Bối cảnh kinh tế chung ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 100 - 102)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Một số nội dung cơ bản làm cơ sở thảo luận và khuyến nghị giải pháp phát

4.1.1. Bối cảnh kinh tế chung ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo

triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

4.1.1. Bối cảnh kinh tế chung ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững huyện Lệ Thủy bền vững huyện Lệ Thủy

Việt Nam đang trên đƣờng hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng ở tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung cũng nhƣ nông nghiệp nói riêng. Giai đoạn 2012 - 2015 Việt Nam bắt đầu thực hiện đầy đủ các cam kết của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam có cơ hội lớn khi thực hiện các cam kết WTO, trong đó cơ hội để hàng nông sản xâm nhập sâu rộng vào thị trƣờng thế giới, phát huy ƣu thế của nền nông nghiệp nhiệt đới trong buôn bán toàn cầu, tăng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, gia nhập WTO tạo ra thách thức, khó khăn rất lớn khi nông nghiệp, nông thôn phải đối mặt với sự thâm nhập mạnh các loại nông sản chất lƣợng cao, giá rẻ. Nông nghiệp huyện Lệ Thủy đang có nhiều tồn tại, hạn chế do đó phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Các sản phẩm chủ lực của huyện nhƣ lúa gạo, gia súc, gia cầm, thủy sản chịu sức ép cạnh tranh ngay trên “sân nhà”, đầu ra của nông sản thiếu ổn định.

Khó khăn là rất lớn song đã có hiệu ứng tốt của quá trình hội nhập. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đang chuyển hƣớng theo nhu cầu thị trƣờng và phát huy lợi thế so sánh của các vùng sản xuất. Gia tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích là mục tiêu cơ bản trong định hƣớng của các cấp cũng nhƣ tính toán sản xuất của ngƣời nông dân. Phát triển nông nghiệp hài hòa giữa tăng trƣởng về kinh tế, phát triển xã hội nông thôn và bảo vệ môi trƣờng.

Cùng với quá trình quốc tế hóa, sự gia tăng dân số là một thách thức lớn đối với vấn đề an ninh lƣơng thực. Tuy nhiên, điều này sẽ là tăng đáng kể khối lƣợng và

nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm lƣơng thực, thực phẩm. Với lợi thế rất lớn về phát triển nông nghiệp, có thể thấy rằng hội nhập đang tạo ra cơ hội lớn đối với nông nghiệp huyện lệ Thủy cho việc mở rộng thị trƣờng nông sản, đặc biệt là xuất khẩu, nhất là các sản phẩm lƣơng thực.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và sinh học đang tác động thuận chiều thúc đẩy tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và ứng dụng công nghệ bảo quản, công nghệ sau thu hoạch làm giảm thất thoát về sản lƣợng. Bên cạnh đó, khoa học công nghệ tiềm ẩn những rủi ro về chất lƣợng nông sản, thiệt hại về sản lƣợng do chính sự phát triển của công nghệ làm mất cân bằng môi trƣờng sinh thái. Đón đầu xu hƣớng ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, sản xuất nông nghiệp huyện Lệ Thủy đang tích cực chuyển giao, ứng dụng trong việc hình thành bộ giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lƣợng; ngoài ra đang ứng dụng đẩy nhanh quá trình cơ giới hóa trong các khâu sản xuất, đẩy nhanh công nghệ chế biến sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị nông sản.

Các nhà khoa học trên thế giới đã khẳng định biến đổi khí hậu toàn cầu là tất yếu và con ngƣời không thể tránh khỏi. Mối đe dọa này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi dân số ngày càng tăng, các hoạt động kinh tế ngày càng phát triển. Sự biến đổi khí hậu sắp tới sẽ ảnh hƣởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, làm giảm số lƣợng và chất lƣợng của lƣơng thực thực phẩm, làm cho nhiều ngƣời trong tƣơng lai sẽ phải chịu gánh nặng về lƣơng thực thực phẩm. Lệ Thủy là huyện rất dễ chịu tổn thƣơng của biến đổi khí hậu, đặc biệt là các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ lũ lụt, hạn hán, rét đậm rét hại...

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm. Nghị quyết Trung ƣơng 7 (Khoá X) của Đảng đã chỉ rõ chiến lƣợc phát triển nông nghiệp của Việt Nam đó là: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; ổn định đất lúa bảo đảm an ninh lƣơng thực; phát triển nông nghiệp kết hợp với công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của dân cƣ nông thôn. Nâng cao tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo; xây dựng nông thôn mới đến năm 2020. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Nâng cao chất lƣợng cuộc sống của dân cƣ nông thôn;

phòng chống, giảm nhẹ thiên tai. Ngăn chặn, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng môi trƣờng nông thôn.

Với định hƣớng của Đảng về nông nghiệp, nông thôn, nông dân đến năm 2020, tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Lệ Thủy nói riêng đã xác định rõ hƣớng đi phù hợp với địa phƣơng, trong đó: Đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng chất lƣợng; nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích; thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai; hình thành các vùng sản xuất tập trung lớn theo hƣớng chuyên canh hàng hóa; đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu trong sản xuất và chuyển giao, ứng dụng KHKT tập trung; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và các hình thức liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; phát triển nông nghiệp gắn liền với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, không ngừng cải thiên nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân, đồng thời bảo vệ đƣợc tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)