Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở một số địa phương; một

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 33 - 39)

1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững

1.2.4. Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở một số địa phương; một

mô hình phát triển bền vững và kinh nghiệm cho huyện Lệ Thủy

Phát triển bền vững nói chung và nông nghiệp bền vững nói riêng đã và đang trở thành mục tiêu phát triển cơ bản nhất của nhiều quốc gia và địa phƣơng. Cùng với quá trình hoàn chỉnh cơ sở lý luận, thực tiễn cho thấy đã có nhiều địa phƣơng, nhiều mô hình phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững đạt nhiều kết quả, có thể vận dụng kinh nghiệm đó vào phát triển nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

1.2.4.1. Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của một số địa phương và một số mô hình phát triển bền vững

a. Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở một số địa phương:

* Phát triển NNBV ở tỉnh Quảng Ngãi: Chiến lƣợc, chính sách và giải pháp phát triển NNBV tỉnh Quảng Ngãi đƣợc xây dựng gắn liền với thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phát triển một cách đồng bộ nông nghiệp, nông thôn theo 19 tiêu chí trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nông thôn. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững, Quảng Ngãi đã tập trung nâng cao nhận thức của ngƣời dân về phát triển NNBV; Phát triển các loại hình kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp; Đẩy mạnh ứng dụng KHKT vào sản xuất; thực hiện “dồn điền đổi thửa”, phát triển mạnh vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

* Phát triển NNBV ở tỉnh Đồng Tháp: Đặc trƣng cơ bản của phát triển NNBV Đồng Tháp là việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, trong đó xây dựng mô hình cánh đồng liên kết là một mục tiêu quan trọng. Đó là việc xây dựng vùng nguyên liệu tập trung với các mô hình “Cánh đồng liên kết”, vƣờn cây liên kết, ao cá liên kết, vùng màu liên kết, gắn kết giữa doanh nghiệp và ngƣời nông dân trong từng vùng nguyên liệu thông qua các hiệp hội ngành hàng.

* Phát triển NNBV ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre: Phát triển NNBV huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đƣợc đặc trƣng bởi hệ thống nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế; thực hiện liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, địa phƣơng luôn chủ động tăng cƣờng ứng dụng KHKT vào sản xuất, đẩy mạnh sử dụng công nghệ sinh học, quản lý tốt các khâu thu hoạch và sau thu hoạch, phát huy thƣơng hiệu nông sản lợi thế của huyện, phát triển chăn nuôi theo hƣớng vệ sinh, an toàn dịch bệnh.

b. Một số mô hình phát triển theo hướng bền vững:

* Phát triển nông nghiệp hữu cơ của Trung ƣơng Hội nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Đan Mạch - Châu Á thực hiện thuộc Dự án “Phát triển khuôn khổ cho sản xuất và tiếp thị nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam” cho giai đoạn 2005-2010, đƣợc thực hiện tại các tỉnh phía Bắc gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Lào Cai, Hòa Bình, Hà Tĩnh nhằm phát triển hệ thống đảm bảo cho sản xuất hữu cơ, sản xuất nông nghiệp “sạch”. Qua thực hiện, các hộ nông dân đã áp dụng nghiêm ngặt quy trình kỹ thụât canh tác nhƣ sản xuất phân bón tại chỗ; nuôi các côn trùng có ích và giữ gìn đa dạng sinh học; chỉ sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh sinh học để kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại; thiết kế khu vƣờn trồng bằng cắt tỉa, tạo tán; áp dụng hệ thống luân canh và trồng xen canh các loại cây trồng ngắn ngày khác...

* Phát triển hình thức liên kết “bốn nhà” (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nƣớc) đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung nhƣ: sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long; vùng trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ (cà phê, cao su, bông); vùng chè ở trung du, miền núi phía Bắc; vùng trồng cây ăn quả ở đồng bằng sông Cửu Long... Các vùng này đã tạo ra khối lƣợng hàng nông sản lớn, đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cho tiêu dùng, cho xuất khẩu với số lƣợng, giá trị ngày càng cao, một số nông sản hàng hoá đã có vị trí cao trên thị trƣờng (nhƣ cà phê, cao su, điều, hạt tiêu...); từng bƣớc phát huy đƣợc lợi thế của từng vùng, địa phƣơng, thiết thực góp phần phát triển kinh tế của đất nƣớc và xoá đói giảm nghèo. Các vùng sản xuất nông sản hàng hóa lớn bƣớc đầu đã tạo đƣợc sự liên kết giữa cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu thông qua hợp đồng. Hình

thức liên kết thông qua hợp đồng ngày càng phát triển và trở thành phổ biến đối với một số cây trồng, từng bƣớc đáp ứng đƣợc các yếu tố đầu vào của sản xuất và đầu ra của sản phẩm (mua bán nguyên liệu, dự trữ, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm sau chế biến,...); tạo ra mối quan hệ gắn bó giữa nhà máy chế biến và nông hộ, đảm bảo tính ổn định, phát triển bền vững của cả nông hộ và nhà máy chế biến; đồng thời, khắc phục đƣợc một bƣớc những rủi ro thời tiết và thị trƣờng.

* Phát triển chuỗi sản xuất lúa gạo bền vững tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Tây Ninh với mục đích giúp ngƣời nông dân đƣợc tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao kỹ thuật canh tác và nâng cao đƣợc năng suất, chất lƣợng nông sản, từ đó nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống kinh tế của các hộ nông dân và xây dựng đƣợc thƣơng hiệu lúa gạo Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế. “Chuỗi sản xuất lúa gạo bền vững” đƣợc thực hiện thông qua mô hình “Cánh đồng lớn”, trong đó công ty Cổ phần BVTV An Giang xây dựng vùng nguyên liệu, ký hợp đồng bao tiêu lúa tƣơi với bà con nông dân; nông dân đƣợc cung ứng giống, thuốc, phân bón với lãi suất 0% suốt vụ, đƣợc hỗ trợ miễn phí các khoản bao bì, vận chuyển, sấy và bao tiêu lúa theo giá thị trƣờng. Do đó, từ chỗ thiếu vốn, thiếu kỹ thuật canh tác và luôn bị động trong việc tìm đầu ra cho nông sản, nông dân đã có đƣợc thế chủ động trong sản xuất.

* Xây dựng làng sinh thái tại huyện Ba Vì, Hà Nội; huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng. Làng sinh thái đƣợc xây dựng tại những vùng sinh thái đặc thù kém bền vững nhằm giúp đỡ ngƣời dân thông qua kỹ thuật nông nghiệp để ổn định cân bằng sinh thái, chuyển đổi cơ cấu để thúc đẩy sản xuất phát triển. Bên cạnh đó, sinh thái nhân văn cũng đƣợc chú trọng, giúp cải thiện toàn diện cuộc sống ngƣời dân. Do đó, làng sinh thái đã tìm ra một phƣơng thức để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, mà quan trọng nhất là phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn hài hòa với tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng sinh thái gắn với duy trì văn hóa truyền thống bản địa, nâng cao đời sống của ngƣời dân.

* Thực hiện hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) triển khai tại nhiều tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ với sự tham gia của Cục BVTV, Trung tâm phát triển nông thôn bền vững. SRI là tập hợp các phƣơng pháp thực hành quản lý trồng cây lƣơng thực

nhằm hỗ trợ những hộ nông dân quy mô nhỏ bằng phƣơng pháp canh tác lúa tái sinh và hiệu quả, tăng năng suất nhƣng lại giảm chi phí đầu vào. Về hiệu quả ứng phó với biến đổi khí hậu, SRI giúp tăng khả năng chống chịu của cây lúa trƣớc những diễn biến bất thƣờng của thời tiết, nhƣ hạn hán, gió bão, dịch bệnh, góp phần hạn chế phát thải khí nhà kính. Do đó hệ thống SRI đƣợc triển khai nhằm đảm bảo tính bền vững và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời thích ứng tới biến đổi khí hậu.

* Mô hình Vườn - Ao - Chuồng (VAC) ở nhiều địa phƣơng đƣợc khởi xƣớng năm 1986, đƣợc nhân rộng có hiệu quả và rất phổ biến ở khu vực nông thôn. Mô hình đƣợc xây dựng bằng cách tận dụng tối đa diện tích đất đai, địa hình, nguồn nƣớc, nguồn lao động nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông hộ, đem lại hiệu quả trực tiếp đến đời sống ngƣời dân. Về kinh tế, mô hình góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết nhu cầu thức ăn trƣớc mắt cho ngƣời nông dân; về môi trƣờng, VAC là một tiểu hệ sinh thái bền vững và linh hoạt, có thể điều chỉnh phù hợp với điều kiện thời tiết biến đổi thông qua điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

* Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) (hay phòng trừ tổng hợp):

Theo Tổ chức nông lƣơng LHQ (FAO, 1972):" Phòng trừ tổng hợp là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trƣờng và những biến động quần thể của các loài sâu hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể đƣợc nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dƣới mức gây ra những thiệt hại kinh tế". Theo Oudejans (1991) phòng trừ tổng hợp là một hệ thống phòng trừ hợp lý về kinh tế và vững bền, dựa trên sự phối hợp các biện pháp trồng trọt, sinh học, di truyền chọn giống và hoá học, nhằm đạt đƣợc những sản lƣợng cao nhất với tác hại tới môi trƣờng ít nhất. IPM với tính chất là sử dụng biện pháp tổng hợp để quản lý dịch hại đối với cây trồng, trên cơ sở sinh thái học sẽ làm tăng năng suất, cải thiện phẩm chất, bảo vệ sinh thái, giảm độc hại do sử dụng thuốc quá đáng và giảm chi phí đầu tƣ.

Những năm gần đây, IPM đã đƣợc tiến hành thực hiện ở nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc với kết quả khả quan trong việc phòng trừ sâu bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điểm chung lớn nhất là các mô hình này đều mang đến việc phát triển một nền nông nghiệp năng suất cao, trên cơ sở hạn chế dƣ lƣợng thuốc BVTV, xây dựng nền cân bằng sinh thái bền vững.

1.2.4.2. Một số bài học kinh nghiệm cho phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Trên cơ sở kinh nghiệm của một số địa phƣơng và kết quả của một số mô hình phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình nhƣ sau:

Tập trung nâng cao nhận thức của ngƣời dân về phát triển NNBV. Thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp một cách bài bản và thực chất gắn với điều kiện của từng vùng và điều kiện thổ nhƣỡng. Xác định cụ thể các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực để tập trung đầu tƣ, hỗ trợ. Thực hiện hữu cơ hóa đất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp sạch bằng công nghệ sinh học; nông nghiệp đảm bảo an toàn dịch bệnh, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng. Hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông sản và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tạo điều kiện tối đa cho việc chuyển đổi đất, trao đổi đất đai nhằm tích tụ, tập trung ruộng đất cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Tăng cƣờng cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển nông nghiệp chuyên sâu theo từng loại nông sản cụ thể gắn với ứng dụng tiến bộ KHKT.

Xác định lợi thế của huyện là phát triển nông nghiệp và xu hƣớng tất yếu phải phát triển theo hƣớng bền vững, do đó các mô hình có hiệu quả của các địa phƣơng cần phải nghiên cứu ứng dụng. Các mô hình có thể ứng dụng trên địa bàn huyện gồm: Mô hình nông nghiệp hữu cơ có thể ứng dụng rộng rãi tại các vùng sản xuất lúa (vùng Giữa); mô hình liên kết “bốn nhà” có thể đƣợc thực hiện trên một số loại nông sản chủ lực nhƣ lúa gạo, cao su; mô hình chuỗi sản xuất lúa gạo bền vững có thể thực hiện nhằm xây dựng thƣơng hiệu một số giống gạo đặc sản nhƣ Suven, P6, HT1...; mô hình làng sinh thái có thể đƣợc nhân rộng tại các xã vùng cát ven biển; mô hình canh tác lúa cải tiến (SRI), mô hình VAC và IPM có thể đƣợc thực hiện rộng rãi trên địa bàn huyện.

Phát triển NNBV gắn với thực hiện Chƣơng trình xây dựng NTM. Phát triển các loại hình tổ chức sản xuất quy mô lớn, tập trung. Tăng cƣờng huy động, lồng ghép, đầu tƣ hơn nữa các các nguồn lực phát triển nông nghiệp, nông thôn; quan tâm chính sách khuyến nông, thực hiện việc “dồn điền đổi thửa”; hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.

Kết luận Chƣơng 1

Đề tài ”Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” là đề tài đầu tiên nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình dƣới góc độ kinh tế chính trị.

Phát triển NNBV có nghĩa là nông nghiệp phát triển phải đạt mục đích kiến tạo một hệ thống bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng; đảm bảo đáp ứng đƣợc nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tƣơng lai. Phát triển nông nghiệp BVKT đó là đảm bảo tốc độ tăng trƣởng của ngành tƣơng đối cao, ổn định và hiệu quả; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ. Phát triển nông nghiệp BVXH đó là tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động; xóa đói giảm nghèo; phát triển văn hóa, y tế, thể dục thể thao, đảm bảo công bằng xã hội. Phát triển nông nghiệp BVMT đó là sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nhân tố kỹ thuật, cơ chế chính sách là những nhân tố chính ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững. Đánh giá mức độ phát triển nông nghiệp bền vững dựa trên hệ thống các tiêu chí theo 3 nội dung cơ bản về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Về kinh tế bao gồm các tiêu chí liên quan đến quy mô, chất lƣợng và hiệu quả tăng trƣởng; về xã hội liên quan đến các tiêu chí tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, đảm bảo công bằng xã hội…; về môi trƣờng bao gồm các tiêu chí liên quan đến sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)