Các phương pháp và công cụ cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 42 - 46)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Các phƣơng pháp và công cụ nghiên cứu

2.2.2. Các phương pháp và công cụ cụ thể

a. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp là phƣơng pháp chủ yếu để nghiên cứu. Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy. Trong tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể từ sự phân tích, khả năng trìu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh khác nhau.

Do đó, đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp để thực hiện các nội dung sau:

Phân tích quy mô, xu hƣớng, hiệu quả tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu của ngành nông nghiệp huyện Lệ Thủy giai đoạn 2009-2013 để đánh giá đƣợc xu hƣớng chung từng nội dung, trả lời đƣợc các câu hỏi liên quan: tăng trƣởng ngành nông nghiệp tƣơng đối cao, ổn định và hiệu quả hay không và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp có theo hƣớng tiến bộ. Từ đó tổng hợp đƣợc thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế của huyện Lệ Thủy trong giai đoạn nghiên cứu.

Phân tích thực trạng tạo việc làm của sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn, kết quả xóa đói giảm nghèo, phát triển y tế, giáo dục và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội huyện Lệ Thủy giai đoạn 2009-2013 để đánh giá đƣợc xu hƣớng chung từng nội dung, từ đó tổng hợp đƣợc thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội của huyện Lệ Thủy trong giai đoạn nghiên cứu.

Phân tích thực trạng sử dụng, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng sinh thái huyện Lệ Thủy giai đoạn 2009-2013 để đánh giá đƣợc xu hƣớng chung từng nội dung, từ đó tổng hợp đƣợc thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững về môi trƣờng của huyện Lệ Thủy trong giai đoạn nghiên cứu.

Ngoài ra, đi sâu vào từng nội dung, đề tài vẫn tiếp tục sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, nhƣ: phân tích và tổng hợp cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phân tích và tổng hợp các điều kiện ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp bền vững; phân tích và tổng hợp cơ cấu nông nghiệp theo vùng;...

Trong quá trình sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, đề tài có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý, các công thức toán học đơn giản và các biểu đồ để thấy rõ hơn đặc trƣng, xu hƣớng, quy mô, tỷ trọng... của hiện tƣợng, nội dung, vấn đề nghiên cứu.

b. Phương pháp gắn liền logic với lịch sử

Phƣơng pháp lịch sử đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tƣợng và quá trình kinh tế qua các giai đoạn trong một không gian và thời gian xác định. Phƣơng pháp logic là quan hệ có tính tất nhiên, nhất định xảy ra khi có tiền đề. Việc nghiên cứu lịch sử sẽ giúp cho việc tìm ra logic nội tại của đối tƣợng và sự nhận thức về cơ cấu nội tại của xã hội lại làm cho nhận thức về lịch sử trở nên khoa học.

Từ những nội dung, yêu cầu và kết quả của việc sử dụng phƣơng pháp gắn liền logic với lịch sử, đề tài sử dụng phƣơng pháp này nhằm đạt đƣợc các mục đích nghiên cứu sau:

- Xác định đƣợc một giai đoạn nghiên cứu hợp lý (giai đoạn từ năm 2009- 2013). Đây là giai đoạn vừa đảm bảo độ dài của một công trình nghiên cứu vừa là giai đoạn có tính biến động cao đối với tình hình kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp huyện Lệ Thủy nói riêng.

- Tìm ra đƣợc tính logic của thực trạng phát triển nông nghiệp nói chung cũng nhƣ cơ cấu nội tại phát triển nông nghiệp bền vững huyện Lệ Thủy nói riêng. Cơ cấu nội tại đó xoay quanh 3 trụ cột chính là: kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

- Xác định những nhân tố ảnh hƣởng hay những tiền đề dẫn đến phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững huyện Lệ Thủy giai đoạn nghiên cứu và của thời gian tới.

c. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

Trừu tƣợng hóa khoa học là phƣơng pháp gạt bỏ những cái đơn giản, ngẩu nhiên, tạm thời hoặc tạm gác lại một số nhân tố tác động nào đó nhằm tách ra những cái điển hình, ổn định, vững chắc để từ đó tìm ra bản chất các hiện tƣợng và quá trình kinh tế. Phƣơng pháp này dùng để nghiên cứu các hiện tƣợng và quá trình kinh tế mà ở đó không sử dụng đƣợc các kỹ nhƣ các môn khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Mặt khác, bản thân các hiện tƣợng và quá trình kinh tế cũng phức tạp, có nhiều nhân tố tác động đến chúng, cho nên sử dụng phƣơng pháp trựu tƣợng hóa khoa học làm cho việc nghiên cứu trở nên đơn giản hơn, nhanh chóng đi đến kết quả hơn.

Đề tài “Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” sử dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học để gạt bỏ những nội dung chƣa phải là cơ bản để tập trung vào 3 nội dung lớn trong nghiên cứu nông nghiệp bền vững là: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trƣờng. Trong mỗi nội dung chứa đựng một khối lƣợng lớn các vấn đề cần phải giải quyết song với phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học cho phép gạt bỏ những cái đơn giản, ngẩu nhiên, tạm thời để tập trung vào những vấn đề cốt lõi nhƣ sau:

- Phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế tập trung đi sâu nghiên cứu quy mô, kết quả, hiệu quả tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu của ngành nói chung và trong nội ngành nói riêng.

- Phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội tập trung đi sâu nghiên cứu vấn đề việc làm, giảm nghèo, thu nhập, phát triển văn hóa, y tế, giáo dục và giải quyết các vấn đề xã hội.

Ngoài ra, đề tài sử dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học trong việc lựa chọn để phân tích các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp bền vững.

d. Một số công cụ phân tích: Đề tài sử dụng các công cụ phân tích kinh tế nhƣ: dãy số liệu; hệ thống bảng biểu, hình để minh họa và phân tích; một số công thức toán học xác định chỉ số tăng trƣởng, số bình quân, tỷ trọng; ...

Kết luận Chƣơng 2

Để thực hiện đề tài ”Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” tác giả thực hiện việc thu thập số liệu tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Số liệu thu thập đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp định tính và định lƣợng nhằm đạt đƣợc mục đích nghiên cứu.

Đề tài sử dụng phƣơng pháp biện chứng duy vật làm phƣơng pháp luận để nghiên cứu, ngoài ra còn sử dụng các phƣơng pháp khác để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra nhƣ phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp gắn liền logic với lịch sử, phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học. Trong các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nói trên, phân tích và tổng hợp là phƣơng pháp đƣợc sử dụng chủ yếu trong toàn bộ nội dung nghiên cứu của đề tài. Đề tài có sử dụng một số công cụ phân tích kinh tế nhƣ dãy số liệu, hệ thống bảng biểu, hình vẽ để minh họa, phân tích...

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

GIAI ĐOẠN 2009-2013

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)