Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 117 - 121)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp phát triển nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

4.2.2. Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội

a. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội và mọi tầng lớp nhân dân về phát triển nông nghiệp bền vững

Nâng cao nhận thức về phát triển nông nghiệp bền vững có vị trí hết sức quan trọng, do đó cần phải thực hiện một cách đồng bộ các nội dung nhƣ: (1) Xác định các đối tƣợng tuyên truyền, đào tạo, tập huấn để nâng cao nhân thức; (2) Xây dựng kế hoạch, nội dung có liên quan (phát triển nông nghiệp bền vững; phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn; cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; huy động nguồn lực phát triển nông nghiệp, nông thôn; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật - công nghệ trong sản xuất; chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi;…); (3) Thực hiện các hình thức tuyên truyền, đào tạo, tập huấn để nâng cao nhận thức một cách đa dạng (tổ chức đào tạo, hội nghị tập huấn, hội thảo, băng rôn khẩu hiệu, bản tin phóng sự, tuyên truyền vận động trực tiếp,…)

b. Đẩy mạnh giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Để tạo điều kiện cho lao động nông thôn có nhiều cơ hội việc làm cần thực hiện một số nội dung:

(1) Thực hiện có hiệu quả các Chƣơng trình kinh tế trọng điểm nhƣ: Chƣơng trình chuyển đổi nghề cho ngƣ dân, Chƣơng trình phát triển kinh tế gò đồi; Chƣơng trình phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra khuyến khích phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn (doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, trang trại, gia trại) để sử dụng lao động trên địa bàn huyện.

(2) Thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề theo mức tối thiểu 35% của chuẩn xây dựng nông thôn mới. Phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống. Mở rộng quy mô và nâng cao chất lƣợng Trung tâm dạy nghề của huyện nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề trên địa bàn. Ngành giáo dục thực hiện tốt công tác hƣớng nghiệp, tƣ vấn, định hƣớng nghề cho học sinh.

(3) Tập trung giải quyết lƣợng lao động dôi dƣ do quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất và quá trình cơ giới hóa nông nghiệp, thu hồi đất nông nghiệp theo hƣớng ƣu tiên cho thuê đất, vốn sản xuất kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp, trang trại, gia trại sử

c.Đẩy mạnh giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn

Rà soát chính xác các đối tƣợng là hộ nghèo và cận nghèo. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận các nguồn lực và các dịch vụ nhƣ: Đất sản xuất, vốn tín dụng ƣu đãi, tập huấn đào tạo nâng cao nhận thức và kỹ năng lao động, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật sản xuất, tiếp cận các thông tin thị trƣờng…; các dịch vụ công bao gồm: giáo dục, khám và chăm sóc sức khỏe, nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng,… Đối với các hộ nghèo núi - gò đồi: Tạo điều kiện giao đất, giao rừng cho hộ nghèo và cận ghèo để trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó chuyển đổi phát triển diện tích trồng cỏ để phát triển chăn nuôi bò; khuyến khích liên kết hình thành các trang trại lâm nghiệp, trang trại tổng hợp theo mô hình VAC-R (vƣờn - ao - chuồng - rừng)…; Đối với vùng cát ven biển: tạo điều kiện cho hộ nghèo và cận nghèo đƣợc giao đất phát triển sản xuất theo hƣớng trang trại, gia trại chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy sản, trồng rau màu chất lƣợng cao; trong đó phát triển mô hình VAC (vƣờn - ao - chuồng) là chủ yếu. Đối với vùng giữa: tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho ngƣời nghèo, cận nghèo nhằm nâng cao năng suất, sản lƣợng và giá trị của cây trồng (chủ yếu sản xuất lúa, rau màu); nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả cho hộ nghèo, đặc biệt là mô hình IPM, SRI, chuỗi giá trị sản xuất cho ngƣời nghèo.

Nâng cao nhận thức nhằm thúc đẩy, khuyến khích ý chí quyết tâm vƣợt nghèo của mọi ngƣời dân. Tiếp tục triển khai các chính sách khuyến khích các hộ thoát nghèo, vƣơn lên làm giàu, nhất là ở những thôn nghèo, từng hộ nghèo, ngƣời nghèo, gồm: (1)Đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo; (2) Các ngân hàng trên địa bàn cùng với các hội đoàn thể đẩy mạnh dƣ nợ tín dụng, các chính sách hỗ trợ lãi suất cho các hộ nghèo để giải quyết vấn đề thiếu vốn sản xuất kinh doanh; (3) Rà soát nhu cầu để hỗ trợ mở rộng diện tích đất sản xuất cho hộ nghèo và hộ cận nghèo, đặc biệt là đất cho đồng bào dân tộc, vùng ven biển; (4) Thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình: giáo dục, dạy nghề cho lao động nông thôn, y tế dự phòng, nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng; (5) Khuyến khích mở rộng ngành nghề, dịch vụ nông thôn để thu hút lao động nông thôn; trong đó đầu tƣ hỗ trợ phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống nhƣ: dệt chiếu, nghề mộc, mây tre, đan lát, nghề làm

thuật, máy móc để tăng năng suất, hiệu quả; (7) Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào các vùng nghèo, xã nghèo và nhận ngƣời nghèo vào làm việc; (8) Huy động, lồng ghép các nguồn vốn, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu và phát triển sản xuất tại các vùng khó khăn miền núi, ven biển.

Duy trì tốc độ tăng trƣởng cao của nền kinh tế để cải thiện và nâng cao thu nhập, đời sống của ngƣời dân. Tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho ngƣời lao động mặt khác tăng cƣờng cơ giới hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để không ngừng nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất nhằm cải thiện và nâng cao thu nhập của ngƣời lao động. Phát triển các ngành nghề, dịch vụ mới nhằm tăng cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động.

d. Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng; chăm lo xây dựng môi trường văn hóa và phát triển thông tin, thể dục thể thao

* Về giáo dục: Thực hiện quy hoạch lại mạng lƣới trƣờng, lớp ở các cấp theo hƣớng đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng và phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng cấp học. Chú trọng nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, quan tâm phổ cập tin học và ngoại ngữ vào bậc trung học cơ sở và tiểu học; giáo dục lý tƣởng, đạo đức, lối sống cho học sinh. Tiếp tục thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ cung cấp học vấn phổ thông; tiếp cận trình độ phát trỉên tiên tiến về giáo dục so với các địa phƣơng trong tỉnh và toàn quốc. Hình thành và phát triển động cơ, thái độ học tập đúng đắn, đúng phƣơng pháp học tập: Chủ động, tích cực, lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

Nâng cao chất lƣợng giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Tập trung phổ cập mầm non đúng độ tuổi và giảm tỉ lệ suy dinh dƣỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non. Duy trì thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS. Tập trung vào đào tạo các ngành, nghề cho lao động, các kỹ thuật viên đáp ứng cho các chƣơng trình kinh tế của huyện.; chú trọng đào tạo nghề ngắn hạn.

Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị trƣờng học và các điều kiện cần thiết phục vụ dạy và học, ƣu tiên ngành học mầm non và xây dựng trƣờng, lớp học, nhà nội trú giáo viên cho các xã miền núi rẻo cao. Phát huy hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, hội khuyến học. Chú trọng mở các lớp dạy nghề, nâng

(2) Về y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào việc khám, chữa bệnh. Nâng cao chất lƣợng và y đức đội ngũ thầy thuốc, ngăn chặn những hiện tƣợng tiêu cực trong hoạt động khám chữa bệnh. Đầu tƣ cơ sở vật chất và trang thiết bị các cơ sở y tế theo chuẩn quốc gia; tăng cƣờng bác sỹ cộng đồng phục vụ ở trạm y tế xã, thị trấn. Thực hiện tốt các chƣơng trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, chƣơng trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân; củng cố và nâng cao mạng lƣới y tế xã, thị trấn và y tế thôn, bản. Chú trọng công tác vệ sinh môi trƣờng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Quan tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Qui hoa ̣ch phát triển hê ̣ thống y ho ̣c cổ truyền và y tế tƣ nhân. Tổ chức sắp xếp hợp lý các tuyến khám chữa bệnh (nhƣ phòng khám đa khoa khu vực) để phục vụ kịp thời, an toàn, không gây phiền hà, tiêu cực.

(3) Về văn hóa - thông tin - thể thao

Xây dựng môi trƣờng văn hóa lành mạnh, phong phú. Ngăn chặn các sản phẩm văn hóa độc hại; bài trừ các tệ nạn xã hội. Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phƣơng. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Chú trọng tu bổ, sửa chữa các di tích văn hóa. Đầu tƣ xây dựng câu lạc bộ cơ sở, xóa điểm trắng văn hóa ở miền núi rẻo cao nhất là vùng giáp biên. Giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống, nuôi dƣỡng, giáo dục thế hệ trẻ.

Xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao. Tăng cƣờng đào tạo đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên đáp ứng yêu cầu chỉ đạo các hoạt động văn hóa - thể thao cơ sở và tham gia các cuộc thi đấu thành tích cao. Xây dựng thiết chế văn hoá. Nâng cao chất lƣợng hoạt động văn hóa thông tin, đáp ứng nhu cầu công cuộc đổi mới. Đẩy mạnh các hoạt động thể thao truyền thống, thể thao thành tích cao và phong trào toàn dân rèn luyện thể dục thể thao. Phát huy một số bộ môn thể thao truyền thống và có thế mạnh của huyện nhƣ: bơi, đua thuyền, bóng chuyền, bơi lội, điền kinh... Tập trung xây dựng, cải tạo và tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ hiện đại cho hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao.

e. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội ở nông thôn

* Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt yêu cầu và kế hoạch đề ra

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và đào tạo, tập huấn về xây dựng nông thôn mới. Tập trung nâng cao chất lƣợng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới và đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nƣớc chung sức xây dựng nông thôn mới”. Tiếp tục chỉ đạo triển khai các nội dung của Chƣơng trình rộng khắp, tránh tƣ tƣởng không phải xã điểm thì không triển khai và tƣ tƣởng có tiền thì triển khai còn các tiêu chí ít hoặc không cần kinh phí thì thiếu quan tâm. Đối với nội dung phát triển cơ sở hạ tầng lấy giao thông làm khâu đột phá. Đối với nội dung phát triển sản xuất phải tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hƣớng nâng cao giá trị, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, tiếp tục thực hiện các Chƣơng trình kinh tế trọng điểm của huyện. Đối với nội dung văn hóa - xã hội - môi trƣờng phải tập trung vào việc nâng cao chất lƣợng giáo dục; xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa; nâng cao chất lƣợng cuộc sống mỗi gia đình thông qua việc cải tạo, bảo vệ môi trƣờng xung quanh; cũng cố và nâng cao chất lƣợng, vai trò các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở… Tập trung chỉ đạo 08 xã điểm phấn đấu đến năm 2015 đạt xã nông thôn mới theo lộ trình. Tăng cƣờng việc huy động và quản lý sử dụng các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là nguồn vốn lồng ghép của các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia và nguồn đóng góp tự nguyện của nhân dân.

* Thực hiện các chính sách xã hội khác.

Thực hiện công bằng các chính sách xã hội, đặc biệt đối với những ngƣời có công, gia đình liệt sỹ, các bà Việt Nam anh hùng, các đối tƣợng thuộc diện bảo trợ của xã hội. Vận động toàn xã hội tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo. Thực hiện tốt việc giao đất rừng ở vùng dân tộc, miền núi, phấn đấu hộ gia đình dân tộc thiểu số nào cũng có đủ đất ở, đất sản xuất. Chăm lo, tạo điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ, đặc biệt là trẻ khuyết tật và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)