Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp phát triển nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
4.2.1. Giải pháp phát triển bền vững về kinh tế
a. Lập quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp; Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và tăng cường công tác quản lý các quy hoạch liên quan đến phát triển sản xuất nông nghiệp. Rà soát, đánh giá và điều chỉnh, xây dựng các chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp.
Trên cơ sở Quy hoạch sản xuất nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của huyện Lệ Thủy để tiến hành lập quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp (bao gồm nông - lâm nghiệp - thủy sản). Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo mục đích xác định những quan điểm, mục tiêu, định hƣớng và giải pháp phát triển, tổ chức vùng lãnh thổ sản xuất; mặt khác, trên cơ sở luận chứng về điều kiện và thực trạng phát triển thời gian qua nhằm khai thác, sử dụng và phát huy hiệu quả các điều kiện và đặc điểm khả năng tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực trên địa bàn huyện theo ngành và vùng lãnh thổ. Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo yêu cầu phát huy đƣợc lợi thế của 03 vùng (vùng núi-gò đồi, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển); phải xác định đƣợc đâu là tiềm năng, lợi thế về cây trồng, vật nuôi của huyện từ đó xác định ngành hàng chủ lực của huyện; xác định đƣợc mối liên kết giữa các ngành, các vùng, các xã, thị trấn; phải đảm bảo nông nghiệp Lệ Thủy nằm trong chuổi giá trị sản xuất của cả tỉnh, khu vực; phải đảm bảo nông nghiệp phát triển theo hƣớng bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
Hiện nay có một số quy hoạch liên quan đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, gồm: Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã, Quy hoạch 3 loại rừng. Phải tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch trên để đảm bảo nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, quy hoạch sử dụng đất các xã, thị trấn đòi hỏi phải xác định đúng hiện trạng loại đất; dự báo đƣợc xu hƣớng biến động của đất, đặc biệt là các loại đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp gắn với quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển nuôi trồng thủy sản; mặt khác phải có định hƣớng quy hoạch liền vùng tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển theo hƣớng tập trung, quy mô lớn. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo: Quy hoạch các vùng sản xuất nhƣ vùng sản xuất lúa (lúa giống, lúa thƣơng phẩm chất lƣợng cao, lúa cao sản), vùng sản xuất rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả và các loại cây khác; Xác định tiềm năng về năng suất, sản lƣợng các loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế nhằm nâng cao năng suất, sản lƣợng và hiệu quả sản xuất.
Rà soát lại các Chƣơng trình kinh tế trọng điểm nhƣ Chƣơng trình nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích; Chƣơng trình phát triển chăn nuôi và thủy sản; Chƣơng trình phát triển kinh tế vùng gò đồi. Trên cơ sở đánh giá để xây dựng lại các chƣơng trình có hiệu quả hơn, trong đó phải căn cứ trên nguồn lực để xây dựng chƣơng trình và đề ra giải pháp gắn với nguồn lực. Có thể gom lại thành một chƣơng trình lớn là phát triển nông nghiệp bền vững, trong đó có 3 chƣơng trình cụ thể gắn với 3 vùng đặc trƣng của huyện. Mỗi chƣơng trình của mỗi vùng xác định sản phẩm cây trồng, vật nuôi và nội dung ƣu tiên để phát triển có tính liên kết các vùng, phân công sản xuất và phát huy lợi thế của từng vùng. Trên cơ sở các sản phẩm, nội dung cụ thể mỗi vùng xác định sản phẩm, nội dung chủ lực của huyện để tập trung phát triển.
Công tác quản lý quy hoạch và thực hiện chƣơng trình kinh tế trọng điểm phải đƣợc thực hiện chặt chẽ đảm bảo quá trình sản xuất không đúng hoặc phá vỡ quy hoạch, chƣơng trình đã xây dựng. Ủy ban nhân dân huyện thành lập 01 Tổ chỉ đạo gồm phòng Nông nghiệp-phát triển nông thôn, phòng Kinh tế-Hạ tầng và phòng Tài nguyên-Môi trƣờng để kiểm tra, chỉ đạo các ngành, địa phƣơng thực hiện đúng chƣơng trình, quy hoạch đã duyệt.
b. Đẩy mạnh quá trình tập trung, tích tụ ruộng đất nhằm thúc đẩy nông nghiệp sản xuất theo hướng quy mô lớn
Tích tụ, tập trung ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp là một yêu cầu khách quan của quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ trên đơn vị diện tích. Chính sách “khoán 10” [3] đã cơ bản phát huy tác dụng và hiện nay đòi hỏi sản xuất phải có quy mô diện tích lớn hơn. Luật Đất đai sữa đổi năm 2013 đã cho phép việc tập trung ruộng đất quy mô lớn. Đây là giải pháp trọng tâm mang tính đột phá; do đó để đẩy nhanh quá trình tập trung đất đai sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lệ Thủy thì cần phải thực hiện một số nội dung sau:
(1) Thực hiện “Dồn điền đổi ruộng” để hình thành các mảnh sản xuất lớn. Năm 2012-2013 trên địa bàn huyện đã có 2 xã (Phong Thủy, Liên Thủy) hoàn thành việc dồn điền đổi ruộng, số thửa bình quân mỗi hộ giảm từ 5-7 thửa xuống còn 2-3 thửa, với diện tích mỗi thửa từ 1.000-1.500m2. Tuy nhiên số thửa bình quân mỗi hộ sản xuất nông nghiệp toàn huyện còn cao (bình quân 5,55 thửa/hộ với diện tích 250- 300m2/thửa). Thời gian tới phải đẩy nhanh thực hiện dồn điển đổi ruộng tại những xã nhƣ An Thủy, Lộc Thủy, Xuân Thủy, Thanh Thủy, Hồng Thủy, Sơn Thủy, Hoa Thủy,.... Số thửa giảm xuống bình quân từ 1-2 thửa/hộ.
(2) Tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã, trang trại, gia trại thuê đất diện tích lớn để sản xuất nông nghiệp. Các xã, thị trấn phải kiểm kê phần diện tích ngoài đất theo Nghị định 64 do xã, thị trấn quản lý và xây dựng phƣơng án cho các tổ chức, cá nhân thuê diện tích lớn, thời gian dài và ƣu đãi cao; còn chủ sử dụng đất (ngƣời nông dân) có đất theo Nghị định 64 có thể cho thuê trọn gói theo thõa thuận hoặc góp vốn bằng đất với tổ chức, cá nhân thuê đất để cùng sản xuất.
(3) Xây dựng các vùng sản xuất theo kiểu “Cánh đồng mẫu lớn” mà trong đó có nhiều hộ nông dân không đóng góp vốn bằng đất hay cho thuê mà có cùng chung một cơ cấu cây trồng, cùng chung biện pháp sản xuất, biện pháp thu hoạch. Phát triển hình thức tập trung này trong sản xuất lƣơng thực, thực phẩm, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng.
c. Giải pháp về vốn đầu tư và huy động vốn đầu tư
Xác định nguồn vốn đầu tƣ từ việc tranh thủ nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp trên, nguồn ngân sách địa phƣơng, các chƣơng trình dự án, nguồn huy động nội lực
triển kết cấu hạ tầng, trƣớc hết đầu tƣ tập trung vào những vùng sản xuất hàng hoá, những chƣơng trình phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản trọng điểm. Vốn đầu tƣ cần tập trung vào khâu sản xuất giống cây trồng (lúa chất lƣợng cao, cây ăn quả, cây lâm nghiệp), giống vật nuôi (lợn hƣớng nạc, giống bò thịt, bò sữa, gia cầm siêu thịt, siêu trứng), giống thuỷ sản (cá nƣớc ngọt và các giống thuỷ đặc sản khác). Các nguồn vốn phải thu hút, huy động, tranh thủ để đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp gồm:
(1) Nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc: Tích cực tranh thủ nguồn vốn của ngân sách trung ƣơng, tỉnh và nguồn tích lũy GDP của huyện. Do đó, phải xây dựng các chƣơng trình, dự án sản xuất có tính khả thi cao để tranh thủ nguồn vốn cấp trên; mặt khác phải tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng cao và có biện pháp khuyến khích tiết kiệm, tạo nguồn thu, nuôi dƣỡng nguồn thu cho ngân sách.
(2) Nguồn vốn đầu tƣ của các tổ chức kinh tế và dân cƣ: Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh tế và dân cƣ đầu tƣ vào nông nghiệp, đặc biệt là các hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp (DVNN) trên địa bàn huyện. Với 56 HTX DVNN chuyên thực hiện các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, phải khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX mạnh dạn đầu tƣ vào sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản). Với ƣu thế về vốn, lao động trên địa bàn và đặc biệt là đất đai, hƣớng đầu tƣ vào sản xuất nông nghiệp bên cạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ là khả thi nhằm tạo thêm sản phẩm nông sản cho xã hội, giải quyết lao động, nâng cao thu nhập cho HTX, xã viên. Ngoài ra, các HTX DVNN cần đầu tƣ mở rộng thêm các dịch vụ khác nhƣ thu hoạch, chế biến, bao tiêu sản phẩm, bảo quản nông sản,… Nguồn vốn đầu tƣ của các tổ chức kinh tế khác (các công ty, doanh nghiệp) đƣợc khuyến khích đầu tƣ vào nông nghiệp với các chính sách hỗ trợ, đặc biệt là thuê đất, đào tạo lao động, xúc tiến thị trƣờng,…
Huy động dân cƣ mạnh dạn bỏ vốn đầu tƣ sản xuất nông nghiệp hoặc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích các hộ dân đầu tƣ sản xuất theo hƣớng tập trung trang trại, gia trại quy mô lớn, đầu tƣ bài bản. Khuyến khích bỏ vốn đầu tƣ mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, từng bƣớc cơ giới hóa để giảm bớt thời gian lao động nông nghiệp, mở rộng các ngành nghề, phát triển sản xuất kinh
hiến đất, tài sản, ngày công để xây dựng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn theo Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.
(3) Nguồn vốn tín dụng đầu tƣ phát triển: Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận đƣợc các nguồn vốn tín dụng ƣu đãi, đặc biệt là nguồn vốn theo Nghị định 41 [12] của Chính phủ, vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng chính sách xã hội. Các nguồn vốn tín dụng ƣu đãi tập trung cho phát triển trang trại, gia trại, kinh tế hộ. Ngoài ra tranh thủ các nguồn vốn tín dụng đầu tƣ để xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhƣ kiên cố hoá kênh mƣơng, xây dựng đƣờng giao thông nông thôn.
(4) Mạnh dạn kêu gọi, huy động các nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, bao gồm vốn FDI, ODA và NGOs. Nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp (FDI) ƣu tiên cho các dự án thuộc lĩnh vực, ngành nghề mà huyện có lợi thế so sánh nhƣ: sản xuất lúa gạo, rau màu chất lƣợng cao và các sản phẩm chăn nuôi. Đối với nguồn ODA và NGOs tập trung xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và nâng cao mức sống của ngƣời dân, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Trƣớc mắt ƣu tiên kêu gọi đầu tƣ cho các dự án để ứng phó với biến đổi khí hậu; xử lý rác thải, chất thải; bảo vệ môi trƣờng sinh thái; phát triển rừng; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; xóa đói giảm nghèo.
d. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Nâng cao số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực, đặc biệt là tuyển chọn, đào tạo cán bộ làm công tác quản lý nông nghiệp, nông thôn cấp huyện, xã; đội ngũ cán bộ khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật từ huyện đến xã, thôn (bản). Tập trung đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ, nhận thức của đội ngũ cán bộ về các nội dung: Phát triển nông nghiệp bền vững; phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn; cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; huy động nguồn lực phát triển nông nghiệp, nông thôn; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật - công nghệ trong sản xuất; chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi;…
Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn, quan tâm đào tạo nghề phổ thông cho lao động ở các độ tuổi phù hợp, giúp nông dân nâng cao kỹ năng, chất lƣợng lao động và có thể chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc
pháp, chủ trƣơng, cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và của các cấp về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, kỹ thuật sản xuất cây trồng, vật nuôi, ngành nghề ở nông thôn, thƣơng mại, dịch vụ sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, kỹ năng quản lý kinh tế hộ, trang trại,…Xây dựng các điểm tƣ vấn cho nông dân cấp xã, thiết lập hệ thống giao lƣu trực tuyến về luật pháp, cơ chế chính sách, thị trƣờng tiêu thụ, kỹ thuật,… giữa nông dân với ngành nông nghiệp tỉnh, huyện, các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
e. Tăng cường ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật - công nghệ và cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông sản
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật-công nghệ và cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp là giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả trên đơn vị diện tích, phù hợp với xu hƣớng phát triển chung và đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ứng dụng kỹ thuật - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp cần tập trung vào một số nội dung sau: (1) Sử dụng, lai tạo chọn giống cho năng suất cao, phẩm chất tốt thích nghi với điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai từng vùng trên địa bàn huyện; (2) Đầu tƣ, hỗ trợ cho một số đơn vị kinh doanh trên địa bàn huyện (doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại) có khả năng sản xuất giống để có thể ứng dụng kỹ thuật - công nghệ chọn lọc phục tráng giống mới có năng suất, chất lƣợng, sạch bệnh; (3)Ứng dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch phục vụ nhu cầu của thị trƣờng và tiến tới xuất khẩu; (4) Sử dụng các biện pháp canh tác cải tiến nhằm tạo ra nông sản sạch, chất lƣợng cao, lựa chọn áp dụng các công nghệ thích hợp (chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản nông sản, xử lý môi trƣờng) để giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất; (5) Xây dựng và sử dụng các mô hình sản xuất có ứng dụng, đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lƣợng tiên tiến có hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu; (6) Chuyển giao kỹ thuật - công nghệ sản xuất tiên tiến một cách có chọn lọc, phát triển mạng lƣới khuyến nông đủ mạnh ở cấp huyện và các xã, thôn, bản nhằm chuyển giao một cách kịp thời, có hiệu quả, ngoài ra có thể phát triển mạng lƣới dịch vụ khuyến nông tự quản cơ sở ( hợp tác xã nông nghiệp, câu lạc bộ nông dân, tổ hợp tác...) nhằm giúp đỡ
nghiệm sản xuất, giải đáp thắc mắc, tƣ vấn, thông tin, tổ chức tham quan hội thảo, giúp nông dân về tín dụng và xây dựng tủ sách khuyến nông.
Đẩy mạnh cơ giới hóa trong các công đoạn của quá trình sản xuất gắn với công nghiệp chế biến nông sản với một số nội dung: (1) Xác định các ngành hàng nông sản chủ lực để định hƣớng kế hoạch cơ giới hóa và chế biến, cụ thể các sản phẩm ƣu tiên gồm: lúa gạo, rau quả, chăn nuôi (bò, lợn, gia cầm), nuôi trồng thủy sản (cá, tôm)...; (2) Hình thành và phát triển các vùng nguyên liệu nông sản có quy mô đủ lớn để thuận lợi cho việc cơ giới hóa và chế biến nông sản; (3) Tạo điều kiện hỗ trợ về vốn, đất đai, thuế, đào tạo lao động... cho các hộ nông dân ở các vùng sản xuất cây trồng hàng hoá, vùng sản xuất tập trung đầu tƣ mua máy móc, thiết bị cơ giới hoá các khâu trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng kinh tế, chế biến nông sản. Gắn sản xuất nông sản với chế biến gồm các sản phẩm ƣu tiên: chế biến bột cá, tôm phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến thịt các loại, chế biến phân hữu cơ với nguyên liệu tại chỗ...
f. Tiếp tục đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn
Đối với hệ thống thủy lợi phục vụ nông nghiệp: Đầu tƣ xây dựng hệ thống thủy lợi Lùng Tréo, Thủy lợi vùng III tả Kiến Giang (gồm hệ thống đê bao, trạm bơm, cống thoát nƣớc) đảm bảo chủ động hoàn toàn tƣới tiêu vùng ruộng các xã Liên Thủy, Cam Thủy, Hƣng Thủy, Tân Thủy, Mai Thủy, Sơn Thủy, Phú Thủy. Nầng cấp hồ chứa Đập Làng (Mỹ Thủy), đập dâng Bàu Sen và Bàu Dum (Sen