Phát triển nông nghiệp bền vững về môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 84 - 92)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.3. Phát triển nông nghiệp bền vững về môi trường

Trong giai đoạn 2009-2013, ngành nông nghiệp huyện Lệ Thủy đã phát triển mạnh theo hƣớng sản xuất hàng hoá, quy mô, giá trị và hiệu quả của ngành ngày càng tăng góp phần nâng cao đời sống cho nông dân. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp có dấu hiệu lạm dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và các chất kích thích sinh trƣởng để tăng năng suất, sản lƣợng cây trồng và chất tăng trọng để tăng trọng lƣợng vật nuôi; việc xử lý các chất thải trong chăn nuôi và nƣớc thải trong nuôi trồng thủy sản chƣa triệt để làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng xấu tới sức khỏe cộng đồng cũng nhƣ sự phát triển bền vững của ngành.

a. Tài nguyên môi trường về đất đang có nguy cơ bị thoái hóa cao dẫn đến hiệu quả sử dụng đất ngày càng giảm và khó khăn trong công tác bảo vệ tài nguyên đất, ảnh hưởng đến phát triển bền vững của ngành:

Với diện tích đất sản xuất của các loại cây trồng toàn huyện Lệ Thủy trong giai đoạn 2009-2013 đạt khoảng 17.100 ha/năm, gồm khoảng 9.900 ha lúa và 7.200 ha

đất trồng màu, cây công nghiệp và các loại cây trồng khác, nông dân trong huyện sử dụng hàng nghìn tấn phân bón và hàng trăm tấn thuốc BVTV các loại, cùng các chất kích thích sinh trƣởng có nguồn gốc hoá học.

Theo tổng hợp của Trạm BVTV và Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Lệ Thủy (bảng 3.18), hàng năm nông dân huyện Lệ Thủy đã sử dụng bình quân trên 15.500 tấn phân bón hóa học, trên 23,6 tấn thuốc BVTV và nhiều chất kích thích tăng trƣởng, tăng trọng. Tính trong năm 2013, tổng lƣợng phân bón hóa học sử dụng trên địa bàn toàn huyện là 16.706,036 tấn, bằng 115,9% so với năm 2009; lƣợng phân bón sử dụng bình quân trên 01 ha đất canh tác là 970kg, bằng 96,8% so với năm 2009. Tổng lƣợng thuốc BVTV sử dụng trong năm 2013 là 23.360 kg, bằng 98,7% so với năm 2009; lƣợng thuốc BVTV sử dụng bình quân trên 01 ha đất canh tác là 1,36 kg, bằng 82,4% so với năm 2009. Do diện tích đất trồng lúa chiếm phần lớn trong tổng diện tích canh tác của huyện nên tổng lƣợng phân bón và thuốc BVTV sử dụng cho cây lúa chiếm phần lớn trong tổng lƣợng sử dụng của toàn huyện.

Bảng 3.18: Tình hình sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp huyện Lệ Thủy giai đoạn 2009-2013.

ĐVT: kg

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2011 Năm 2013 Năm So sánh (%) 11/09

Năm 13/11

A. Sử dụng phân bón hóa học

1. Tổng lượng hình sử dụng 14.415.080 15.480.332 16.706.036 107,39 107,92

- Dùng cho cây lúa 9.278.720 9.924.812 10.390.136 - Dùng cho rau màu 3.443.650 3.459.250 3.549.980 - Dùng cho cây công nghiệp 1.692.710 2.096.270 2.765.920

2. Bình quân/1ha đất canh tác 1.002 968 970 96,58 100,27

- Dùng cho cây lúa 1.020 1.002 1.049

- Dùng cho rau màu 1.144 1.184 1.185

- Dùng cho cây công nghiệp 742 662 599

B. Sử dụng thuốc BVTV

1. Tổng lượng hình sử dụng 23.670 24.030 23.360 101,52 97,21

- Dùng cho cây lúa 22.920 22.990 22.340

- Dùng cho rau màu 440 390 390

- Dùng cho cây công nghiệp 310 650 630

2. Bình quân/1ha đất canh tác 1,65 1,50 1,36 91,30 90,32

- Dùng cho cây lúa 2,52 2,32 2,26

- Dùng cho rau màu 0,15 0,13 0,13

- Dùng cho cây công nghiệp 0,14 0,21 0,15

Nguồn: Trạm Bảo vệ thực vật và Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Lệ Thủy.

Mặc dù có xu hƣớng sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV giảm tuy nhiên việc lạm dụng nhiều thuốc BVTV, chất kích thích sinh trƣởng, phân bón hoá học không đúng quy trình tác động đến các vi sinh vật, các thiên địch có ích trong

môi trƣờng, đồng thời làm phát triển thêm các sinh vật có hại và giảm đa dạng sinh vật có ích trong thiên nhiên, làm giảm độ phì nhiêu của đất trồng. Đó là chƣa kể đến số lƣợng lớn các loại chai, lọ, bao bì thuốc BVTV vốn là loại rác thải nguy hại nhƣng hầu hết không đƣợc xử lý mà bị vứt bỏ bừa bãi. Một số khu vực canh tác rau, lúa nƣớc (vùng giữa và vùng đƣờng quốc lộ 1A) do nông dân sử dụng vôi bón lót với liều lƣợng lớn với mục đích sát trùng đất do đó đất có độ chua vƣợt mức cho phép với độ pH > pH đất đối chứng và có xu hƣớng kiềm. Theo báo cáo năm 2013 của Phòng Tài nguyên Môi trƣờng huyện Lệ Thuỷ, có 04 dự lƣợng hoá chất BVTV trong đất của huyện vƣợt mức cho phép gồm diệt cỏ (sofit, atrazin) và trừ sâu (Findan, Diazinon). Bên cạnh đó, những năm vừa qua tình trạng khai thác rừng và khoáng sản dẫn đến tình trạng lỡ đất, xói mòn, rửa trôi đất tại các xã trung du, vùng miền núi.

Đứng trên góc độ hiệu quả kinh tế để đánh giá độ phì nhiêu của đất giảm đƣợc thể hiện qua hai chỉ tiêu: (1) Năng suất cây trồng bình quân hàng năm (quy đổi về 01

loại cây trồng) và (2) Giá trị sản xuất trồng trọt tạo ra trên đơn vị diện tích.

Hình 3.18 cho thấy trong giai đoạn 5 năm (2009-2013), năng suất bình quân chung của các loại cây trồng có xu hƣớng giảm, từ 50,3 tạ/ha/năm (năm 2009) xuống còn 47,79 tạ/ha/năm (năm 2013); trong khi GTSX trồng trọt thu đƣợc trên 01 ha đất canh tác giảm từ 35,93 triệu đồng/ha/năm (2009) xuống còn 26,95 triệu đồng/ha/năm (2013). Từ đó có thể thấy tài nguyên đất ngày càng suy giảm về độ phì nhiêu, do đó đã ảnh hƣởng lớn đến năng suất cây trồng và giá trị tạo ra trên đơn vị diện tích.

Huyện Lệ Thủy đã rất chú trọng trong việc ổn định, mở rộng diện tích đất canh tác hàng năm, ổn định đất trồng lúa đảm bảo an ninh lƣơng thực. Từ năm 2009- 2013, diện tích đất canh tác bình quân hàng năm tăng 1,3%, trong đó diện tích đất canh tác bình quân theo hộ tăng 2,55% và theo khẩu nông nghiệp tăng 3,6%; diện

Hình 3.18: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác huyện Lệ Thủy giai đoạn 2009-2013

Nguồn: Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Lệ Thủy

35,93 28,51 28,6 28,38 26,95 50,3 49,53 48,26 49,68 47,79 0 10 20 30 40 50 60 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm Tạ /h a/

m GTSX trồng trọt thu được trên 01 ha đất canh tác (tr.đ/ha/năm) Năng suất cây trồng quy đổi BQ các loại cây trồng (tạ/ha/năm)

hoạch ổn định diện tích trồng lúa giai đoạn 2011-2015 của toàn huyện (kế hoạch ổn định diện tích trồng lúa của huyện là 9.300 ha/năm).

b. Tài nguyên nước huyện Lệ Thủy khá phong phú tuy nhiên đã và đang có dấu hiệu suy giảm cả về số lượng và chất lượng nguồn nước

Huyện Lệ Thủy thuộc vùng chiêm trũng, có con sông chính là Kiến Giang-là nguồn cung cấp nƣớc chính cho sản xuất và sinh hoạt; ngoài ra còn có mạng lƣới sông nhỏ nhƣ: Rào Con, rào Ngò, rào Sen, hói Phú Kỳ, hói Mỹ Đức và 28 hồ chƣa nƣớc nhân tạo với trữ lƣợng đạt trên 150 triệu m3; mặt khác nguồn nƣớc ngầm chảy ra từ vùng cát cũng đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt của cả vùng.

Hiện tại nguồn nƣớc của huyện vẫn chƣa bị ô nhiễm nặng, tuy nhiên sản xuất nông nghiệp đã và đang có nguy cơ làm cho nguồn nƣớc bị ô nhiễm ở mức độ nặng hơn. Nguyên nhân là do tình trạng sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc BVTV ngày càng nhiều và không đúng quy trình chuẩn, do đó sau khi sử dụng, các loại hoá chất này một phần bị ô-xy hoá thành dạng khí bay lên, một phần đƣợc cây trồng hấp thụ vào nông sản, còn một lƣợng lớn đƣợc rửa trôi theo nguồn nƣớc chảy vào kênh mƣơng, ao, hồ và trầm tích ở đáy sông, ngòi. Bên cạnh đó, xu hƣớng chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản ồ ạt, không theo quy hoạch, không tuân thủ theo quy trình kỹ thuật cũng đã tác động tiêu cực đến môi trƣờng nƣớc. Đặc biệt những vùng nuôi tôm trên cát và nuôi cá ao hồ của nhiều trang trại, gia trại đã thiếu một cách cơ bản hệ thống xử lý nƣớc thải, trực tiếp xả thải ra môi trƣờng tự nhiên đã gây nguy cơ lớn làm ô nhiễm nguồn nƣớc biển ven bờ, nguồn nƣớc ngọt (nƣớc mặt và nƣớc ngầm) ở những vùng bị xả thải. Một nguyên nhân cơ bản khác làm cho nƣớc ở một số sông huyện Lệ Thủy có nguy cơ ô nhiễm nặng đó là việc ngăn dòng, đặc biệt việc đầu tƣ công trình hồ chứa nƣớc An Mã ở xã Kim Thủy với trữ lƣợng hơn 80 triệu m3 nƣớc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nên sông Kiến Giang bị ngăn dòng ở thƣợng lƣu và hạ lƣu, do đó nguồn nƣớc ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hƣởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân các xã Mỹ Thủy, Mai Thủy, Liên Thủy, Xuân Thủy, An Thủy, Phong Thủy, Lộc Thủy. Ngoài ra, các con sông Rào Con, rào Ngò, hói Phú Kỳ, hói Mỹ Đức cũng đã bị ô nhiễm khá nghiêm trọng do chất thải từ sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân ở các xã Sơn

Theo kết quả điều tra, khảo sát của phòng Tài nguyên, Môi trƣờng huyện Lệ Thuỷ trong năm 2012 đƣợc tổng hợp tháng 4/2013 thì chất lƣợng nƣớc sông đều bị chất rắn lơ lửng, ô nhiểm vi sinh. Trong đó các sông bị ô nhiễm chất rắn lơ lững nặng hơn với thông số SS vƣợt tiêu chuẩn 1,2 đến 18 lần, trong đó cao nhât là ở cuối của sông Kiến Giang, đi qua các xã Phong Thuỷ, Lộc Thuỷ và An Thuỷ. Các ao hồ có có thông số SS ( Thông số SS (suspended solid), nghĩa là chất rắn lơ lửng: Là những chất rắn không tan trong nƣớc) vƣợt tiêu chuẩn 1,2 đến 5 lần. Mức độ ô nhiễm trên các sông vào mùa mƣa ít hơn mùa khô, do mùa mƣa với lƣợng mƣa lớn có dòng chảy, mùa khô ít mƣa nên nƣớc bị ứ động lại. Nƣớc trên các con sông, ao hồ đều bị ô nhiễm vi sinh với thông số coliform (Coliform là một nhóm vi khuẩn phổ biến, là tác nhân gây bệnh tiêu chảy) vƣợt tiêu chuẩn từ 1,5 đến 4,5 lần. Kết quả quan trắc vào năm 2012 cho thấy N-NH4 (N-NH4 (Amoni) là một chất độc hại đối với các động vật sống trong môi trƣờng nƣớc.) hầu hết các điểm trên sông điều vƣợt tiêu chuẩn từ 1,75- 7,82 lần, phenol (Phenol là một chất hóa học không màu hoặc màu trắng, thƣờng tồn tại dƣới dạng lỏng, nếu thâm nhập vào cơ thể con ngƣời làm ảnh hƣởng tới gan, thận và cả tim ngƣời bị nhiễm)vƣợt từ 1,1-3,2 lần. Hàm lƣợng nitơ cao là nguyên nhân gây ra hiện tƣợng phú dƣỡng trên một số đoạn sông làm cho nƣớc có màu xanh và mùi hôi. Về nƣớc ngầm, một số xã trên địa bàn huyện có nguồn nƣớc ngầm bị ô nhiễm vi sinh, một số xã nằm ở vùng giữa (vùng thƣờng ngập lụt gần trung tâm của huyện) mức độ ô nhiễm khá cao, coliform vƣợt tiêu chuẩn từ 2,5 đến 60,5 lần.

Để đảm bảo chất lƣợng nguồn nƣớc phục vụ cho sinh hoạt trên địa bàn, từ năm 2009-2013 huyện Lệ Thủy đã và đang đầu tƣ xây dựng các công trình nƣớc sạch tại Phong Thủy, Liên Thủy, Thái Thủy, Xuân

Thủy, Hoa Thủy, Sơn Thủy, TT Lệ Ninh, Ngân Thủy, Mỹ Thủy. Do đó tỷ lệ sử

Hình 3.19: Tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh huyện Lệ Thủy giai đoạn 2009-2013

Nguồn: Phòng Tài nguyên-Môi trường huyện Lệ Thủy

70,99 80 82,5 84,5 85 60 65 70 75 80 85 90 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm T lệ ( % )

nguyên và MT huyện Lệ Thủy, đến năm 2013 tỷ lệ ngƣời dân sử dụng nƣớc hợp vệ sinh đạt 85%, bình quân mỗi năm tăng thêm 3,0% (hình 3.19).

c. Nguồn tài nguyên rừng dồi dào, tỷ lệ cho phủ rừng cao và có xu hướng tăng tuy nhiên nguy cơ tài nguyên môi trường về rừng ngày càng có hiện tượng bị xâm hại

Tài nguyên rừng huyện Lệ Thủy rất dồi dào. Năm 2013 toàn huyện có 101.036,2 ha diện tích rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên có 68.200 ha và diện tích rừng sản xuất có 32.836,2 ha. Độ che phủ rừng hàng năm trong giai đoạn từ 2009-2013 đạt trên 68%. Tuy nhiên tài nguyên rừng đang có dấu hiệu bị xâm hại, đặc biệt là việc khai thác của các nông lâm trƣờng quốc doanh trên địa bàn và khai thác rừng trái phép của ngƣời dân. Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm huyện Lệ Thủy (bảng 3.19), trong năm 2013 lƣợng gỗ tròn khai thác toàn huyện đạt 42.500 m3, tăng hơn 15 lần so với năm 2009; tính bình quân mỗi năm toàn huyện khai thác đạt gần 25,8 nghìn m3 gỗ tròn các loại. Trong khi lƣợng gỗ tròn khai thác tăng mạnh thì diện tích trồng rừng tập trung chỉ tăng nhẹ. Bình quân hàng năm, diện tích trồng rừng tập trung đạt 748 ha và năm 2013 diện tích trồng rừng tập trung bằng 1,16 lần so với năm 2009.

Bảng 3.19: Một số chỉ tiêu liên quan sử dụng tài nguyên rừng huyện Lệ Thủy giai đoạn 2009-2013

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Gỗ tròn khai thác (m3) 2.811 11.000 33.521 39.025 42.500 2. Diện tích rừng trồng tập trung (ha) 735 665 630 860 850 3. Số vụ cháy rừng (vụ) 0 0 0 0 0 4. Diện tích thiệt hại do cháy rừng (ha) 0 0 0 0 0 5. Tỷ lệ che phủ rừng (%) 68,00 68,00 68,00 68,10 68,50

Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Lệ Thủy.

Công tác quản lý rừng đƣợc đặc biệt quan tâm, trong đó từ năm 2009-2013 trên địa bàn huyện Lệ Thủy không xảy ra các vụ cháy rừng nghiêm trọng, chỉ xảy ra một số điểm phát lửa và đã xử lý kịp thời (năm 2011 có 3 điểm phát lửa và năm 2013 có 2 điểm phát lửa).

Tài nguyên rừng bị xâm hại một phần bắt nguồn từ nguyên nhân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chủ yếu chuyển sang trồng cao su. Đặc biệt trong các năm 2011- 2013, diện tích rừng chuyển đổi sang trồng cao su đƣợc mở rộng hàng ngàn ha tại xã Ngân Thủy, Lâm Thủy, Kim Thủy (do Binh đoàn 15 và một số lâm trƣờng thực hiện) ảnh hƣởng đến sự cân bằng sinh thái của một số vùng; trong đó hiện tƣợng đất bị xói lỡ và lũ lụt, nƣớc bị nhiễm bẩn xuất hiện ngày càng nhiều thêm.

Tóm lại, với nguồn tài nguyên rừng dồi dào đã và đang mang lại cho huyện Lệ Thủy cơ hội để khai thác, sử dụng vào mục đích phát triển KT-XH của huyện. Tuy nhiên, quá trình khai thác rừng đƣa đến nguy cơ thiếu bền vững. Trong đó, tốc độ khai thác rừng quá lớn và nhanh, chuyển đổi đất rừng thiếu quy hoạch dài hạn, tốc độ trồng rừng chƣa đạt yêu cầu phục hồi diện tích khai thác, ý thức của một số ngƣời dân chƣa cao trong việc khai thác, bảo vệ tài nguyên rừng.

d. Chưa khai thác có hiệu quả lợi thế tài nguyên biển

Với lợi thế bờ biển dài hơn 30km và các ngƣ trƣờng đánh bắt phong phú các loài hải sản có trữ lƣợng lớn, tuy nhiên lợi thế tài nguyên biển chƣa đƣợc phát huy. Từ năm 2009-2013, mặc dù sản lƣợng khai thác tăng nhƣng tỷ lệ sản lƣợng khai thác trong tổng sản lƣợng thủy hải sản ngày càng giảm. Theo số liệu tại bảng 3.20, năm 2009, sản lƣợng khai thác biển đạt 2.706 tấn, chiếm 56,67% tổng sản lƣợng thủy hải sản, đến năm 2013 đạt 3.415 tấn, bằng 126,2% so với năm 2009 nhƣng tỷ trọng giảm xuống còn 51,02% trong tổng sản lƣợng thủy hải sản nuôi trồng và khai thác.

Nguyên nhân của tỷ trọng khai thác thủy sản giảm là do hiệu quả nuôi trồng cao, nhiều địa phƣơng đã chuyển đổi đất sang nuôi cá ao hồ, nuôi tôm trên cát; mặt khác phƣơng tiện đánh bắt còn thô sơ và ngƣời dân chƣa mạnh dạn vƣơn ra ngƣ trƣờng xa. Về khai thác thủy sản nƣớc ngọt, hiện tƣợng đánh bắt bằng hóa chất, xung điện xảy ra một số địa phƣơng, đặc biệt là vùng Hoa Thủy, Sơn Thủy, Hồng Thủy, An Thủy đã làm giảm nghiêm trọng nguồn lợi thủy sản nƣớc ngọt, đồng thời

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 84 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)