa dạng gồm cả đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông, nếu tận dụng tốt cơ hội, tỉnh Bắc Giang sẽ trở thành trung tâm trung chuyển của vùng và khu vực phía Bắc, là “cửa ngõ kép” của Thủ đô Hà Nội và vùng Trung du miền núi phía Bắc, đây là điều kiện tốt cho Bắc Giang phát huy tiềm năng, lợi thế thu hút đầu tƣ, hợp tác phát triển trên các lĩnh vực KT - XH, quốc phòng, an ninh...
Trên cơ sở dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nƣớc, tình hình KT - XH của tỉnh, cùng với việc thực hiện cơ cấu nền kinh tế, dự báo xu hƣớng phát triến các ngành, lĩnh vực của Bắc Giang đến năm 2020 nhƣ sau:
- Lĩnh vực công nghiệp: Là động lực chủ yếu, quyết định đến tốc độ tăng trƣởng chung của nền kinh tế. Sản xuất công nghiệp trong giai đoạn tới chủ yếu vẫn là sự đóng góp của khu vực FDI và chiếm tỷ trọng ngày càng cao
trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, nhất là trong lĩnh vực sản xuất hàng điện tử, may mặc... Đây sẽ là những sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh trong thời gian tới. Dự tính, giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đến năm 2020 (giá 2010) ƣớc đạt khoảng 78.800 tỷ đồng, tăng bình quân giai đoạn 2017-2020 khoảng 22%/năm. Dự báo tổng giá trị gia tăng ngành công nghiệp đến năm 2020 khoảng 23.630 tỷ đồng, tăng 15,4%; đóng góp 5,77 điểm phần trăm trong tăng trƣởng GRDP chung của tỉnh.
- Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: Trong giai đoạn tới, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn là lĩnh vực đóng góp quan trọng vào duy trì sự ổn định, phát triển của nền kinh tế, trong đó lĩnh vực nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo, tăng trƣởng cơ bản ổn định ở mức thấp, rất khó có tốc độ tăng trƣởng cao nếu không có đột phá trong tăng trƣởng, do dƣ địa cho tăng trƣởng cơ bản đã không còn. Phát triển nông nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, chuyển đổi mô hình trang trại nhỏ lẻ sang trang trại sản xuất quy mô lớn và là xu hƣớng tất yếu.
- Lĩnh vực dịch vụ: Đây là lĩnh vực có tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế, tuy nhiên phụ thuộc rất nhiều vào các lĩnh vực khác. Trong cơ cấu lĩnh vực dịch vụ giai đoạn 2017-2020, hoạt động bán buôn, bán lẻ, dịch vụ vận tải, kho bãi, hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng cao với việc đẩy mạnh thu hút đầu tƣ xây dựng trung tâm thƣơng mại, khách sạn, siêu thị cao cấp dọc đƣờng Nguyễn Văn Cừ, Khu đô thị mới phía Nam thành phố Bắc Giang, xây dựng cảng thông quan nội địa (ICD); tỷ trọng dịch vụ công, dịch vụ y tế, giáo dục giảm dần.
4.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý CTX NSNN cấp tỉnh ở Bắc Giang giai đoạn 2017-2010 Giang giai đoạn 2017-2010
gian tới của tỉnh nhƣ trên, trong điều kiện số thu NSNN rất nhỏ, NSNN hàng năm dành cho CTX nói chung và chi cho các hoạt động sự nghiệp nói riêng rất lớn, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải tiếp tục hoàn thiện quản lý CTX NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nhằm sử dụng tối ƣu nguồn lực đƣợc phân bổ phục vụ cho sự phát triển KT - XH của tỉnh. Quản lý CTX NSNN cấp tỉnh phải góp phần tạo ra sự ổn định về KT - XH trên địa bàn, tạo lập, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, góp phần tiết kiệm kinh phí NSNN để đầu tƣ phát triển nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đƣợc Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 269/QĐ-TTg ngày 02/3/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Việc hoàn thiện quản lý CTX NSNN cấp tỉnh trên địa bàn Bắc Giang trong thời gian tới nên thực hiện theo phƣơng hƣớng cơ bản sau:
Thứ nhất, CTX NSNN trƣớc hết phải ƣu tiên đầu tƣ thực hiện chiến lƣợc phát triển con ngƣời (giáo dục, y tế, xã hội,...), thực hiện các chính sách xã hội. Đồng thời với đầu tƣ từ NSNN, cần thực hiện chính sách huy động các nguồn lực từ nhân dân, từ xã hội, các tổ chức kinh tế góp phần vào sự nghiệp chung của đất nƣớc, thực hiện tốt chủ trƣơng xã hội hóa, nhà nƣớc và nhân dân cùng làm.
Thực hiện nguyên tắc thắt chặt trong chi tiêu thƣờng xuyên, đặc biệt là chi quản lý hành chính, giành NSNN cho đầu tƣ phát triển, CTX tập trung cho các chƣơng trình quốc gia về y tế, giáo dục, xã hội và quản lý chặt chẽ, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các khoản chi này, cắt giảm các khoản chi chƣa thật cấp bách, kém hiệu quả. Thực hiện cải cách hành chính gắn liền với tinh giảm biên chế và giảm đầu mối cơ quan quản lý cấp trung gian để giảm chi NSNN cho lĩnh vực này. Thực hiện xã hội hoá một số khoản CTX, nhƣ
chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ môi trƣờng, củng cố phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, để giảm dần nhiệm vụ chi này từ NSNN.
Thứ hai, nâng cao quyền chủ động và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý NSNN, chính quyền địa phƣơng và thủ trƣởng các đơn vị sử dụng NSNN. Tiếp tục hoàn thiện phân cấp nguồn thu, trong đó phải xem xét cả phân cấp quản lý KT - XH theo hƣớng tăng quyền hạn trách nhiệm cho chính quyền địa phƣơng; thực hiện cải cách hành chính sâu rộng nhằm tạo môi trƣờng khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh; từ đó tăng nguồn thu ở từng địa bàn, địa phƣơng; mặt khác, cần nghiên cứu thực hiện từng bƣớc gắn kế hoạch NSNN hàng năm với kế hoạch tài chính trung hạn và thực hiện phân bổ NSNN theo kết quả đầu ra.
Thứ ba,tăng cƣờng cải cách thủ tục hành chính, chuẩn hóa các bƣớc trong quy trình CTX NSNN theo tiêu chuẩn ISO, bảo đảm tính hiệu quả, công bằng, công khai và minh bạch. Đầu tƣ và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý NSNN, cần có hệ thống dữ liệu số đầy đủ chuẩn xác, tạo cơ sở cho công tác điều hành NSNN các cấp nhanh, kịp thời và đầy đủ từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán NSNN. Đổi mới quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý CTX theo hƣớng đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch nhằm kiểm soát chặt chẽ các khoản chi của NSNN tỉnh, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
Thứ tư, hoàn thiện công tác quản lý CTX NSNN cấp tỉnh phải đi liền với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, các cơ quan có liên quan đến quản lý CTX NSNN cấp tỉnh. Thƣờng xuyên rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn, đảm bảo không chồng chéo, trùng lắp khi thực thi nhiệm vụ; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc điều hành, quản lý CTX. Tăng cƣờng tập huấn nghiệp vụ để nâng
cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý CTX NSNN.
Thứ năm, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trƣớc, trong và sau quá trình sử dụng NSNN. Theo dõi, đôn đốc xử lý nghiêm sau kết luận thanh tra, chấn chỉnh kỷ cƣơng, kỷ luật hành chính, kỷ luật tài khóa nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém, uốn nắn các đơn vị thực hiện quản lý hiệu quả chi tiêu NSNN, bên cạnh đó cần nâng cao chất lƣợng các cuộc thanh tra, kiểm tra để đối phó với những hoạt động tinh vi, kịp thời ngăn chặn những hoạt động có chủ đích gây lãng phí, tham nhũng NSNN. Thực hiện nghiêm túc việc công khai dự toán, quyết toán NSNN hàng năm, giúp công tác giám sát chi tiêu công hiệu quả.