Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá chung thực trạng phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở
3.3.1. Kết quả đạt được
3.3.1.1. Về kinh tế
Trong giai đoạn 5 năm (2009-2013) ngành nông-lâm nghiệp-thủy sản huyện Lệ Thủy đạt quy mô tăng trƣởng tƣơng đối cao cả về GTSX và GTTT; trong đó tốc độ tăng trƣởng toàn ngành (tính theo GTTT) tăng bình quân 5,6%/năm và GTSX toàn ngành tăng 5,25%/năm. Chất lƣợng tăng trƣởng của ngành nông-lâm nghiệp- thủy sản ngày càng đƣợc cải thiện đƣợc thể hiện qua hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích, năng suất lao động nông nghiệp và hiệu quả vốn đầu tƣ nông nghiệp. Hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích ngày càng đƣợc nâng cao, thể hiện qua chỉ tiêu GTTT và GTSX đƣợc tại ra trên 01 ha đất sản xuất nông nghiệp năm sau cao hơn năm trƣớc và đạt mức tăng bình quân trên 1,9%/năm. Năng suất lao động nông nghiệp đƣợc cải thiện hàng năm với tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 1,15%/năm.
Hình 3.20: Mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn huyện Lệ Thủy từ 2009-2013
Nguồn: Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Lệ Thủy
65 400 120 21 1.750 0 500 1.000 1.500 2.000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm G iá tr ị th iệ t h ạ i (tỷ đồng)
Hiệu quả vốn đầu tƣ nông nghiệp có giảm trong năm 2010 nhƣng sau đó có xu hƣớng tăng trở lại, trong đó hiệu quả vốn đầu tƣ nông nghiệp năm 2013 bằng 148,24% so với năm 2011.
Cơ cấu ngành nông-lâm nghiệp-thủy sản có xu hƣớng chuyển dịch bƣớc đầu theo hƣớng tiến bộ. Trong 5 năm (2009-2013), tỷ trọng của nhóm ngành có thể đảm bảo phát triển theo hƣớng bền vững (N-BV) vẫn chiếm tỷ trọng cao, đạt bình quân trên 80%, trong đó tỷ trọng ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tăng mạnh và đến năm 2013 tỷ trọng ngành chăn nuôi chính thức cao hơn tỷ trọng ngành trồng trọt. Tỷ trọng của nhóm ngành có thể không đảm bảo phát triển bền vững (N-KBV) có xu hƣớng tăng nhanh tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng thấp, đạt từ 9-11% trong toàn ngành nông-lâm-thủy sản. Nhóm ngành hỗ trợ (N-HT) có tỷ trọng không lớn và xu hƣớng tăng không đáng kể.
Các ngành nông-lâm nghiệp-thủy sản trong giai đoạn 2009-2013 phát triển khá toàn diện. Ngành trồng trọt (bao gồm cả trồng rừng và nuôi rừng) phát triển mạnh về diện tích và sản lƣợng. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hƣớng hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, phát triển diện tích cây trồng đạt giá trị, hiệu quả cao. Ngành chăn nuôi chuyển theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, giá trị, hiệu quả; phát triển chăn nuôi tập trung theo hƣớng trang trại, gia trại xa khu dân cƣ, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng và an toàn dịch bệnh. Tỷ trọng ngành chăn nuôi đến năm 2013 cao hơn tỷ trọng ngành trồng trọt, chính thức trở thành ngành có tỷ trọng lớn nhất trong nội ngành nông-lâm nghiệp-thủy sản. Xu hƣớng tổng đàn giảm nhƣng sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng tăng, bình quân đạt 2,7%/năm. Chất lƣợng tổng đàn đƣợc cải thiện đáng kể. Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh về diện tích, sản lƣợng và giá trị. Tốc độ tăng bình quân hàng năm về GTSX đạt 2,25%, về diện tích đạt 3,85% và về sản lƣợng đạt 9,8%. Ngành nuôi trồng thủy sản đã và đang tạo ra hƣớng mới trong chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả của huyện Lệ Thủy. Tỷ trọng các ngành khai thác lâm sản, khai thác thủy sản và nhóm ngành dịch vụ hỗ trợ có xu hƣớng tăng nhƣng chiếm tỷ trọng không lớn trong toàn ngành nông-lâm nghiệp- thủy sản.
xuất nông sản quy mô lớn. Vùng đồng bằng đƣợc định hình là vùng trọng điểm sản xuất lƣơng thực, thực phẩm, đặc biệt là lúa gạo, rau màu chất lƣợng cao và nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt. Vùng núi và gò đồi đƣợc xác định là vùng trọng điểm phát triển cây công nghiệp dài ngày nhƣ cao su, hồ tiêu; phát triển rừng kinh tế tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là chăn nuôi bò. Vùng cát ven biển đƣợc xác định là vùng trọng điểm trong đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản và phát triển chăn nuôi gia cầm.
3.3.1.2. Về xã hội
Dân số và lao động nông nghiệp có vai trò quan trọng, tiếp tục là nhân tố cơ bản để phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Lệ Thủy. Cơ hội việc làm trong khu vực nông nghiệp, nông thôn tiếp tục đƣợc mở rộng cho mọi ngƣời và thu nhập lao động nông nghiệp ngày càng cải thiện. Hàng năm toàn huyện giải quyết việc làm cho 3.800-4.200 ngƣời. Năm 2013, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 12,5 triệu đồng với mức tăng trƣởng 8,33%/năm; số kg lƣơng thực (có hạt) bình quân đầu ngƣời đạt 620,3kg với mức tăng trƣởng 0,3%/năm. Công tác xóa đói giảm nghèo đạt nhiều kết quả. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 3,5-4,5%/năm, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm khoảng 0,34%/năm. Lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân nông thôn. Đến năm 2013, toàn huyện có 78% thôn, bản đạt văn hóa, bình quân mỗi năm công nhận 13 thôn, bản. Lĩnh vực y tế tiếp tục đƣợc mở rộng về quy mô và nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân. Ngành giáo dục giữ ổn định về quy mô trƣờng lớp và không ngừng nâng cao chất lƣợng dạy và học, đặc biệt quan tâm thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đƣợc triển khai trên địa bàn huyện từ năm 2011-2013 đã mang đến cho nông thôn Lệ Thủy một “diện mạo mới, đời sống mới”. Đến năm 2013, toàn huyện có 11,5% số xã đạt 17/19 tiêu chí, 19,2% số xã đạt 13-16 tiêu chí, số xã dƣới 5 tiêu chí còn 11,5%.
3.3.1.3. Về tài nguyên môi trường
Mặc dù có dấu hiệu suy giảm nhƣng tài nguyên môi trƣờng trên địa bàn huyện trong thời gian qua chƣa bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tài nguyên môi trƣờng đất vẫn
tiếp tục đảm bảo về diện tích, độ phì nhiêu. Diện tích đất canh tác bình quân vẫn ổn định, đặc biệt diện tích đất trồng lúa sông ngòi phân bố đều, nhiều hồ đập và trữ lƣợng nƣớc ngầm dồi dào cho phép đảm bảo cung cấp đầy đủ nƣớc cho sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ sinh hoạt của ngƣời dân đƣợc mở rộng đã thực hiện tốt mục tiêu an ninh lƣơng thực. Diện tích đất bạc màu, đất chua phèn tăng không nhiều. Đất đai huyện Lệ Thủy nói chung tiếp tục là thế mạnh cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lƣơng thực, thực phẩm, cây công nghiệp. Tài nguyên nƣớc trên địa bàn huyện khá phong phú. Mạng lƣới. Các công trình nƣớc sạch đƣợc quan tâm đầu tƣ nhằm đảm bảo nguồn nƣớc sinh hoạt cho ngƣời dân nông thôn. Do đó tỷ lệ ngƣời dân dùng nƣớc hợp vệ sinh năm 2013 đạt trên 85%, bình quân mỗi năm tăng thêm 3,0%. Tài nguyên rừng trên địa bàn toàn huyện dồi dào với nhiều loài lâm sản và động vật rừng quý hiếm. Tỷ lệ che phủ rừng hàng năm đạt trên 85% - là địa phƣơng có độ che phủ rừng lớn. Diện tích trồng rừng hàng năm tăng khá cao. Không có diện tích rừng thiệt hại do cháy từ năm 2009-2013. Tài nguyên biển tiếp tục là thế mạnh với đƣờng bờ biển dài hơn 30km, có ngƣ trƣờng đánh bắt rộng với trữ lƣợng hải sản tƣơng đối lớn, phong phú. Môi trƣờng sinh thái xét theo tổng thể các yếu tố môi trƣờng đất, nƣớc, không khí và các yếu tố khác trên địa bàn huyện nhìn chung chƣa bị ô nhiễm nặng. Các thông số cơ bản vẫn đảm bảo cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của ngƣời dân.